Viêm dạ dày tá tràng nên ăn gì?
-
Ngày đăng:
06/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
129
Nội dung bài viết
Toggle1. Viêm dạ dày tá tràng nên ăn gì?
- Một số thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày như: Người bị viêm loét hành tá tràng nên ăn gì để bảo vệ niêm mạc như trứng, các sản phẩm từ sữa (trừ sữa chua), bánh ngọt, mật ong, chè nóng… sẽ có tác dụng làm đệm cho niêm mạc dạ dày, giảm kích thích tiết acid.
- Nhóm thực phẩm giúp lành vết loét nhanh chóng như: tôm, cá, bắp cải. Đây là những thực phẩm rất giàu canxi, protein và đặc biệt chứa nhiều kẽm – các chất cần thiết để lành vết loét. Bắp cải có vitamin U giúp nhanh chóng lành vết loét hiệu quả.
- Bị viêm dạ dày tá tràng nên ăn gì để giảm tiết acid như: cơm, xôi, bánh mỳ, bánh chưng, cháo, khoai luộc, thịt – cá hấp, luộc, om….tránh kích thích dạ dày tiết acid.
- Bệnh nhân loét hành tá tràng thường thiếu vitamin, các khoáng chất do khả năng tiêu hóa và hấp thu kém, cần bổ sung thêm các loại vitamin có nhiều trong ngũ cốc, hoa quả , rau củ màu đỏ, xanh đậm.
- Thực phẩm chứa protein ít chất béo: Protein trong nhóm thực phẩm này sẽ được chuyển hóa để thay thế tế bào, lấp đầy sẹo do viêm loét trong dạ dày tá tràng. Một số loại thực phẩm tiêu biểu của nhóm này là trứng, sữa tươi ít béo, thịt ức gà, tôm, cá…
- Ngũ cốc: Viêm dạ dày tá tràng ăn gì giúp dịu acid dạ dày. Tinh bột trong ngũ cốc sẽ giúp làm dịu acid trong dạ dày, đồng thời bao bọc vết loét lại, giúp chúng lành nhanh chóng. Các loại ngũ cốc nên dùng là yến mạch, lúa mì, hạt kê, hạt sen, các loại đậu…
- Các loại rau xanh: Các loại rau củ màu xanh đậm có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, D, B, K, canxi, magie… bổ sung dưỡng chất thiếu hụt cho bệnh nhân bị viêm dạ dày, tá tràng.
Xem thêm: Bị đau dạ dày nên ăn hoa quả gì? 10 loại quả giúp giảm đau dạ dày
2. Ngoài viêm loét hành tá tràng nên ăn gì cần chế độ ăn đúng cách
- Đối với bệnh nhân viêm dạ dày hành tá tràng nên ăn gì thì đồ ăn thái nên nhỏ, nấu chín kỹ, mềm làm giảm áp lực hoạt động cho chức năng tiêu hóa ở dạ dày. Luộc, hấp, om thức ăn giúp người đau dạu dày dễ tiêu hóa, hấp thu hơn các món xào, rán.
- Tập thói quen ăn chậm nhai kỹ để gia tăng sự bài tiết của nước bọt giúp trung hòa tính axít trong dạ dày. Tránh ăn một lần quá no khiến dạ dày căng cứng, tiết nhiều acid. Ăn làm nhiều bữa giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa acid.
- Không ăn thức ăn khô, không nên ăn cơm chan canh để tránh nhai không kỹ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày.
- Nên dùng thức ăn trong khoảng 40-50 độ C giúp dễ tiêu hóa, hấp thu. Đồ ăn lạnh hoặc quá nóng làm dạ dày co bóp mạnh hơn.
- Sau ăn không nên lao động, chạy nhảy ngay.
3. Viêm dạ dày tá tràng ăn gì? Thực đơn hàng ngày cho người viêm loét dạ dày tá tràng
Dưới đây là một số món ăn và cách lên thực đơn mà bạn có thể tham khảo để giúp tình trạng bệnh loét dạ dày tá tràng chóng thuyên giảm hơn.
Giờ ăn | Thứ 2 + 5 | Thứ 3 + 6 + CN | Thứ 4 + 7 |
7h | Cháo thịt băm
Gạo 30g Thịt băm 20g Sữa tươi có đường 200ml |
Phở thịt băm
Bánh phở 150g Thịt nạc băm 20g |
Bánh mì 1 cái
Sữa tươi có đường 100ml Cơm nát (gạo 150g) |
11h | Cơm nát (gạo 150g)
Thịt băm sốt cà chua 40g Trứng tráng 40g Dầu ăn 10g Bí xanh luộc 200g Nước luộc bí |
Cơm nát (gạo 150g)
Cá quả hấp gừng hành 70g Đậu phụ om cà chua (Đậu phụ 50g, cà chua 50g) Su su luộc 200g |
Thịt nạc vai 40g
Trứng gà 40g kho với thịt Rau cải trắng thái nhỏ xào 200g Dầu ăn 10g |
14h | Thanh long 200g | Dưa hấu 200g | Hồng xiêm 200g |
18h | Cơm nát (gạo 150g)
Thịt nạc vai băm viên hấp 40g Cá trôi kho nhừ 50g Rau cải xào thái nhỏ 200g Canh rau |
Cơm nát (gạo 150g)
Thịt gà rang băm nhỏ 100g Bí đỏ xào 200g Dầu ăn 10g Bánh phở 150g |
Cơm nát (gạo 150g)
Thịt bò thái nhỏ kho nhừ 40g Tôm biển 40g rang bóc vỏ Canh khoai tây cà rốt hầm nhừ (khoai tây 180g, cà rốt 50g) |
Xem thêm: