Skip to main content

Viêm dạ dày tá tràng nên ăn gì? 15 loại thực phẩm thiết yếu

  • Ngày đăng:

    05/09/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    350

Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bạn đẩy lùi được những triệu chứng viêm loét dạ dày nhanh chóng. Vậy viêm dạ dày tá tràng nên ăn gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay 15 loại thực phẩm mà người bệnh nên ăn dưới đây nhé.

Xem thêm:

1. Những điều cần biết về viêm dạ dày tá tràng

Trước khi tìm hiểu viêm dạ dày và tá tràng nên ăn gì, bạn cần biết nguyên nhân và triệu chứng của bệnh để có kế hoạch ăn uống hợp lý nhất.

Viêm dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc ở dạ dày và tá tràng bị tổn thương. Lúc này, lớp màng lót ở dạ dày và tá tràng sẽ bị bào mòn, khiến các lớp dưới thành ruột bị lộ ra ngoài. Bệnh này được chia thành hai loại là viêm dạ dày tá tràng cấp tính và viêm dạ dày mạn tính.

Một số nguyên nhân gây ra viêm dạ dày tá tràng:

  • Người bệnh có thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn không đủ bữa, ăn trái bữa…
  • Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori – HP.
  • Do sử dụng thuốc kháng sinh một cách bừa bãi.
  • Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá…
  • Thường xuyên phải chịu đựng những cơn stress, mệt mỏi kéo dài.

Triệu chứng của viêm dạ dày tá tràng:

  • Thường xuyên bị ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu.
  • Có cảm giác đau rát ở vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn).
  • Có cảm giác buồn nôn và nôn.
  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi, ngủ không ngon giấc…

Xem thêm: Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng bạn nên quan tâm

Hình ảnh viêm loét dạ dày tá tràng
Hình ảnh viêm loét dạ dày tá tràng

2. Viêm dạ dày tá tràng nên ăn gì?

Đối với những người bị viêm loét dạ dày tá tràng, các món ăn được nấu chín kỹ, dễ tiêu và đủ chất dinh dưỡng cần được đặc biệt ưu tiên. Các món ăn có khả năng thấm hút bớt dịch vị và acid thừa cũng là một lựa chọn cần thiết.

2.1 Cơm – thực phẩm tốt cho dạ dày

Tác dụng của cơm đối với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng:

  • Cơm có tính mềm, dễ tiêu, đồng thời không khiến dạ dày tiết ra nhiều acid gây viêm loét.
  • Hấp thụ các chất lỏng trong dạ dày, giảm nguy cơ tiêu chảy.

Cách dùng: Người bệnh dùng gạo nấu cơm và ăn trong các bữa chính. Nên nẫu cơm chín mềm, tránh ăn cơm cứng

Lưu ý: 

  • Một số món ăn có tính chất tương tự như cơm là xôi, cháo, bánh chưng, khoai… cũng nằm trong danh sách viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì
  • Một số loại thực phẩm khô có lượng chất xơ cao như gạo lứt hoặc đậu cũng khá tốt nhưng có thể gây khó tiêu. Do đó khi ăn, bạn nên nấu chín kỹ và nhai kỹ để giúp chúng dễ tiêu hơn.

2.2 Bánh mì – thực phẩm không thể thiếu với người bệnh

Tác dụng của bánh mỳ:

  • Bánh mì là món ăn thuộc nhóm đường bột, ít chất béo, tiêu hóa dễ dàng.
  • Giúp thấm hút dịch acid thừa, giảm chứng ợ hơi, nóng bụng

Cách dùng: Bạn có thể sử dụng bánh mì ăn sáng hoặc ăn khi các triệu chứng nóng bụng phát tác

Lưu ý: Không nên dùng chung bánh mì với nhiều bơ và mứt, các món ăn nhiều chất béo và đường này khá khó tiêu và có thể khiến dạ dày bị kích ứng.

Xem thêm: Tác dụng của bánh mỳ đối với người bị đau dạ dày

2.3 Nên ăn súp/ cháo

Tác dụng của súp/ cháo:

  • Súp hay cháo đều là những món ăn đã được ninh nhừ, khi ăn sẽ rất nhẹ nhàng, không tạo áp lực cho dạ dày.
  • Ngoài ra, lượng nước nhiều trong súp hay canh còn có tác dụng làm loãng nồng độ acid bên trong dạ dày, rất có lợi cho việc tiêu hóa.

Cách dùng: Bạn có thể nấu cháo, súp ăn vào bữa chính hoặc bữa phụ.

Xem thêm: 14 loại cháo cực tốt cho người đau dạ dày

2.4 Viêm dạ dày tá tràng nên ăn gì? Nên ăn chuối

Đây là loại thực phẩm đứng hàng đầu trong số các món ăn thân thiện với dạ dày.

Tác dụng của chuối:

  • Chuối có khả năng trung hòa nồng độ acid cao trong dịch dạ dày, từ đó giúp giảm viêm.
  • Thành phần chất xơ hòa tan pectin trong chuối rất có lợi với những người bị tiêu chảy hay táo bón.
  • Hàm lượng kali và đường bột cao trong chuối cũng dễ được chuyển hóa thành năng lượng.

Cách dùng:

  • Với chuối chín bạn có thể ăn trực tiếp hoặc làm sinh tố, nước ép
  • Chuối xanh: Nấu canh, hoặc làm các món kho tùy khẩu vị

Lưu ý: Không nên ăn chuối lúc đói sẽ gây ra

Xem thêm: Cách ăn chuối đúng cách khi bị đau dạ dày

Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì tốt
Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì tốt

2.5 Nước ép hoa quả

Tác dụng của nước ép hoa quả:

  • Nước ép hoa quả dạng lỏng nên rất dễ tiêu, hoàn toàn không gây áp lực cho dạ dày đang thương tổn.
  • Thành phần của nước ép cũng khá giàu chất xơ hòa tan pectin, có thể thúc đẩy hoạt động đường ruột, ngừa các chứng tiêu chảy hay táo bón.

Cách dùng: Rửa sạch hoa quả, cắt thành miếng nhỏ, cho vào máy say hoặc máy ép lấy nước.

Lưu ý:

  • Sau khi được ép ra, ban chỉ nên uống ngay sau khi làm xong, càng để lâu nước ép sẽ bị giảm chất lượng
  • Nên uống vào nửa cuối ngày hoặc sau khi đi tập thể thao sẽ giúp tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất

Xem thêm:

2.6 Nước dừa là chất dinh dưỡng tốt cho dạ dày

Tác dụng của nước dừa:

  • Nước dừa rất giàu điện giải natri, canxi và kali, có thể bổ sung các thiếu hụt khi người bệnh ăn uống kém.
  • Đồng thời, các chất này sẽ bù đắp lại dưỡng chất cho cơ thể nếu người bệnh bị nôn ói, tiêu chảy kéo dài.

Lưu ý: Nên uống nước dừa ngay sau khi được lấy ra từ quả dừa

Xem thêm: Người bị đau dạ dày có nên uống nước dừa không?

2.7 Các loại trà thảo dược

Viêm dạ dày tá tràng nên ăn gì tốt cho quá trình điều trị? Bạn đừng bỏ qua các loại trà thảo dược này nhé.

Tác dụng của trà thảo dược đối với người bệnh:

  • Thành phần của đa số loại trà thảo dược không chứa caffeine, có thể giúp người bệnh điều hòa tiêu hóa, ngừa các chứng đầy bụng, khó chịu.
  • Bạn có thể chọn lựa trà hoa cúc để cải thiện viêm nhiễm, trà cam thảo để giúp vết loét mau lành hoặc trà bạc hà để giảm các cơn co thắt ở đường tiêu hóa một cách mau chóng.

Xem thêm: 8 loại trà người bị đau dạ dày nên uống

2.8 Gừng là thực phẩm tốt cho dạ dày

Tác dụng của Gừng tươi:

  • Gừng sẽ giúp bạn cải thiện chức năng tiêu hóa
  • Làm giảm các triệu chứng đau đớn ở dạ dày gây khó tiêu.

Cách dùng: Bạn có thể dùng gừng như một loại gia vị thêm vào các món ăn hàng ngày hoặc sử dụng gừng để làm trà gừng thơm ngon.

Chi tiết: 8 cách chữa đau dạ dày hiệu quả bằng gừng

2.9 Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì? Nên ăn nghệ và mật ong

Hỗn hợp nghệ và mật ong là bài thuốc đông y rất được tin tưởng trong việc điều trị các chứng bệnh tiêu hóa nói chung và viêm loét dạ dày – tá tràng nói riêng.

Tác dụng của nghệ và mật ong:

  • Nghệ có chứa chất curcumin – giúp dạ dày giảm tiết acid, kiềm hóa độ acid trong dịch vị, chống viêm…
  • Mật ong sẽ điều hòa nồng độ acid trong dạ dày, giúp dạ dày không bị kích ứng.

Cách dùng: Hòa tinh bột nghệ với mật ong, nước ấm và uống trước bữa ăn 30p

Nếu như không muốn sử dụng tinh bột nghệ thì bạn có thể lựa chọn sản phẩm Tinh nghệ Nano Curcumin. Đây là sản phẩm tinh bột nghệ được điều chế bằng công nghệ nano tạo ra những phân tử curcumin cực kỳ nhỏ – dễ dàng được hấp thụ để phòng ngừa lão hóa da và chữa trị nhiều bệnh lý khác.

Chi tiết: Cách sử dụng tinh bột nghệ và mật ong hiệu quả 

2.10 Đậu bắp

Viêm dạ dày hành tá tràng nên ăn gì? Người bệnh nên bổ sung đậu bắp vào thực đơn hàng ngày.

Tác dụng của đậu bắp:

  • Đậu bắp chứa nhiều vitamin E, B, C và các dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe.
  • Đặc biệt thì chất nhầy trong đậu bắp chính là phức hợp protein kết dính polysaccharides, pectin. Những chất này có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày vô cùng hiệu quả.

Cách dùng: Bạn có thể ăn đậu bắp bằng cách luộc hoặc nấu canh, xào với thịt bò, vv…

Lưu ý: Nên chọn đậu non hoặc đầu vừa, không nên ăn đậu già nhé.

2.11 Sữa, trứng

Tác dụng của sữa, trứng: Sữa và trứng có rất nhiều protein, có thể giúp vết thương lành một cách tự nhiên, phòng chống nhiễm trùng.

Cách dùng: Ta có thể uống sữa hằng ngày và cũng như chế biến trứng thành những món ăn thơm ngon.

Chi tiết: Đau dạ dày có nên uống sữa đậu nành không?

2.12 Khoai lang tốt cho hệ tiêu hóa

Tác dụng: Trong thành phần của khoai lang có nhiều vitamin A, B6, C, beta carotene, potassium… Đây đều là những chất tốt trong việc kiểm soát nồng độ acid dạ dày.

Lưu ý: Tuy nhiên thì người bệnh chỉ nên ăn khoảng 100g khoai lang mỗi ngày chứ không nên ăn quá nhiều.

Xem thêm: Chi tiết tác dụng khoai lang đối với đau dạ dày

Khoai lang giúp nhuận tràng, có lợi cho dạ dày
Khoai lang giúp nhuận tràng, có lợi cho dạ dày

2.13 Người bệnh viêm loét dạ dày nên ăn các loại rau xanh

Tác dụng của rau xanh: Các loại rau củ màu xanh đậm có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, D, B, K, canxi, magie… bổ sung dưỡng chất thiếu hụt cho bệnh nhân bị viêm dạ dày, tá tràng.

Cách dùng: Chế biến xào nấu, ăn vào các bữa chính hoặc bữa phụ. Các loại rau nên dùng là rau bina, súp lơ, rau cải xoăn, diếp xoăn…

Xem thêm: Top 20 loại rau người bị đau dạ dày nên ăn giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả

2.14 Thực phẩm chứa protein ít chất béo

Viêm dạ dày tá tràng nên ăn gì vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, làm lành các vết loét? Đó là nhóm thực phẩm protein ít chất béo

Công dụng: Protein trong nhóm thực phẩm này sẽ được chuyển hóa để thay thế tế bào, lấp đầy sẹo do viêm loét trong dạ dày tá tràng. Một số loại thực phẩm tiêu biểu của nhóm này là trứng, sữa tươi ít béo, thịt ức gà, tôm, cá…

Cách dùng: Chế biến thực phẩm: xào, nấu, hấp… Tùy khẩu vị của người sử dụng

2.15 Ngũ cốc hỗ trợ điều trị bệnh

Tác dụng: Tinh bột trong ngũ cốc sẽ giúp làm dịu acid trong dạ dày, đồng thời bao bọc vết loét lại, giúp chúng lành nhanh chóng. Các loại ngũ cốc nên dùng là yến mạch, lúa mì, hạt kê, hạt sen, các loại đậu…

Cách dùng: Nấu cháo, nấu cơm, làm chè… sử dụng làm bữa ăn phụ hoặc chính

Xem thêm: Top 16 nhóm thực phẩm người đau dạ dày không nên ăn

Các loại ngũ cốc rất tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày
Các loại ngũ cốc rất tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày

3. Tham khảo thực đơn mẫu hàng ngày cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng

Dưới đây là một số món ăn và cách lên thực đơn mà bạn có thể tham khảo để giúp tình trạng bệnh loét dạ dày tá tràng chóng thuyên giảm hơn.

Giờ ăn

Thứ 2 + 5

Thứ 3 + 6 + CN

Thứ 4 + 7

7h

Cháo thịt băm

Gạo 30g

Thịt băm 20g

Sữa tươi có đường 200ml

Phở thịt băm

Bánh phở 150g

Thịt nạc băm 20g

Bánh mì 1 cái

Sữa tươi có đường 100ml

Cơm nát (gạo 150g)

11h

Cơm nát (gạo 150g)

Thịt băm sốt cà chua 40g

Trứng tráng 40g

Dầu ăn 10g

Bí xanh luộc 200g

Nước luộc bí

Cơm nát (gạo 150g)

Cá quả hấp gừng hành 70g

Đậu phụ om cà chua

(Đậu phụ 50g, cà chua 50g)

Su su luộc 200g

Thịt nạc vai 40g

Trứng gà 40g kho với thịt

Rau cải trắng thái nhỏ xào 200g

Dầu ăn 10g

14h

Thanh long 200g

Dưa hấu 200g

Hồng xiêm 200g

18h

Cơm nát (gạo 150g)

Thịt nạc vai băm viên hấp 40g

Cá trôi kho nhừ 50g

Rau cải xào thái nhỏ 200g

Canh rau

Cơm nát (gạo 150g)

Thịt gà rang băm nhỏ 100g

Bí đỏ xào 200g

Dầu ăn 10g

Bánh phở 150g

Cơm nát (gạo 150g)

Thịt bò thái nhỏ kho nhừ 40g

Tôm biển 40g rang bóc vỏ

Canh khoai tây cà rốt hầm nhừ (khoai tây 180g, cà rốt 50g)

Các bạn vừa được điểm qua một số nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe để giải đáp thắc mắc viêm dạ dày tá tràng nên ăn gì. Hãy thực hành thực đơn vừa được chia sẻ ở trên để đẩy lùi căn bệnh khó chịu này nhé.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x