Skip to main content

Vi Khuẩn HP Có Tái Phát Không? [CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP]

  • Ngày đăng:

    17/09/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    362

Vi khuẩn HP có tái phát không là một trong những vấn đề mà bệnh nhân dương tính với khuẩn HP rất quan tâm bởi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về tiêu hoá. Vậy đâu là nguyên nhân và cách phòng ngừa, cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

>> Xem thêm: 

1. Vi khuẩn HP là gì?

Để biết vi khuẩn hp có tái phát không? Bạn cần biết về khái niệm và cơ chế hoạt động của chủng vi khuẩn này. Vi khuẩn HP chính là tác nhân gây ra nhiều căn bệnh tiêu hóa nguy hiểm như viêm loét dạ dày –  tá tràng, thủng dạ dày và thậm chí là ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là loại xoắn khuẩn Gram âm tồn tại và sinh sôi ngay bên trong dạ dày con người. Loại vi khuẩn này chọn dạ dày làm nơi sinh sôi và phát triển là vì chúng có khả năng tiết ra một loại enzyme tên là Urease – enzyme có thể trung hòa acid có trong dạ dày, giúp chúng có thể tồn tại.

Loại vi khuẩn này thường hoạt động lặng lẽ và lây lan âm thầm. Chúng không gây ra nhiều triệu chứng rõ ràng nên rất nhiều người đã nhiễm khuẩn nhưng không hề hay biết. Chính vì lẽ này, có tới 90% dân số thế giới hiện dương tính với khuẩn HP.

Theo các số liệu thống kê, đây là loại vi khuẩn phổ biến hàng đầu thế giới chỉ sau vi khuẩn sâu răng
Theo các số liệu thống kê, đây là loại vi khuẩn phổ biến hàng đầu thế giới chỉ sau vi khuẩn sâu răng

2. Vi khuẩn HP có bị tái phát không?

Vi khuẩn HP có tái phát không được rất nhiều người quan tâm bởi HP là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về đường tiêu hoá. Câu trả lời là: Vi khuẩn HP rất dễ tái phát.

Có một thực tế đáng lo ngại là dù người bệnh đã được chẩn đoán dương tính HP và đã trải qua quá trình loại bỏ vi khuẩn thành công thì người đó vẫn có nguy cơ tái nhiễm.

Theo thống kê, có khoảng 25% bệnh nhân là người lớn đã bị tái nhiễm khuẩn HP sau một năm điều trị thành công. Ở các đối tượng là trẻ em từ 3 – 4 tuổi thì tỉ lệ tái nhiễm thậm chí còn lên đến 55,4%.

Tình trạng tái nhiễm khuẩn HP sẽ làm nguy cơ tái phát bệnh dạ dày tăng gấp 4 lần, đồng thời tăng các biến chứng loét dạ dày – tá tràng tới 15 – 20%. Vì vậy, người bệnh cần tìm ra được biện pháp thích hợp để điều trị vi khuẩn HP một cách triệt để.

Vi khuẩn hp có tái phát không
Vi khuẩn hp có tái phát không

3. Nguyên nhân vi khuẩn HP bị tái phát

Có rất nhiều nguyên nhân khiến khuẩn HP tái phát có thể kể đến như sau: Do không tuân thủ phác đồ điều trị, chế độ ăn uống sinh hoạt, tiếp xúc với các dụng cụ y tế không được vệ sinh… Trong đó có hai nguyên nhân chính phải kể đến như sau:

3.1 Vi khuẩn HP là một loại khuẩn có khả năng lây nhiễm cao

Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn có khả năng lây nhiễm rất cao nên vi khuẩn HP có tái phát không cũng còn phụ thuộc vào khả năng này. Chủng vi khuẩn HP lây lan theo các con đường chính sau đây:

  • Đường miệng – miệng: Là con đường lây nhiễm vi khuẩn HP phổ biến nhất. Vi khuẩn HP tồn tại trong nước bọt, răng, khoang miệng… của bệnh nhân. Vì thế, khi chúng ta hôn, cùng chung chén đũa, dùng miệng để mớm thức ăn… thì vi khuẩn HP sẽ theo đó mà lây lan.
  • Dạ dày – miệng: Vi khuẩn HP sẽ gây ra tình trạng viêm loét dạ dày, khiến cho người bệnh gặp phải triệu chứng trào ngược dạ dày, ợ chua. Khi người bệnh hắt xì hoặc thở mạnh, vi khuẩn HP có thể theo đó mà lây lan tới những người mà bệnh nhân đang tiếp xúc ở cự ly gần.
  • Phân – miêng: Trong phân mà các bệnh nhân thải ra sẽ chứa một lượng lớn loại vi khuẩn này. Sau khi đi vệ sinh, nếu bệnh nhân không vệ sinh sạch sẽ thì sẽ vô tình giúp vi khuẩn HP phát tán khi họ đụng chạm, cầm thức ăn bằng tay. Ngoài ra, một số loài vật trung gian như ruồi muỗi, gián chuột… cũng góp phần khiến vi khuẩn HP lây lan

>> Xem thêm:

Vi khuẩn hp lây qua đường ăn uống
Vi khuẩn hp lây qua đường ăn uống

3.2 Vi khuẩn này có thể bị sót lại sau quá trình điều trị trước

Vi khuẩn HP có cơ chế tồn tại đặc biệt. Thông thường, chúng tập trung sinh sống trong dạ dày. Tuy nhiên, mỗi khi gặp thuốc hay gặp sự thay đổi môi trường sống, chúng có thể chuyển sang trạng thái “ngủ” để bảo vệ bản thân.

  • Khi đợt trị liệu trước đã kết thúc, dạ dày bắt đầu ổn định trở lại dịch vị tại đây sẽ kích hoạt khuẩn HP, đánh thức chúng khỏi trạng thái ngủ để trở về trạng thái hoạt động.
  • Các loại thuốc diệt khuẩn HP (thuốc kháng sinh, bismuth, thuốc ức chế tiết acid dạ dày) đều có khả năng diệt trừ HP. Tuy nhiên, trong thời gian mà chúng ta uống thuốc, một lượng vi khuẩn HP vẫn tiếp tục đào thải ra bên ngoài qua phân.
  • Ngay khi trong trạng thái ngủ, vi khuẩn HP vẫn có cơ hội lây lan sang qua thức ăn, đất, nước,… Bên cạnh đó, còn phải kể đến nhiều trường hợp bệnh nhân bị kháng thuốc, khuẩn HP không thể bị tiêu diệt theo cách thông thường.

Vì vậy để biết vi khuẩn HP có tái phát không, người bệnh cũng phải tính đến trường hợp này.

4. Các biện pháp phòng ngừa để vi khuẩn HP không tái phát

Các biện pháp phòng ngừa vi khuẩn hp
Các biện pháp phòng ngừa vi khuẩn hp

Để phòng ngừa và tránh vi khuẩn HP tái phát, bạn cần làm những điều sau:

  • Người bệnh cần phải đi khám bệnh và tuân theo phác đồ điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Hiện nay, các phác đồ điều trị khuẩn HP thường kết hợp các loại kháng sinh để dùng trong khoảng thời gian từ 4 tới 6 tuần. Phải thực hiện nghiêm túc thì những con vi khuẩn cứng đầu mới bị loại trừ hoàn toàn, đảm bảo không bị tái phát về sau.
  • Cần sử dụng đúng liều lượng và các loại thuốc kháng sinh mà bác sĩ đã kê, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng.
  • Phải thường xuyên đi kiểm tra xem tình trạng bệnh của mình như thế nào để có hướng điều trị cho phù hợp.
  • Cần phải tập thói quen rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh cũng như trước khi dùng bữa để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan.
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi, tránh chung đụng, tránh sử dụng các dụng cụ ăn uống như chén đũa, ,muỗng, khăn, vv…
  • Hạn chế tiếp xúc bằng tay ở những vị trí lý tưởng mà vi khuẩn HP thường trú ngụ như cầu thang, bàn ăn. Không nên dùng nước bọt để lật trang giấy, đếm tiền…
  • Bệnh nhân nhiễm khuẩn HP hoặc người muốn phòng tránh loại vi khuẩn này nên lập cho mình một thực đơn lành mạnh.
  • Sử dụng nano curcumin: Tinh chất nghệ nano – nano curcumin có khả năng ức chế và tiêu diệt hơn 65 chủng HP khác nhau, giúp bạn phòng ngừa HP rất hiệu quả. Dưới tác động của hoạt chất này, dạ dày của bạn sẽ giảm tiết acid dư, tăng tiết chất nhầy bảo vệ, dạ dày sẽ khỏe mạnh hơn, và hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.

*Bạn có biết: Viện Hàn Lâm khoa học Việt Nam là đơn vị đầu tiên đã sáng chế thành công Nano Curcumin dựa trên công nghệ Micell tiên tiến nhất thế giới kết hợp với của nghệ vàng, rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh dạ dày. Nano Curcumin Viện Hàn Lâm có chất lượng tương đương với Nano Curcumin của Mỹ, cao hơn của Ấn Độ và Trung Quốc. 

Tiếp nhận thành công đó, công ty cổ phần dược mỹ phẩm CVI đã kết hợp với Viện hàn lâm Việt Nam cho ra dòng sản phẩm bảo vệ dạ dày CumarGold New – Giải pháp toàn diện cho bệnh nhân đau dạ dày. Sản phẩm đã được hơn 10.000 nhà thuốc phân phối, hơn 20.000 dược sĩ tin tưởng, và được hàng triệu chuyên gia và bệnh nhân tin dùng trong suốt 8 năm qua. 

Nano Curcumin với công nghệ Micell cho tác dụng tối ưu so với Curcumin thông thường:

  • Tăng độ tan từ 7.500 -10.000 lần
  • Hấp thu hơn 40 lần so với Curcumin thường
  • Làm lành nhanh vết loét, hết đau dạ dày, triệu chứng ợ hơi, ợ chua nhanh chóng
  • Giúp hơn 1,5 triệu người đã Ức chế  65 chủng vi khuẩn HP, không còn tái phát với bệnh dạ dày”

Ngoài ra, trong CumarGold New còn chứa chiết xuất Gừng chuẩn hóa giúp giảm nhanh triệu chứng trào ngược, đầy bụng, ợ hơi, cải thiện tiêu hóa. Hiệp đồng tác dụng ức chế khuẩn Hp, chống viêm, làm lành; kích thích sản xuất chất nhầy mucin, bảo vệ niêm mạc dạ dày.

CumarGold New – Giúp bệnh nhân đau dạ dày HP cải thiện qua từng ngày

  • Sau 1-2 tuần: Giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày như đau rát thượng vị, ợ hơi, buồn nôn, đầy bụng khó tiêu, ăn không ngon, mất ngủ…
  • Sau 4-8 tuần:Các triệu chứng xuất hiện rất ít, niêm mạc dạ dày được phục hồi, vi khuẩn Hp được ức chế, bệnh nhân ăn ngon, tiêu hóa ổn định.

    Sau 9-12 tuần:Các triệu chứng không còn, bệnh nhân sinh hoạt bình thường, thoải mái, dễ chịu. Nguy cơ biến chứng được đẩy lùi, ngăn ngừa khả năng tái lại.

>> Xem thêm:

Vừa rồi là đôi điều cần biết để giúp bạn giải đáp thắc mắc Vi khuẩn HP có tái phát không. Hy vọng rằng với những thông tin vừa được chia sẻ cùng với những gợi ý để phòng và trị khuẩn HP tái phát, bạn và người thân của mình sẽ có được hệ tiêu hóa thật khỏe mạnh.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x