Đau dạ dày bên trái – Nguyên nhân, triệu chứng & cách xử lý
-
Ngày đăng:
23/09/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
377
Nội dung bài viết
ToggleBệnh dạ dày có thể gây ra cơn đau ở nhiều vị trí khác nhau xung quanh dạ dày. Một số người bị đau dạ dày bên trái và không chắc mình có đang mắc bệnh hay không? Để hiểu rõ hơn về triệu chứng này, hãy theo dõi bài viết dưới đây!
1. Đau dạ dày bên trái có biểu hiện gì?
Đau dạ dày ở bên trái gây ra nhiều phiền toái, khó chịu với biểu hiện đau ở phần giữa bụng dưới xương sườn đôi khi lệch sang bên trái, cũng có thể những cơn đau bắt nguồn tại vùng thượng vị nhưng sẽ lan dần ra đến các vùng xung quanh và đặc biệt là phía bên trái. Còn với vị trí đau ở vùng thượng vị là nằm phía bên trên rốn.
Bên cạnh những cơn đau, người bệnh sẽ còn cảm nhận rõ ràng được cảm giác:
- Xót và nóng bụng
- Bụng khó chịu, cồn cào
- Hay cảm thấy đói
Những cơn đau dạ dày ở bên trái thường trở nên nghiêm trọng hơn khi:
- Ho
- Tức bụng và đầy hơi
- Đói bụng hoặc kể cả khi no
Khi có những triệu chứng này bạn nên thăm khám để bác sỹ có phương pháp thăm khám và điều trị kịp thời.
2. Đau dạ dày ở bên trái kèm theo những triệu chứng khác
Ngoài đau dạ dày bên trái, người mắc bệnh còn có thể xuất hiện thêm những triệu chứng như:
- Ợ hơi, ợ chua: Các tổn thương nơi dạ dày khiến các acid dạ dày tiết ra không ổn định, đôi khi nhiều vượt mức làm rối loạn các chức năng dạ dày, không tiêu hóa thức ăn mà tạo ra những luồng khí đẩy lên trên thực quản dẫn đến ợ hơi ợ chua thường xuyên.
- Buồn nôn: Cũng do rối loạn những chức năng tiêu hóa, thức ăn khi đi đến dạ dày không được tiêu hóa và chuyển hóa thành những chất dinh dưỡng mà lại có xu hướng dễ tống đẩy lên trên tạo ra cảm giác buồn nôn cũng là triệu chứng đi kèm nhiều người gặp phải khi đau dạ dày ở bên trái.
- Chán ăn, suy nhược cơ thể: Do bụng luôn cảm thấy khó chịu khiến cảm giác thèm ăn bị giảm đi đáng kể, phần lớn người bị đau dạ dày ở bên trái thường cảm thấy chán ăn, không đủ dưỡng chất dẫn đến suy nhược cơ thể, sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Khó tiêu, đầy hơi, đầy bụng: Thức ăn không được tiêu hóa dễ trở nên “dư thừa” trong khu vực bụng và dẫn đến cảm giác khó tiêu, đầy hơi là tình trạng thiết yếu.
3. Nguyên nhân bị đau dạ dày bên trái
Có nhiều yếu tố có thể dẫn tới việc bạn bị đau dạ dày ở bên trái:
- Do sử dụng các chất kích thích: Cà phê, bia, rượu… sẽ khiến dạ dày bị tấn công, làm mỏng lớp nhầy bảo vệ niêm mạc, khiến dạ dày dễ gặp phải các thương tổn hơn và làm suy giảm các chức năng của hệ tiêu hóa.
- Ăn các thức ăn chua, cay: Làm tăng mức độ thương tổn của các vùng viêm loét trong dạ dày chúng khiến dạ dày dễ bị đau và ngày càng bị tàn phá nặng nề hơn
- Do chế độ ăn uống thiếu hợp lý: Nếu bạn thường xuyên bỏ bữa, ăn không đúng giờ, vừa ăn vừa làm việc khác,… dạ dày sẽ không thể tập trung làm công việc tiêu hóa của mình, chúng không giúp dạ dày khỏe mạnh
- Tác dụng phụ từ các loại thuốc kháng sinh: Như thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm và trong các loại thuốc nếu sử dụng sai chỉ định thường có những chất kết hợp với nhau gây tổn thương dạ dày khiến dạ dày suy yếu.
- Do áp lực, stress: Làm gia tăng việc tiết acid dạ dày, chúng cũng khiến môi trường trong dạ dày bị rối loạn và đau dạ dày, đặc biệt phía bên trái là tình trạng rất thường gặp.
>> Xem thêm:
- Cách giảm đau dạ dày cấp tốc tại nhà
- Bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày có hiệu quả không?
- Top 5 cách chữa đau bao tử tại nhà
4. Khi nào đau dạ dày ở bên trái cần gặp bác sĩ
Nếu bạn bị đau dạ dày vùng bên trái và kèm theo những triệu chứng sau đây thì cần đến các cơ sở y tế để được bác sỹ thăm khám kịp thời:
- Nếu cảm giác đau dạ dày ở bên trái ngày càng xuất hiện thường xuyên hơn và mức độ đau kéo dài, không thuyên giảm
- Có triệu chứng nôn ói, nôn ra máu, đại tiện phân đen, đau đến mức không cảm thấy thèm ăn trong một khoảng thời gian dẫn đến thể chất suy yếu
5. Cách làm giảm đau dạ dày bên trái nhanh tại nhà
Để làm giảm cảm giác khó chịu do đau bụng, bạn có thể tham khảo một số cách giảm đau nhanh sau đây:
- Chườm nóng bằng túi chườm: Để chườm nóng, bạn hãy chuẩn bị một túi chườm có chất lượng tốt, đổ đầy nước nóng, chờ túi ấm lên và chườm nhẹ nhàng lên các vùng bị đau. Hơi nóng từ túi chườm sẽ làm ấm bụng và làm dịu hiệu quả cảm giác đau bụng tức tối khó chịu.
- Gừng tươi: Dùng trà gừng đều đặn mỗi sáng bằng cách đập dập một ít gừng tươi đã rửa sạch, cạo vỏ, ngâm với nước nóng khoảng 10 phút cho ra hết các tinh chất rồi uống khi còn ấm để giảm đau dạ dày, giúp bụng khỏe mạnh hơn.
- Chuối xanh: Sử dụng một nải chuối xanh, lột vỏ ngâm nước cho ra hết nhựa sau đó thái mỏng, đem phơi cho thật khô để xay thành bột mịn. Mỗi ngày dùng một muỗng bột pha với nước ấm và mật ong để uống đều đặn sẽ giảm đau dạ dày nhanh chóng.
- Uống đủ nước: Đau dạ dày bên trái bạn cần uống đủ nước để xoa dịu các tế bào nằm trong khu vực dạ dày, mỗi ngày trung bình ít nhất khoảng 1,5 lit đến 2lit/ngày và đặc biệt không để cơ thể thiếu nước.
- Chế độ ăn uống đúng cách: Ăn đúng giờ, không ăn quá no hoặc thường xuyên để bụng quá đói, khi ăn nên tập trung chứ không làm chuyện khác, chú ý ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa để giảm gánh nặng cho dạ dày.
- Hạn chế stress: Làm việc đúng giờ, nghỉ ngơi đúng lúc, đi ngủ sớm để điều hòa acid dịch vị nơi dạ dày là một vấn đề hết sức quan trọng giúp bạn giảm stress, từ đó, khu vực dạ dày nói riêng và tất cả các bộ phận khác trên cơ thể nói chung cũng sẽ được bảo vệ khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
- Bổ sung Nano Curcumin: Nano curcumin được sản xuất với công nghệ nano hiện đại và tiên tiến nhất, giúp làm giảm kích thước phân tử Curcumin xuống mức nano. Do đó, các tinh chất curcumin dễ dàng hòa tan và thấm sâu vào cơ thể giúp bảo vệ dạ dày, giảm tiết acid, làm lành tổn thương.
>> Tìm hiểu thêm:
- Vị trí bao tử nằm ở đâu trong cơ thể con người?
- Vị Trí Đau Dạ Dày Ở Đâu?
- Đau Dạ Dày Nên Nằm Nghiêng Bên Nào?
Đau dạ dày bên trái không quá đáng sợ nếu bạn phát hiện sớm và thăm kháp kịp thời. Hãy chú ý đến dạ dày và những căn bệnh liên quan hệ tiêu hóa để giúp cơ thể dễ hấp thu dưỡng chất dễ dàng bạn nhé!