Skip to main content

Đau Dạ Dày Uống Nước Đường Được Không? [HỎI – ĐÁP]

  • Ngày đăng:

    19/06/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    440

Đau dạ dày uống nước đường là liệu pháp hiện nay nhiều người hay làm nhằm giảm bớt cơn đau dạ dày. Tuy nhiên, liệu biện pháp này có thực sự hiệu quả hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Đau dạ dày uống nước đường được không?

Đau dạ dày uống nước đường có được không?
Đau dạ dày uống nước đường có được không?

Đau dạ dày uống nước đường được không? Câu trả lời là không. Người đau dạ dày nên hạn chế uống nước đường hoặc các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo.

Đường sử dụng trong thực phẩm, thường gọi tắc là đường, là những hợp chất hóa học ở dạng tinh thể thuộc nhóm phân tử cacbohydrat. Các loại đường chính là sucrose, lactose và fructose. Đường là loại thức ăn cơ bản, dùng làm gia vị nêm cho các món ăn gia đình hằng ngày, dùng làm các loại mứt, kẹo.

Vì thế đối với người đau dạ dày không nên uống nước đường do cacbohydrat không dễ tiêu hóa và đối với người có triệu chứng đau dạ dày lượng cacbohydrat nhiều sẽ tạo nên áp lực đối với dạ dày làm cho những cơn đau trầm trọng hơn.

2. Tại sao người bị đau dạ dày nên hạn chế sử dụng đường

Tại sao người đau dạ dày không nên uống nước đường
Tại sao người đau dạ dày không nên uống nước đường

Người đau dạ dày không nên sử dụng đường. Tại sao lại vậy, cùng xem chi tiết câu giải thích dưới đây:

  • Đường fructose có nhiều trong các loại trái cây như lê, dưa hấu, nho,… Tiêu thụ quá nhiều fructose có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của cơ thể, gây ra các vấn đề khí ở đường ruột.
  • Đường là nhóm phân tử cacbohydrat, nhóm phân tử này không dễ tiêu hóa trong đường ruột. Uống nhiều nước đường hoặc các sản phẩm có chứa nhiều đường sẽ gây khó tiêu dẫn đến tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng.
  • Đường lactose có trong sữa không phù hợp với những người không dung nạp được lactose và những người không dễ tiêu hóa lactose. Vì khi ăn nhiều sẽ dẫn đến tình trạng bị đầy hơi ở bụng sau khi ăn. Uống quá nhiều đường lactose hay các loại sữa có thể gây ra tình trạng tiêu chảy hoặc gây trầm trọng hơn tình trạng tiêu chảy ở bệnh nhân.

Đọc xong phần này bạn đã trả lời được câu hỏi đau dạ dày uống nước đường rồi phải không?

3. Vậy đau dạ dày nên và không nên uống nước gì

Chế độ ăn uống của người đau dạ dày là rất quan trọng bởi nó góp phần vào việc chữa trị bệnh đau dạ dày. Ngoài việc đau dạ dày uống nước đường không nên thì người đau dạ dày nên và không nên uống những loại nước gì. Cùng xem chi tiết phần dưới đây nhé:

3.1 Đau dạ dày nên uống nước gì?

Người đau dạ dày uống nước nào
Người đau dạ dày uống nước nào
  • Nước ép táo: Thành phần chất xơ hòa tan pectin có trong táo thúc đẩy hoạt động của dạ dày và đường ruột, phòng ngừa các triệu chứng như tiêu chảy và táo bón.
  • Nước dừa: Vì trong nước dừa có chứa điện giải kali, natri, canxi bổ xung thiếu hụt do chế độ ăn uống kém hoặc bù lượng mất do tiêu chảy, nôn ói. Với tính hàn nước dừa có thể làm mát và giải nhiệt tốt. Nước dừa có chứa enzyme tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày/ đại tràng.
  • Sữa chua: Sữa chua có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa và nâng cao sức đề kháng do trong sữa chua chứa nhiều probiotic và enzyme. Ngoài ra sữa chua còn giúp làm lớp đệm trên niêm mạc và giảm kích thích dạ dày. Hơn nữa axit lactic chuyển hóa từ sữa chua có tác dụng rất tốt trong việc kìm hãm sự phát triển của virus HP. Tuy nhiên đối với người đau dạ dày nên sử dụng lượng ít khi bắt đầu ăn và theo dõi phản ứng cơ thể khi ăn để điều chỉnh.
  • Trà thảo dược: Đối với các loại trà thảo dược có chiết xuất từ hoa cúc còn có tác dụng cải thiện tình trạng viêm nhiễm dạ dày. Thành phần hoa cúc trong trà hoa cúc có thể sản sinh ra chất chống viêm chamazulenecos khi người uống dị ứng với thức ăn khác. Chất chống viêm chamazulenecos có tác dụng giúp ngăn chặn các gốc tự do liên quan đến những phản ứng dị ứng thực phẩm.
  • Trà gạo: Các chất xơ trong gạo giúp nó lâu và điều chỉnh chức năng ruột. Ngăn chặn được sự thẩm thấu của acid và dịch dạ dày. Lấy ½ tách gạo cùng 6 tách nước đem đun trong vòng 15 phút, sau đó bỏ gạo đi lấy lại nước. Trà gạo thêm chút mật ong hoặc đường khi uống sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc điều trị y học của bệnh nhân đau dạ dày.

>> Tìm hiểu thêm:

3.2. Đau dạ dày không nên uống nước gì?

Đau dạ dày không nên uống nước gì
Đau dạ dày không nên uống nước gì

Đau dạ dày uống nước đường là không nên. Vậy ngoài đường thì người đau dạ dày không nên uống những loại nước gì nữa. Cùng xem chi tiết các loại nước dưới đây:

  • Nước đá hay các loại thức ăn quá lạnh không tốt cho bệnh nhân đau dạ dày. Uống nước đá hay thức uống lạnh ảnh hưởng lớn đến việc tiết acid dạ dày và các enzym tiêu hóa, dẫn tình trạng đau dạ dày trầm trọng hơn do hệ tiêu hóa hoạt động không đúng cách. Đặc biệt, không nên uống đá, nước lạnh sau bữa ăn vì sau bữa ăn thức ăn còn ở hệ tiêu hóa chưa được hấp thu. Việc uống nước đá sẽ làm cho dạ dày mở rộng mạch máu quá mức đồng thời làm giảm lưu thông máu tới các cơ quan khác.
  • Nước để qua đêm (hay nhiều ngày) là loại nước người đau dạ dày không nên uống. Khi nước để qua đêm vi khuẩn trong nước sẽ tự sinh các vi sinh vật khác làm hại đến dạ dày. Người đau dạ dày nên đun nước uống hàng ngày dễ tránh các tác hại không lường trước được của vi khuẩn trong nước.
  • Uống nước lã có thể gây trầm trọng hơn tình trạng đau dạ dày, người đường ruột không khỏe không nên uống nước lã. Nước lã thường chưa trải qua quá trình diệt vi khuẩn và các chất độc hại ở nhiệt độ cao, sẽ có nguy cơ cao chứa nhiều vi khuẩn và vi sinh trùng. Các loại vi khuẩn trong nước lã vào cơ thể trong thời gian dài sẽ gây tác hại nghiêm trọng cho hệ tiêu hóa. Vì thế, người đau dạ dày nên đun sôi nước trước khi sử dụng hoặc sử dụng nước đã được khử trùng an toàn qua máy lọc nước.
  • Các loại nước uống có ga phổ biến hiện nay như soda, coca cola, pepsi,… được rất nhiều người ưa chuộng. Người đau dạ dày uống nhiều nước ngọt có ga sẽ khiến cho những cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn. Uống nhiều nước có ga sẽ khiến dạ dày bị tổn thương vị trí thành dạ dày và niêm mạc dạ dày do khí ga và axit. Ngoài ra, axit trong nước ngọt sẽ khiến các vết loét dạ dày trở nên nặng hơn.

Tìm hiểu thêm:

Các cơn đau dạ dày thường do các vết loét bên trong dạ dày. Tùy thuộc vào tình trạng của vết loét bên trong dạ dày, bệnh nhân có thể giảm bớt tình trạng đau dạ dày bằng cách ăn một số loại thực phẩm có ích cho dạ dày và tránh trường hợp đau dạ dày uống nước đường để giảm bớt cơn đau.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x