Viêm hang vị dạ dày phù nề xung huyết – 4 biến chứng nguy hiểm bạn không ngờ tời
-
Ngày đăng:
12/06/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
324
Nội dung bài viết
ToggleViêm hang vị dạ dày phù nề xung huyết là một bệnh lý khi lớp niêm mạc hang vị bị dày lên bất thường do ứ nước, phù nề và kèm theo xung huyết. Tình trạng này nếu kéo dài có thể dẫn đến viêm loét hang vị dạ dày, xuất huyết dạ dày.
Xem thêm:
- Viêm hang vị dạng nốt là gì? Có nguy hiểm không?
- Viêm phù nề hang vị thì uống thuốc gì được ?
- Top 10 thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị tốt nhất
1. Viêm xung huyết phù nề hang vị là gì?
Hang vị nằm ở phần cuối của dạ dày, gần lỗ môn vị (lỗ thông nối dạ dày và tá tràng – ruột non)
Viêm hang vị phù nề xung huyết là tình trạng viêm vùng hang vị thuộc thể cấp tính. Các vết viêm loét xuất hiện và bị sưng, phù nề do ứ nước kèm theo các mạch máu bị giãn nở, xung huyết do viêm.
Viêm hang vị xung huyết phù nề thường có mức độ nghiêm trọng ở mức trung bình. Bệnh nặng hơn so với viêm trợt hang vị xung huyết. Đồng thời nhẹ hơn viêm loét hang vị.
Xem thêm:
- Bệnh viêm xung huyết hang môn vị xung huyết là gì?
- Viêm phù nề hang vị là gì? Top 5+ thông tin bổ ích mà bạn nên biết
2. Triệu chứng viêm hang vị phù nề xung huyết
Triệu chứng cơ năng
Triệu chứng cơ năng của viêm hang vị dạ dày phù nề xung huyết là các triệu chứng mà chỉ bệnh nhân mới có thể cảm nhận được, bao gồm:
- Đau cồn cào như kiến đốt vùng thượng vị và quanh rốn lệch phải
- Cơn đau có tính chất chu kỳ, thường là khi đói hoặc ăn no hoặc về đêm
- Bệnh nhân thường xuyên bị đầy bụng, khó tiêu, đặc biệt sau khi ăn
- Rối loạn tiêu hoá, ăn mất ngon, dễ tiêu chảy hoặc táo bón
Triệu chứng thực thể (Hình ảnh viêm xung huyết hang vị phù nề)
Triệu chứng thực thể là những triệu chứng khách quan được phát hiện chủ yếu qua thăm khám, bao gồm:
- Xuất huyết tiêu hoá nhẹ (đi ngoài phân đen mùi khắm hoặc nôn dính máu)
- Nội soi niêm mạc hang vị phát hiện các ổ viêm, xuất huyết nằm rải rác, đồng thời kèm theo tăng tiết dịch nhầy vùng hang vị
- Niêm mạc bị phù thành từng hạt, có thể xuất hiện một số vết loét nhỏ, là dấu hiệu của giai đoạn tiến triển thành viêm loét hang vị dạ dày
Xem thêm:
3. Nguyên nhân gây bệnh viêm phù nề hang vị
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm xung huyết phù nề hang vị dạ dày, có thể kể đến như:
- Tác dụng phụ của thuốc chống viêm, giảm đau (NSAID, corticoid)
- Trào ngược dịch mật
- Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP)
- Hội chứng ruột kích thích
- Sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá quá nhiều
- Căng thẳng stress kéo dài
- Chế độ ăn uống bất hợp lý, ăn đồ ăn cay nóng hoặc quá nhiều dầu mỡ
4. Biến chứng của viêm hang vị dạ dày phù nề xung huyết
Bệnh thường tiến triển trong 1-2 tháng, nếu không được điều trị kiẹp thời có thể gây ra các biến chứng như:
4.1 Xuất huyết tiêu hóa
Khi tình trạng viêm xung huyết tiến triển mạnh, kết hợp với sự kích thích và tấn công từ acid dịch vị, thức ăn cứng, thức ăn gây kích ứng hoặc một số loại thuốc giảm đau có thể gây ra chảy máu niêm mạc hang vị.
Biểu hiện của xuất huyết tiêu hoá là bệnh nhân đi ngoài phân đen, có mùi khắm. Đồng thời bệnh nhân có thể nôn dính máu tươi.
Nếu xuất huyết nặng thì bệnh nhân sẽ bị đau quặn thắt, mất nước và cần cấp cứu ngay lập tức.
Tình trạng xuất huyết tiêu hoá kéo dài có thể khiến bệnh nhân bị thiếu máu.
4.2 Hẹp môn vị
Viêm hang vị dạ dày phù nề xung huyết cũng có thể dẫn đến chứng hẹp môn vị.
Do các vết loét có vị trí tại bờ cong bé gần môn vị hoặc hiện tượng phù nề, viêm nhiễm niêm mạc gây ra.
Biểu hiện của biên chứng hẹp môn vị gồm:
- Ăn không tiêu, đầy hơi liên tục
- Buồn nôn, nôn ra thức ăn không được tiêu hoá
- Đầy hơi, ấm ức bụng quanh rốn lệch phải
4.3 Loét dạ dày, thủng dạ dày
Khi những vết loét ngày càng ăn sâu vào trong niêm mạc dạ dày sẽ có thể dẫn đến tình trạng loét dạ dày, nặng hơn là thủng dạ dày.
Khi bị thủng dạ dày, bệnh nhân sẽ cảm thấy vùng bụng bị đau một cách đột ngột như dao cứa, các cơ vùng bụng cứng lên khiến bụng gồng lên khúc gỗ.
Thủng dạ dày là biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Lúc này người bệnh cần được nhanh chóng đưa đến những cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời và nhanh chóng để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
4.4 Ung thư dạ dày
Khi viêm hang vị dạ dày xung huyết không được điều trị đúng cách và kịp thời, lâu dần những ổ viêm loét tại vùng hang vị sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và có thể tiến triển thành ung thư dạ dày.
5. Cách điều trị bệnh viêm hang vị phù nề xung huyết
Cả Tây y và Đông y đều có nhiều loại thuốc khác nhau giúp điều trị bệnh viêm hang vị phù nề xung huyết.
5.1 Điều trị bằng thuốc Tây y
Thuốc kháng sinh
Chỉ dùng trong trường hợp viêm xung huyết hang vị phù nề do nhiễm vi khuẩn HP. Một số loại kháng sinh thường dùng là:
- Amoxicillin
- Clarithromycin
- Cephalosporin
- Metronidazole
Bạn có thể tham khảo: Phác đồ điều trị nhiễm khuẩn HP dạ dày của Sở Y Tế Sơn La.
Thuốc ức chế thụ thể H2
Có tác dụng giúp ức chế những ảnh hưởng của histamin tại khu vực các tế bào viền ở dạ dày, từ đó làm giảm tiết axit gây ảnh hưởng đến hang vị dạ dày.
- Ranitidine
- Famotidine
- Nizatidine
Thuốc ức chế bơm proton
Đây là loại thuốc có tác dụng ức chế quá trình sản xuất axit dạ dày theo cơ chế ngăn chặn các loại enzyme hình thành axit.
- Omeprazole
- Lansoprazole
- Pantoprazole
- Esomeprazole
- Rabeprazole
Thuốc kháng axit dạ dày
Có tác dụng cân bằng độ pH tại dạ dày luôn ở mức cân bằng. Trung hoà bớt acid dịch vị dư thừa, bao gồm:
- Acilesol
- Biviantac
- Cimetidine
Thuốc tạo màng bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Các loại thuốc này sẽ có tác dụng tạo nên một màng dịch nhầy giúp bao bọc và bảo vệ vùng niêm mạc dạ dày trước những những ảnh hưởng của axit dịch vị.
- Trymo
- Sucralfate
- Gastropulgite
- Smecta
- Phosphalugel
Xem thêm: Nguyên tắc điều trị và các thuốc dùng trong viêm xung huyết hang vị dạ dày
5.2. Bài thuốc dân gian
Bài thuốc từ bột củ nghệ
- Công dụng: Hoạt chất curcumin trong củ nghệ có công dụng giúp làm lành những vết loét tại khu vực niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, dùng curcumin còn giúp giảm lượng acid dịch vị tại dạ dày, hỗ trợ kháng viêm, tiêu diệt khuẩn H.pylori… giúp cải thiện tình hình viêm hang vị dạ dày phù nề xung huyết.
- Cách làm: Hòa tan mật ong cùng bột nghệ theo tỉ lệ 1:2 thành một hỗn hợp sền sệt để dùng.
- Cách sử dụng: Nên dùng bài thuốc này mỗi ngày 2 lần trước các bữa ăn chính 30-45. Duy trì liên tục trong khoảng 20 ngày bạn sẽ cảm nhận được công dụng thần kỳ mà bài thuốc mang đến.
Tuy nhiên trên thực tế, curcumin trong củ nghệ rất khó được cơ thể hấp thụ. Do đó sử dụng nghệ tươi, bột nghệ hoặc tinh bột nghệ loại thường cho hiệu quả khá chậm. Vì những lý do này, người bị viêm dạ dày xung huyết nên sử dụng nano curcumin, đặc biệt là nano curcumin dạng viên nang mềm để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Nano curcumin dạng viên nang mềm có hàm lượng curcumin cao, chất lượng cao, phân tử curcumin siêu nhỏ nên rất dễ thẩm thấu vào các tế bào dạ dày, giúp rút ngắn thời gian điều trị.
Bài thuốc hạt đậu rồng
- Công dụng: Hạt đậu rồng có tác dụng với người bị viêm hang vị dạ dày phù nề xung huyết nhờ có hoạt chất kháng tiết acid, trung hòa acid và kháng viêm trong loại hạt này sẽ làm giảm những cơn đau, làm lành các vết loét tại khu vực hang vị dạ dày.
- Cách làm: Sao khoảng 10 – 14 hạt đậu rồng đến khi ngửi thấy mùi chín thơm thì tắt bếp.
- Cách sử dụng: Mỗi ngày nên nhai hạt đậu rồng rang 2 lần trước bữa ăn chính. Dùng liên tục trong khoảng 15 ngày để thuốc phát huy tác dụng.
Bài thuốc vỏ bưởi
- Tác dụng: Trong vỏ bưởi chứa glucoxit có tác dụng giúp kháng viêm, làm lành những tổn thương, ổ viêm loét tại hang vị dạ dày hiệu quả.
- Cách làm: Đem vỏ bưởi tươi và gừng tươi thái sợi nhỏ sau đó phơi khô. Khi nào vỏ bưởi và gừng đã khô thì đem đun sôi khoảng 15 phút lấy nước uống.
- Cách sử dụng: Mỗi ngày nên uống 3 lần trước các bữa ăn. Kiên trì sử dụng bài thuốc này trong khoảng 1 tháng, bạn sẽ cảm nhận các triệu chứng viêm hang vị dạ dày phù nề xung huyết thuyên giảm đáng kể.
6. Chế độ ăn uống cho người bị viêm hang vị phù nề xung huyết
Chế độ ăn uống là điều tối quan trọng để bảo vệ sức khỏe của dạ dày và hỗ trợ tích cực cho việc điều trị.
6.1. Người bị viêm hang vị dạ dày phù nề xung huyết nên ăn gì?
- Các loại rau xanh đậm như cải bắp, cải xoăn, cải bẹ, măng tây,… là những thực phẩm giàu vitamin C, A, K, axit folic, canxi…
- Thực phẩm chứa protein lành tính như thịt gà, thịt bò, cá, sữa, sữa đậu nành,…
- Trái cây và hoa quả như táo, ớt chuông, việt quất, anh đào, dứa,…
- Nghệ: chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ, được xem là một loại thực phẩm lý tưởng giúp làm giảm những triệu chứng của bệnh viêm hang vị dạ dày phù nề xung huyết.
- Gừng: Gừng có tính ấm, giúp giảm sưng và phù nề hiệu quả. Người bị viêm dạ dày phù nề xung huyết nên uống một tách trà gừng mỗi ngày vào buổi sáng để làm giảm những cơn đau và tăng cường tuần hoàn máu.
- Ngũ cốc: chứa nhiều vitamin E, canxi, chất xơ dồi dào,… giúp giảm sưng viêm, phù nề và cung cấp axit béo omega 3 giúp tăng cường sức đề kháng tốt cho cơ thể.
Xem thêm: Top 5 nhóm thực phẩm viêm xung huyết hang vị nên ăn
6.2 Người bị viêm hang vị xung huyết không nên ăn gì?
- Thực phẩm gây tăng tiết acid dạ dày như đồ ăn dầu mỡ, nước trà đặc, rượu bia, các gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, cari, thức ăn nhanh, thực phẩm đông lạnh,…
- Các loại thực phẩm có tính axit mạnh như chanh, cam, xoài xanh, quýt, giấm, quả me, mù tạt,..
- Những loại thức ăn gây đầy bụng, khó tiêu như đậu khô, củ cải, khoai môn, rau hẹ,…
- Hải sản các loại như cua, ốc, hàu,… thường khó tiêu hóa và có thể làm kéo dài quá trình điều trị viêm hang vị dạ dày phù nề xung huyết của bạn.
- Các loại nấm còn non như nấm mộc nhĩ, nấm rơm, nấm hương…
- Các loại củ như măng tươi, su su, khoai mì
- Nước uống có gas, đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu, bia, soda, cà phê, thuốc lá
Xem thêm:
7. Cách phòng tránh bệnh viêm hang vị dạ dày phù nề xung huyết
- Nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cung cấp các dưỡng chất, uống đủ nước để dạ dày có thể hoạt động tốt,
- Nên hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, chè,.. để tránh kích thích tăng tiết acid dạ dày.
- Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao hằng ngày nhằm giúp nâng cao sức khỏe, và sức đề kháng của cơ thể.
- Khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm nên chú ý dùng đúng liều lượng và theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Xem thêm: 6 điều quan trọng về viêm xung huyết hang vị mức độ nặng
Bệnh viêm hang vị dạ dày có phù nề xung huyết nên được điều trị sớm nhất có thể, kịp thời và đúng cách để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người mắc phải. Ngoài ra, nếu bạn nghi ngờ bản thân đã mắc phải viêm hang vị dạ dày phù nề xung huyết thì nên đi khám trực tiếp ngay lập tức các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị nhé.