Skip to main content

[TOP 6] Cách Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Đơn Giản, Hiệu Quả

  • Ngày đăng:

    20/08/2020
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    242

Viêm loét dạ dày là căn bệnh phổ biến hiện nay. Bệnh có thể gây gây thủng dạ dày và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây tổng hợp lại một số cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả, đơn giản nhé!

1. Điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc Tây

Dưới đây là các loại thuốc trị viêm loét dạ dày đảm bảo an toàn sức khỏe được kiểm nghiệm và khuyên sử dụng bởi chuyên gia y tế/bác sĩ chuyên khoa

Điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc Tây y
Điều trị bệnh viêm loét dạ dày bằng thuốc Tây y

1.1. Thuốc diệt khuẩn HP

Khi kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn HP, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc triệt tiêu loại vi khuẩn này. Phác đồ điều trị vi khuẩn HP được kết hợp bởi những nhóm thuốc: 

  • Nhóm thuốc lactamine: Penicilline, Amoxicilline, Ampicilline.
  • Nhóm thuốc cycline: Tetracycline, Doxycycline.
  • Nhóm Bisthmus: Peptobismol, Trymo, Denol.
  • Nhóm quinolone, imidazoles: Secnidazole, Tinidazole, Métronidazole,…
  • Nhóm macrolides: Clarithromycine, Azithromycine, Roxithromycine, Erythromycine,…

Tác dụng:

  • Loại trừ vi khuẩn HP
  • Hỗ trợ trung hòa, giảm tiết acid trong dạ dày
  • Giảm triệu chứng ợ chua, ợ nóng, ợ hơi
  • Hỗ trợ triệu chứng đau thượng vị, đau bụng âm ỉ

1.2. Thuốc dạ dày Phosphalugel

Trong các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày không thể không nhắc đến Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P). Phosphalugel được bào chế dưới dạng hỗn hợp dịch trắng sữa. Thành phần chính của Phosphalugel là Aluminum Phosphate hàm lượng 20g cùng một số tá dược như Pectin, canxi Sulphate, Agar và hương liệu vừa đủ.

Tác dụng của thuốc:

  • Aluminum phosphate có chứa kiềm giúp tiết chế lại axit gây bào mòn
  • Làm giảm các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, bỏng rát
  • Hỗ trợ chức năng điều trị người bị rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng đường ruột

1.3. Thuốc kháng H2

Đây là loại thuốc có tác dụng gây ức chế axit trong vùng dạ dày, được các bác sĩ sử dụng rất nhiều trong việc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Sử dụng thuốc kháng H2 sẽ giúp cho dạ dày giảm viêm sau một thời gian sử dụng. Thuốc kháng H2 được chia thành 3 nhóm:

  • Thuốc thế hệ 2: Ranitidine (Azantac, Raniplex, Histac, Zantac, Lydin, Aciloc).
  • Thuốc thế hệ 3: Famotidine (Servipep, Quamatel, Pepcid, Pepdine, Pepcidine).
  • Thuốc kháng H2 và thuốc thế hệ 4: Nizacid (Nizatidine).

Công dụng:

  • Làm liền vết loét dạ dày – thực quản
  • Điều trị bệnh trào ngược thực quản
  • Hỗ trợ chứng khó tiêu, ợ nóng, ợ chua, đầy bụng

2. Đi kiểm tra tình trạng bệnh theo định kỳ

Sau khi đã uống hết thuốc theo đơn của bác sĩ, bệnh viêm loét dạ dày sẽ có các chuyển biến khác nhau tùy theo chế độ sinh hoạt cũng như cơ địa và tình trạng bệnh của các bệnh nhân. Vì vậy, để có thể kiểm soát được tình trạng bệnh, bệnh nhân cần phải tuân theo lịch tái khám bác sĩ yêu cầu.

Bệnh nhân tuyệt đối không sử dụng lại đơn thuốc, cũng như sử dụng đơn thuốc điều trị bệnh nhân khác, điều này cực kì không tốt, đôi khi còn phản tác dụng của thuốc.

Hãy thăm khám và xác định điều trị càng sớm càng tốt để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm do bệnh viêm loét dạ dày gây ra bạn nhé!

3. Chữa viêm loét dạ dày bằng bài thuốc dân gian

Những bài thuốc dân gian chữa viêm dạ dày đang được áp dụng hiện nay chủ yếu sử dụng các loại thảo dược sẵn có nên khá an toàn, tiện lợi.

3.1 Cách chữa viêm loét dạ dày bằng mật ong, tinh bột nghệ

Cách chữa viêm loét dạ dày bằng mật ong, tinh bột nghệ
Cách chữa viêm loét dạ dày bằng mật ong, tinh bột nghệ

Mật ong và Curcumin trong tinh bột nghệ nghệ sẽ giúp kháng viêm, sát khuẩn và chống oxy hóa giúp giảm đau dạ dày, giảm tiết dịch vị, làm lành các vết loét,…. Vì vậy, khi kết hợp nghệ và mật ong tạo thành một bài thuốc trị viêm loét dạ dày hiệu quả, giảm tình trạng đầy hơi, tăng cường các lợi khuẩn cho đường ruột. 

Cách thực hiện:

  • Trộn đều mật ong cùng với bột nghệ tươi theo tỉ lệ pha trộn 1:2, cứ 1 gram mật ong thì trộn với 2 gram bột nghệ vàng tạo thành hỗn hợp sền sệt.
  • Bạn có thể dùng hỗn hợp này trực tiếp hoặc vo thành viên để uống.

3.2 Chữa bệnh viêm loét dạ dày bằng mật ong và chuối hột xanh

Chuối hột có vị ngọt, lành tính, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động, giải độc, lương huyết, lợi tiểu, làm lành các vết loét, tổn thương trong niêm mạc dạ dày. Do đó, kết hợp mật ong với chuối hột xanh sẽ tăng gấp đôi hiệu quả trong việc điều trị đau dạ dày.

Cách thực hiện:

  • Chuối hột bỏ vỏ, loại bỏ bớt nhựa rồi đem xắt mỏng, phơi khô và nghiền thành bột. 
  • Mỗi ngày, bạn sẽ dùng 2 thìa bột chuối hột để hòa chung với 2 thìa mật ong, 200ml nước ấm.
  • Sau khi trộn đều hỗn hợp này lên, bạn uống trong khoảng 1 tuần thì các triệu chứng bệnh dạ dày sẽ được cải thiện.

3.3 Chữa viêm loét dạ dày bằng nha đam

Thành phần glycoprotein được tìm thấy nha đam là một chất kháng viêm tự nhiên, giúp chống sưng, thu nhỏ vết loét và chữa lành tổn thương trong dạ dày.

Ngoài ra, nha đam còn cung cấp nhiều axit amin, các vitamin B, C, E có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, thanh nhiệt, giải độc, làm giảm cảm giác đau rát trong dạ dày.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 – 2 nhánh nha đam
  • Sau đó, đem nha đam đi rửa sạch rồi bỏ vỏ, lọc lấy phần thịt trắng bên trong
  • Tiếp theo cho phần thịt trắng vào máy xay sinh tố xay nhuyễn
  • Có thể uống nước nha đam trước khi ăn khoảng 30 phút

>> Tìm hiểu thêm: Cách Chữa Viêm Loét Dạ Dày bằng Đông Y Hiệu Quả Tại Nhà

4. Cách chữa bệnh viêm loét dạ dày bằng thuốc nam

Các bài thuốc Nam chữa viêm loét dạ dày thường có độ an toàn khá cao, mang lại hiệu quả tốt đối với sức khỏe nếu sử dụng trong thời gian dài nên được rất nhiều người bệnh ưu tiên lựa chọn.

Cách chữa bệnh viêm loét đạ dày bằng thuốc nam
Cách chữa bệnh viêm loét đạ dày bằng thuốc nam

4.1 Cách chữa viêm loét dạ dày tá tràng bằng lược vàng

Theo các nghiên cứu khoa học, lá lược vàng chứa rất nhiều hoạt chất và yếu tố vi lượng có tác dụng tốt đối với sức khỏe như flavonoid, steroid, quercetin, phytosterol, vitamin C,… Đây là những chất chống oxy hóa rất mạnh hỗ trợ làm lành tổn thương, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân gây hại.

Cách thực hiện:

    • Lấy lá lược vàng tươi đem đi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong khoảng 15 phút để sát khuẩn, sau đó vớt ra để ráo rồi dùng dao thái nhỏ.
    • Trước bữa ăn lấy vài lá nhai và nuốt lấy nước, thực hiện cách này từ 2 – 3 lần/ngày, sau một khoảng thời gian kiên trì áp dụng sẽ thấy các triệu chứng của bệnh thuyên giảm rõ rệt.

4.2 Chữa viêm loét dạ dày bằng lá khôi tía

Thành phần hoạt chất glucoside và tanin bên trong lá khôi tía khi đi vào dạ dày sẽ có tác dụng trung hòa và giảm tiết dịch vị acid, làm se lớp niêm mạc từ đó hỗ trợ làm lành tổn thương bên trong dạ dày. Bên cạnh đó, lá khôi tía còn có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm các triệu chứng ợ nóng, ợ chua và đau rát vùng thượng vị do viêm loét gây ra.

Cách thực hiện:

  • Lấy khoảng 40 gram lá khôi tía đem đi rửa sạch, rồi đun với khoảng 1 lít nước
  • Nên đun lửa nhỏ trong khoảng 20 phút để hoạt chất trong dược liệu tiết ra rồi tan vào nước.
  • Chắt lấy nước, bỏ bã, sử dụng nước này để uống vào trước bữa ăn sáng khoảng 15 phút để mang lại hiệu quả tốt nhất.

4.2 Chữa viêm loét dạ dày tá tràng bằng lá chè dây

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoạt chất flavonoid có trong chè dây chính là thành phần có khả năng giảm đau, làm lành vết loét dạ dày và có thể tiêu diệt được cả vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori)

Cách thực hiện:

  • Dùng lá chè dây phơi khô, sao vàng hãm với 100ml nước sôi. 
  • Để khoảng 15 phút cho nước trong lá tiết hết ra nước có thể rót ra uống dần. 
  • Áp dụng trong khoảng 2 – 3 tuần liên tục để cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày

NOTE: phương pháp dân gian: thảo dược lành tính, không gây tác dụng phụ có thể sử dụng thời gian dài tuy nhiên chưa có 1 nghiên cứu nào chứng minh công dụng, còn nhiều tranh cãi về sự kết hợp các loại lá cây, nguồn nguyên liệu tự nhiên. sử dụng dưới dạng thông thường chưa loại bỏ hết tạp chất do đó cần sử dụng với lượng lớn và thời gian dài mới đem lại hiệu quả

>> Tìm hiểu thêm: Cách Chữa Viêm Loét Dạ Dày Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả, An Toàn

5. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe CumarGold

CumarGold hỗ trợ điều trị viêm dạ dày
CumarGold hỗ trợ điều trị viêm dạ dày

Thuốc Tây được khá nhiều người bệnh áp dụng để chữa viêm loét dạ dày. Ưu điểm của những loại thuốc này là tiện dụng và hiệu quả tức thì. Tuy nhiên, sử dụng thuốc Tây chữa viêm loét dạ dày trong thời gian dài khiến người bệnh phải đối mặt với hàng loạt tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, táo bón, tụt huyết áp, loạn nhịp tim,…

Bài thuốc dân gian chữa viêm loét dạ dày lành tính, ít tác dụng phụ có thể sử dụng thời gian dài. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh công dụng, còn nhiều tranh cãi về sự kết hợp các loại lá cây, nguồn nguyên liệu tự nhiên. Thêm nữa, các loại này sử dụng dưới dạng thông thường chưa loại bỏ hết tạp chất, do đó, cần sử dụng với lượng lớn và thời gian dài mới đem lại hiệu quả.

Thực phẩm chức năng Cumargold là viên uống có nguồn gốc từ thảo dược, hoàn toàn tự nhiên với thành phần chính là tinh nghệ Nano Curcumin.

Viên nghệ CumarGold chứa Nano Curcumin siêu sinh khả dụng kết hợp với Piperine tạo nên một công thức hoàn hảo giúp:

  • Hỗ trợ làm liền vết loét nhanh chóng giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày.
  • Giúp giảm các cơn nóng rát, quặn bụng
  • Hỗ trợ chống oxy hóa, hạn chế tác nhân đau dạ dày, tá tràng, ợ hơi, ợ chua

Liều lượng sử dụng CumarGold:

Trường hợp 1: Phòng ngừa bệnh và tăng cường sức khỏe, làm đẹp da

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 01 viên/lần x 2 lần/ngày
  • Trẻ em 2 – 12 tuổi: 01 viên/lần/ngày

Trường hợp 2: Hỗ trợ điều trị hoặc đang trong quá trình điều trị, phục hồi bệnh

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 02 viên/lần x 2 lần/ngày
  • Trẻ em 2 – 12 tuổi: 01 viên/lần x 2 lần/ngày

>> Tìm hiểu thêm: CumarGold – Thảo dược hỗ trợ điều trị đau và viêm loét dạ dày tá tràng

6. Chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý giúp làm lành vết loét dạ dày

Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp với điều trị để giảm giảm yếu tố tấn công và cải thiện chức năng tiêu hoá, tăng cường yếu tố bảo vệ cho niêm mạc dạ dày.

  •  Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học
  • Tăng cường các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày: bánh mì, nước dừa, sữa chua,…
  • Hạn chế ăn các loại đồ chua, cay, nóng, chứa nhiều acid: ớt, chanh, các món chiên rán nhiều dầu mỡ.
  • Tránh uống nước ngọt có gas, rượu bia, cà phê,…
  • Hạn chế thức khuya, làm việc quá sức, tránh căng thẳng kéo dài
  • Tránh dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid
  • Tập luyện thể dục khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày 

>> Tìm hiểu thêm:

Trên đây, CumarGold chia sẻ với bạn 6 cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng đơn giản mà bạn có thể áp dụng. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Thường xuyên truy cập vào http://cumargold.com/ để cập nhật những thông tin hữu ích nhất nha!

“Các bài viết của CumarGold và CVI Pharma chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị y khoa”.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x