Skip to main content

Vị Trí Đau Dạ Dày Ở Đâu? Bên Trái hay Bên Phải? [HỎI – ĐÁP]

  • Ngày đăng:

    25/07/2020
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    594

Đau dạ dày là khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương và không được chữa trị kịp thời. Có rất nhiều câu hỏi liên quan đến vị trí đau dạ dày được gửi về cho CumarGold trong thời gian qua như: “Đau dạ dày ở vị trí nào?”, “Đau dạ dày bên nào”, “Đau dạ dày ở đâu”, “ Đau dạ dày ở bên trái hay phải?”, “Đau dạ dày bên trái hay phải”, “Đau bao tử ở bên nào”,…  Bài viết sau của CumarGold sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí đau dạ dày! Cùng đọc ngay nhé!

1. Đau dạ dày ở vị trí nào?

Đau dạ dày ở vị trí nào?
Đau dạ dày ở vị trí nào? Bên trái hay bên phải?

Dưới đây là 3 vị trí đau dạ dày phổ biến:

  • Đau vùng thượng vị: Đau vùng thượng vị là triệu chứng điển hình của đau dạ dày. Cơn đau thường tập trung tại vùng dưới xương sườn và trên rốn. Đau thượng vị xuất hiện sau khi ăn thậm chí kéo dài trong nhiều giờ. Đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm tụy, sỏi túi mật. Những trường hợp đau kèm theo ợ chua, ợ nóng, ợ hơi và giảm cân nhanh chóng thì chắc chắn là đau dạ dày.
  • Đau dạ dày bên trái và phải: Cơn đau thường xuất hiện ở vùng thượng vị sau đó lan sang 2 bên và khu vực lưng, đau nhiều ở vùng bụng bên trái, phía trên. Có lúc người bệnh sẽ cảm thấy đau ở 1 hoặc 2 bên sườn cùng cảm giác xót ruột, đói và nóng bụng, triệu chứng này sẽ giảm hẳn khi ăn no.
  • Đau giữa vùng bụng: Rốn là nơi tập trung nhiều cơ quan nội tạng, đây cũng là vị trí đau dạ dày phổ biến. Đau thường kèm triệu chứng như ợ chua, ợ hơi, nóng rát cổ, đau khi đói, giảm cân đột ngột.

2. Nguyên nhân và triệu chứng của đau dạ dày

2.1 Nguyên nhân của đau dạ dày

  • Vi khuẩn HP: Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân đau dạ dày. Khi nhiễm vi khuẩn này, dạ dày sẽ không còn được an toàn, vi khuẩn sẽ tấn công thành dạ dày thường xuyên gây loét, chảy máu, ung thư. 
  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống thiếu khoa học mà cụ thể là ăn đồ cay, nóng thường xuyên sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương và gây nên những cơn đau.
  • Lạm dụng rượu bia, thuốc lá: Nicotin có trong thuốc lá ảnh hưởng trực tiếp đến bài tiết Pepsin và HCL trong dạ dày. Niêm mạc dạ dày cũng sẽ bị tổn thương, bào mòn khiến người bệnh đau đớn, khó chịu.
  • Không dung nạp Gluten: Hiện tượng rối loạn tự miễn dịch xuất hiện khi không dung nạp Gluten. Hiện tượng này khiến ruột non hoạt động không bình thường, không còn khả năng hấp thu dinh dưỡng có trong thức ăn, gây nên các cơn đau dạ dày từ nhẹ đến nặng.
  • Vấn đề về tuyến giáp: Tuyến giáp có khả năng điều chỉnh các chức năng của hệ tiêu hóa. Vì vậy, khi tuyến giáp gặp vấn đề thì hệ tiêu hóa có thể bị ảnh hưởng, các cơn đau dạ dày xuất hiện thường xuyên.
  • Stress lâu ngày: Hoạt động co thắt của dạ dày sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn thường xuyên bị stress.

2.2 Triệu chứng của đau dạ dày

  • Đau thượng vị: Cơn đau thượng vị ở người bệnh có liên quan đến bữa ăn và có tính chu kỳ.
  • Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng: Dạ dày bị rối loạn khiến thức ăn khó được tiêu hóa, bị lên men và dẫn đến hiện tượng ợ chua, ợ hơi, ợ nóng kèm đau thượng vị.
  • Chán ăn: Thức ăn tiêu hóa chậm gây hiện tượng chướng bụng, ấm ách, nặng nề, chán ăn. Sau khi ăn người bệnh thường có cảm giác nóng rát và đau vùng thượng vị, lan ra xương ức và có cảm giác buồn nôn.
  • Buồn nôn, nôn nhiều: Người bệnh thường xuyên buồn nôn, nôn nhiều. Hiện tượng này kéo dài sẽ gây rách niêm mạc thực quản, mất nước và điện giải trong dịch dạ dày, tụt huyết áp hoặc trụy tim mạch, sút cân, phù nề.
  • Chảy máu tiêu hóa: Người bệnh sẽ nôn nhiều hoặc đi ngoài ra máu tươi,cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp.

3. Phòng tránh đau dạ dày

3.1 Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học

  • Thực hiện thói quen ăn uống khoa học: là cách hữu hiệu để phòng tránh đau dạ dày. Không nên ăn nhiều đồ chiên rán vì những đồ ăn này khó tiêu hóa, có khả năng làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn quá nhiều đồ chiên rán có thể khiến máu nhiễm mỡ. Thực phẩm ngâm muối cũng tăng áp lực cho dạ dày.
  • Tránh ăn thực phẩm ngâm muối: Vì nó có chứa một số chất gây ung thư (thịt/cá ướp muối, thịt hun khói, dưa muối, cà muối,…), vì vậy, tốt nhất bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm này. Không nên ăn đồ đông lạnh bởi nó có khả năng kích thích mạnh đến niêm mạc dạ dày, dễ gây chảy máu hoặc viêm. Nên bổ sung vitamin C bằng cách ăn nhiều rau, củ, quả tươi vì nó có khả năng bảo vệ và tăng sức đề kháng cho dạ dày.

3.2 Hướng dẫn cách ăn uống khoa học

  • Đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi, rửa tay sạch trước khi ăn: nhằm hạn chế vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh cho dạ dày. Giảm gánh nặng cho dạ dày bằng việc ăn chậm, nhai kỹ. Không nên vận động thể chất hay hoạt động trí óc sau khi ăn. Bởi lẽ, đây là lúc não bộ đang tập trung dồn toàn bộ năng lượng cơ thể cho việc tiêu hóa. Nếu bạn thực hiện cả những hoạt động khác sẽ khiến cơ thể phải “san sẻ” năng lượng và dạ dày phải hoạt động quá tải, lâu dần gây đau dạ dày.
  • Ăn uống đúng giờ và điều độ: giúp hình thành phản xạ có điều kiện, có lợi cho tiêu hóa. Nên ăn đủ 3 bữa một ngày và ăn đúng giờ. Không nên để dạ dày quá no hoặc quá đói, như vậy sẽ khiến acid trong dạ dày tiết ra nhiều hơn và ảnh hưởng đến các hoạt động tiêu hóa. Uống một cốc nước lọc trước khi ăn 30 phút sẽ giúp bạn ăn ngon miệng hơn. Trước khi ngủ không nên ăn, chỉ nên uống 1 ly sữa ấm để xoa dịu, bảo vệ dạ dày và ngủ ngon giấc hơn.

3.3 Lối sống khoa học

  • Không hút thuốc lá: bởi nó khiến cho mạch máu hệ tiêu hóa co lại, việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dày bị ảnh hưởng và niêm mạc dạ dày giảm sức đề kháng. Theo nghiên cứu, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ viêm và ung thư dạ dày. 
  • Tránh căng thẳng: là một trong những nguyên nhân làm tăng sản sinh acid, gây rối loạn dạ dày, lâu dần gây nên các bệnh như đau dạ dày và các biến chứng khác. Do đó, cách phòng bệnh đau dạ dày hiệu quả đó chính là giải tỏa stress, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, luôn giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái.

>> Tìm hiểu thêm:

Trên đây là thông tin chi tiết về vị trí đau dạ dày. Bài viết cũng giúp bạn biết được nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh bệnh đau dạ dày. CumarGold không ngại chia sẻ với bạn về bệnh lý dạ dày và các sản phẩm hiệu quả, hãy để lại thắc mắc của bạn tại phần bình luận bên dưới bài viết. Ghé thăm cumargold.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé! 

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x