Mối Quan Hệ Giữa Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Và Vi Khuẩn HP
-
Ngày đăng:
03/09/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
172
Nội dung bài viết
ToggleViêm loét dạ dày tá tràng do HP là tình trạng niêm mạc dạ dày tá tràng bị viêm loét do HP gây nên. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu chi tiết dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
1. Tìm hiểu viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP gây ra
Viêm loét dạ dày tá tràng HP là một thuật ngữ được dùng để chỉ tình trạng bên trong dạ dày, tá tràng xuất hiện những vết viêm loét trên bề mặt đồng thời xét nghiệm cho kết quả dương tính với vi khuẩn H.pylori.
Khi bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra cần được phát hiện sớm và điều trị dứt điểm để tránh bệnh tái phát thành mãn tính khó điều trị và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chi tiết sẽ được viết dưới đây.
2. Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP gây ra
Hầu hết người bị viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP gây nên có các triệu chứng sau:
2.1 Đau bụng
Đau âm ỉ vùng thượng vị và kèm theo cảm giác nóng rát vùng thượng vị, các cơn đau có thể lan ra đằng sau lưng. Cơn đau tuỳ thuộc vào tình trạng nặng hay nhẹ bệnh
2.2 Đầy hơi, khó tiêu
Sự hoạt động của vi khuẩn Hp trong dạ dày sẽ sản sinh ra khí và sẽ làm cho bạn có cảm giác khó chịu ở bụng, bụng đầy chướng
2.3 Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng
Khi có quá nhiều khí bên trong dạ dày cơ thể bạn sẽ có hiện tượng ợ hơi để giải phóng khí dư thừa giúp giảm áp lực cho dạ dày.
2.4 Buồn nôn, nôn
Sự khó chịu trong dạ dày kết hợp với những triệu chứng khác như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng có thể khiến bạn thường xuyên cảm thấy buồn nôn, thậm chí có thể gây nôn mửa.
2.5 Hôi miệng
Không chỉ tồn tại trong dạ dày, Hp có thể cư trú trong khoang miệng của bệnh nhân. Các chất khí có gốc lưu huỳnh do H.pylori sinh ra kết hợp với hơi thở của bạn sẽ sinh ra mùi hôi khó chịu
2.6 Nôn ra máu
Những triệu chứng báo động đỏ như nôn dữ dội, nôn ra máu đỏ tươi hoặc có màu như bã cà phê, đi ngoài phân đen, khó thở chóng mặt, đau bụng dữ dội, có thể ngất xỉu…bạn cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
2.7 Cơ thể suy nhược
Những cơn đau, cảm giác đầy hơi khó tiêu, ợ…sẽ làm bạn mất đi cảm giác ngon miệng, chán ăn, ăn nhanh no. Lâu ngày dẫn đến tình trạng bị giảm cân không mong muốn, cơ thể thiếu chất, mệt mỏi suy nhược, mất ngủ, sốt cao 39 – 40 độ C…
3. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng do HP
Khuẩn H.pylori là một trong những nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng bám chắc vào thành niêm mạc dạ dày đồng thời thâm nhập sâu vào niêm mạc từ đó tiết ra ngoại độc tố viêm loét dạ dày – tá tràng. Vi khuẩn HP có khả năng lây qua đường tiêu hoá, bao gồm các nguyên nhân dưới đây:
- Lây qua đường miệng miệng: Vi khuẩn HP tồn tại ở khoang miệng và có thể lây lan qua việc sử dụng chung bát đúa, đồ ăn, chấm chung nước chấm…
- Lây qua đường phân miệng: Vi khuẩn HP tồn tại trong phân, các loại rau thuỷ canh, rau được bón phân tươi vì vậy có thể dễ dàng lây ra ngoài cộng đồng.
- Lây qua đường dạ dày – miệng: Các dụng cụ y tế như nội soi dạ dày, dụng cụ tai mũi họng nếu sử dụng chung thì rất dễ là nguồn lây bệnh từ người này sang người khác
4. Xét nghiệm nào xác định vi khuẩn HP
Bằng những triệu chứng lâm sàng không thể xác định được viêm loét dạ dày tá tràng do HP gây ra hay không. Để có thể xác định chính xác, bạn cần phải thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa sau:
4.1. Nội soi dạ dày
Nội soi dạ dày là một phương pháp xét nghiệm xâm lấn can thiệp sâu vào bên trong cơ thể.
Cơ chế nội soi: Bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi chuyên dụng để xâm nhập vào dạ dày qua ống thực quản. Trên đầu ống nội soi sẽ gắn một camera nhỏ giúp truyền hình ảnh của ống thực quản, dạ dày, tá tràng lên trên một màn hình lớn. Từ những hình ảnh thu được các bác sĩ có thể xác định được mức độ tổn thương dạ dày tá tràng, vị trí tổn thương từ đó có thể kết luận dạ dày có Hp hay không.
Thời gian: Test nhanh Urease cũng cho kết quả sau 5 – 10 phút thử test. Nhưng nếu bạn thực hiện nuôi cấy mô hay sinh thiết mô bệnh học, thời gian biết kết quả sẽ lâu hơn, có thể lên đến 10 ngày.
Ưu điểm: Phương pháp nội soi cho kết quả rất nhanh, kết thúc nội soi là bạn đã có ngay kết quả.
Kết luận là dương tính với Hp khi:
- Kết quả test nhanh Urease dung dịch test chuyển sang màu hồng
- Kết quả nuôi cấy hay sinh thiết phát hiện có vi khuẩn Hp
4.2. Xét nghiệm máu
Việc lấy máu xét nghiệm để xác định bạn có bị viêm loét dạ dày tá tràng Hp hay không.
Thời gian: Kết quả xét nghiệm máu thường có sau 24h kể từ khi làm xét nghiệm.
Nhược điểm: Phương pháp xét nghiệm máu để tìm Hp thường cho kết quả không chính xác vì thế chúng ít được sử dụng, trừ khi không còn phương pháp xét nghiệm nào khác để sử dụng.
4.3. Test hơi thở Ure
Test hơi thở Ure là phương pháp xét nghiệm “vàng” để tìm HP.
Ưu điểm: Dễ làm, dễ thực hiện, cho kết quả nhanh, độ chính xác cao đến 88%, không gây đau và phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân.
Cơ chế thực hiện: Bệnh nhân từ từ thổi hơi từ phổi vào túi lấy mẫu. Sau đó ngay lập tức uống viên thuốc chứa ure gắn đồng vị C13 với 100ml nước. Bệnh nhân nằm nghiêng sang trái 5 phút, sau đó ngồi yên trong 15 phút. Sau 20, bệnh nhân thở tiếp vào túi thứ 2. Mang 2 túi mẫu đi xét nghiệm bằng máy quang phổ kế. Kết quả sẽ được đọc sau vài giờ. Do Hp phân hủy Ure thành CO2 nên ta có thể dựa vào lượng khí CO2 bệnh nhân thở ra để xác định được mức độ nhiễm H.pylori
*Lưu ý: Uống thuốc khi bụng đói, không nhai, hay làm nát viên thuốc
4.4. Xét nghiệm phân tìm Hp
Vi khuẩn H.pylori được bài tiết qua phân, vì vậy, xét nghiệm phân để tìm kháng nguyên của vi khuẩn Hp lẫn trong phân cũng là một cách hay được sử dụng.
Cách thực hiện: Bệnh nhân có thể lấy mẫu phân trước ở nhà hoặc ngay tại nơi xét nghiệm và đựng trong dụng cụ đựng mẫu xét nghiệm chuyên dụng để tránh nhiễm khuẩn. Mẫu phân cần được bảo quản lạnh nếu chưa đem xét nghiệm ngay. Sau đó, nhân viên xét nghiệm sẽ lấy mẫu, thêm hóa chất và chất tạo màu vào và xét nghiệm bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang.
Thời gian: Xét nghiệm viêm loét dạ dày tá tràng Hp bằng phương pháp xét phân sẽ có kết quả sau 1 – 4 ngày.
Kết quả: Bệnh nhân dương tính với Hp khi mẫu phân đem làm xét nghiệm có hiện tượng chuyển sang màu xanh dương.
*Lưu ý:
- Nhịn ăn uống từ 4 – 6 giờ trước khi làm xét nghiệm
- Tốt nhất là ăn tối trước 7h và sau thời gian đó người bệnh không nên ăn gì.
- Ngừng sử dụng kháng sinh trên 4 tuần
- Ngừng sử dụng các loại thuốc dạ dày trên 2 tuần
5. Phác đồ điều trị vi khuẩnHP mới nhất của Bộ Y Tế
Phác đồ điều trị vi khuẩn HP dưới đây được cập nhật theo Bộ Y Tế trong điều trị nhiễm khuẩn HP. Tùy theo mức độ bị bệnh
+) Phác đồ điều thị 3 thuốc
Đối tượng điều trị: Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày – tá tràng nhiễm HP ở mức độ nhẹ
Thời gian điều trị: 10-14 ngày
Thuốc sử dụng:
- Trường hợp 1: Amoxicillin, Clarithromycin (hoặc Metronidazole), PPI (các thuốc dùng 2 lần/ngày). Có thể dùng thêm bismuth tuỳ theo chỉ định của bác sĩ.
- Trường hợp 2: Amoxicillin, Levofloxacin và PPI (các thuốc dùng 2 lần/ngày).
- Trường hợp 3: Amoxicillin, Levofloxacin, PPI và Bismuth.
Lưu ý: Phác đồ này ít sử dụng cho người Việt Nam do bị kháng Metronidazole rất cao. Có thể dùng cho bệnh nhân dị ứng với Penicilin
+) Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng HP 4 thuốc
Đối tượng điều trị: Các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày HP ở mức độ vừa
Thời gian điều trị: 10-14 ngày
Thuốc sử dụng: PPI, Amoxicillin, Clarithromycin (hoặc Tetracyclin), Metronidazole (hoặc Tinidazole). Có thể thêm Bismuth theo chỉ định của bác sĩ
Lưu ý: Có thể gây ra đa kháng thuốc ở vi khuẩn HP do kết hợp nhiều thuốc. Phác đồ này đã khắc phục được nhược điểm của phác đồ 3 thuốc
Kết quả điều trị
Phác đồ điều trị trên có khả năng ngăn ngừa tái phát mắc bệnh. Để điều trị hiệu quả và không gây tác dụng phụ, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý thêm thuốc hay giảm liều khi tình trạng bệnh bị giảm khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
6. Các biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP
Viêm loét dạ dày tá tràng – Hp là một căn bệnh nguy hiểm, chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm sau:
- Xuất huyết tiêu hóa: Dưới sự tấn công của Hp cộng với acid dịch vị các vết loét lan rộng ra làm vỡ mạch máu và gây xuất huyết.
- Hẹp hậu môn vị: Khi các ổ loét ở gần môn vị ngày càng mở rộng, có thể xơ chai gây biến dạng và chít hẹp môn vị và làm cản trở thức ăn đi xuống ruột.
- Thủng dạ dày: Các vết loét không chỉ mở rộng về kích thước mà chúng còn có thể viêm sâu vào bên trong, phá hủy lớp niêm mạc, thanh mạc và cuối cùng phá hủy lớp lót dạ dày, tá tràng gây thủng dạ dày.
- Ung thư dạ dày: Những vết viêm loét do Hp gây ra gây viêm teo niêm mạc mãn tính và gây nên những tổn thương tiền ung thư, các tế bào trong dạ dày phát triển mất kiểm soát có thể tạo thành các khối u trong dạ dày và lan rộng ra xung quanh
7. Cách phòng viêm loét dạ dày – tá tràng do vi khuẩn HP
Cách phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng do HP gây ra hiệu quả nhất chính là hạn chế tiếp xúc với nguồn lây nhiễm. Bạn và gia đình cần chú ý thực hiện theo những điều dưới đây:
- Không sử dụng chung dụng cụ ăn uống, hạn chế gắp thức ăn cho nhau, không chấm chung nước chấm…
- Hạn chế ăn uống tại những quán vỉa hè ven đường không đảm bảo vệ sinh.
- Giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở và vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ ăn uống trong gia đình.
- Các vật nuôi trong nhà như chó, mèo cũng là nguồn trung gian lây nhiễm Hp, vì thế bạn cần tắm rửa, vệ sinh thường xuyên cho chúng.
- Tập thói quen rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn cơm, sau khi đi vệ sinh, sau khi lao động nặng hoặc từ ngoài đường về nhà.
- Lựa chọn cho gia đình những nguồn thực phẩm sạch, an toàn, sơ chế kỹ trước khi chế biến, thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn rau sống, các món gỏi, nộm, các món tái…
- Khi đi khám chữa bệnh cần chú ý chọn những nơi đảm bảo điều kiện khám chữa bệnh, không sử dụng chung dụng cụ y tế với những bệnh nhân khác.
- Bổ sung thêm các loại thực phẩm chống lại vi khuẩn H.pylori như: tỏi, gừng, nghệ, sữa chua, các loại quả giàu chất chống oxy hóa như: quả việt quất, dâu, nho…
Trên dây là các thông tin cần biết về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng HP. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh. Chúc bạn và người than luôn khoẻ mạnh!