Skip to main content

Đau Dạ Dày Sau Khi Sinh Mổ – Nguyên Nhân và Cách Điều Trị

  • Ngày đăng:

    27/08/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    382

Đau dạ dày sau khi sinh mổ khiến mẹ phải đối mặt với rất nhiều “rắc rối” trong cuộc sống, sinh hoạt cũng như sức khỏe. Để biết được nguyên nhân, triệu chứng cũng cách điều trị căn bệnh này, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé !

1. Dấu hiệu nhận biết đau dạ dày sau khi sinh mổ

Bạn có thể dễ dàng nhận ra mình đang bị đau dạ dày sau sinh mổ qua những triệu chứng điển hình thường gặp dưới đây:

1.1. Đau vùng thượng vị

Đau vùng thượng vị
Đau vùng thượng vị sau sinh mổ

Khu vực trên rốn tới dưới mũi xương ức được gọi là vùng thượng vị thường xuyên có những cơn đau âm ỉ, có lúc đau dữ dội và có cảm giác nóng rát. Các cơn đau tăng lên khi đói hoặc ban đêm gần về sáng. Đây là triệu chứng điển hình nhất của những cơn đau dạ dày sau sinh mổ.

1.2. Buồn nôn và nôn

Sau khi sinh, bạn có thể sẽ lại tiếp tục đối mặt với tình trạng buồn nôn, thậm chí là nôn do sự kích thích của dạ dày đến trung tâm gây nôn, hay hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản gây khó chịu vùng thực quản.

1.3. Ợ hơi, ợ chua

Ợ hơi ợ chua là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để đẩy khí dư thừa ra ngoài, làm giảm áp lực cho dạ dày. Nếu ợ nóng là triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, thì ợ hơi ợ chua hay xuất hiện ở những bệnh nhân đau dạ dày đặc biệt là đau dạ dày sau khi sinh mổ.

1.4. Chán ăn, mệt mỏi

Những cơn đau dạ dày âm ỉ, đặc biệt đau nhiều về đêm gần sáng làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, gây mất ngủ mệt mỏi. Cộng thêm chứng khó tiêu đầy hơi khiến bạn ăn không ngon miệng, chán ăn.

1.5. Đầy hơi

Đầy hơi
Đầy hơi

Dạ dày hoạt động không hiệu quả sẽ ảnh hưởng và làm chậm lại quá trình tiêu hóa thức ăn. Thức ăn lưu lại quá lâu trong dạ dày, cộng thêm những tác nhân gây hại khác sẽ sinh ra một lượng khí lớn trong dạ dày gây đầy hơi, chướng bụng.

2. Nguyên nhân đau dạ dày sau sinh mổ

Ngoài những một số nguyên nhân chung, đau dạ dày sau sinh mổ còn có thể do những nguyên nhân rất đặc trưng như:

2.1. Đau dạ dày sau khi sinh mổ do ruột bị kích thích

Sau khi sinh mổ, áp lực trong ổ bụng bị giảm đột ngột làm giảm cơ bụng gây kích thích ruột làm tăng áp lực, ức chế dạ dày

2.2. Hoạt động của ruột bị bị suy giảm

Ruột bị kích thích khiến cho chứng năng ruột bị hạn chế, giảm nhu động ruột khiến việc tiêu hóa thức ăn chậm hơn khiến thức ăn ứ đọng trong dạ dày đồng thời gây rối loạn tiêu hóa cũng có ảnh hưởng đến dạ dày.

2.5. Stress sau sinh

Stress là nguyên nhân gây đau dạ dày sau sinh và trầm cảm sau sinh, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thậm chí đe dọa đến tính mạng chị em.

Căng thẳng, stress sau sinh gây ức chế thần kinh, làm tăng tiết acid dịch vị nhiều hơn, ức chế và cản trở sự hình thành lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc tạo điều kiện thuận lợi cho acid dịch vị tấn công niêm mạc gây ra các vết viêm loét. 

2.6. Do vi khuẩn Hp

Đau dạ dày sau khi sinh mổ cũng có thể do nhiễm khuẩn H.pylori gây ra. Vì một lý do nào đó, vi khuẩn Hp xâm nhập được vào trong dạ dày bạn, làm tổ trên niêm mạc dạ dày và tiết ra các enzyme, các loại độc tố phá hủy niêm mạc dạ dày và gây đau dạ dày.

2.3. Ăn uống không đúng bữa

Việc ăn uống thất thường, chế độ ăn thiếu cân đối về dinh dưỡng do chỉ tập trung những thực phẩm lợi sữa, ăn không đúng bữa, ăn qua loa cho xong thậm chí bỏ bữa…là những thói quen xấu khiến dạ dày hoạt động không có quy luật, gây rối loạn quá trình tiết acid dịch vị trong dạ dày, lâu ngày sẽ dẫn đến đau, viêm loét dạ dày.

2.4. Ăn quá nhanh

Ăn không đúng bữa kết hợp với ăn quá nhanh, nhai không kỹ thậm chí là nuốt chửng khiến dạ dày làm việc vượt quá công suất mới có thể nghiền, co bóp và tiêu hóa thức ăn. 

Tình trạng này nếu không có biện pháp khắc phục, dạ dày hoạt động quá tải lâu ngày sẽ khiến hoạt động chậm lại, quá trình tiêu hóa bị chậm lại, ứ đọng thức ăn gây khó tiêu, đầy hơi, ợ chua, ợ hơi và có thể gây đau dạ dày.

Ngoài 6 nguyên nhân trên, chế độ ăn uống thiếu cân đối, suy giảm nội tiết tố sau sinh, thừa cân béo phì…cũng là nguyên nhân khiến bạn bị đau dạ dày sau sinh mổ.

3. Đau dạ dày sau khi sinh mổ có được uống thuốc không ?

Đau dạ dày sau khi sinh mổ không nên tự ý uống thuốc
Bị đau dạ dày sau sinh mổ bạn không nên tự ý uống thuốc

Đối với phụ nữ sau sinh mổ và đang cho con bú, việc sử dụng thuốc là một bài toán khó vì thuốc có thể đào thải qua sữa mẹ và gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ . 

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thuốc có thể được đào thải ra ngoài qua đường sữa mẹ. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lượng thuốc thải ra qua sữa mẹ như: liều lượng thuốc, số lần sử dụng, thời gian bán thải…mà lượng thuốc đào thải có thể từ 1 – 5%. 

Vì vậy, nếu bạn đang cho con bú và bị đau dạ dày sau khi sinh mổ, không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần nhanh chóng đi khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân, mức độ bệnh hiện tại và tình trạng sức khỏe thực tế của mình để có thể có những phác đồ điều trị thích hợp nhất.

  • Trường hợp bệnh nhẹ hoặc trung bình: Bác sỹ khuyến khích bệnh nhân không nên sử dụng thuốc tây y để điều trị. Thay vào đó là sử dụng những phương pháp tự nhiên an toàn, sử dụng một số loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạ dày và thực hiện một số thay đổi tích cực trong thói quen sinh hoạt, ăn uống.
  • Đối với những trường hợp nặng hơn Bác sĩ sẽ dựa trên rất nhiều yếu tố, cân nhắc giữa lợi và hại khi sử dụng thuốc để quyết định có cho phép bạn sử dụng thuốc điều trị hay không.

4. Cách khắc phục bệnh đau dạ dày sau sinh mổ tự nhiên

Để bệnh đau dạ dày sau khi sinh mổ không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và chất lượng nguồn sữa cho con bú, các mẹ có thể tham khảo một số bài thuốc, các mẹo dân gian chữa đau dạ dày cho phụ nữ sau sinh và cho con bú dưới đây

4.1. Nha đam

Công dụng của nha đam:

  • Không chỉ có tác dụng làm đẹp, lá nha đam hay lô hội còn được mọi người sử dụng để làm giảm các triệu chứng đau dạ dày như ợ chua, ợ nóng, đầu chướng bụng khó tiêu, buồn nôn…
  • Trong thành phần của nha đam có chữa các hợp chất hữu cơ có tác dụng giảm đau chống viêm, trung hòa acid dịch vị, làm lành vết loét, kháng khuẩn, tăng cường chức năng hoạt động bình thường của dạ dày.

Nguyên liệu:

  • Lá nha đam tươi
  • Nước ấm

Cách thực hiện:

  • Lá nha đam chọn những lá to, bản dày mua về rửa sạch để ráo
  • Gọt bỏ thật kỹ lớp vỏ xanh bên ngoài
  • Ngâm phần gel nha đam vào nước và rửa sạch lớp nhựa bên ngoài
  • Ép nha đam lấy nước và pha với ½ cốc nước ấm để uống
  • Bạn cũng có thể thái nhỏ nha đam và đem nấu nước uống

Cách sử dụng: Uống nước nha đam 2 lần/ ngày

*Lưu ý: Không được sử dụng quá 400mg gel tươi/ ngày có thể gây ngộ độc

4.2. Cải bắp chữa đau dạ dày sau khi sinh mổ

Công dụng của cải bắp: Trong cải bắp có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và đặc biệt có một hợp chất hữu cơ có tác dụng điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa rất tốt. 

Nguyên liệu: Bắp cải, nên chọn loại bắp cải xanh có nhiều lá già bên ngoài sẽ có tác dụng tốt hơn

Cách thực hiện:

  • Tách từng lá bắp cải ra, rửa sạch, ngâm với nước muối và để ráo nước
  • Đun sôi nước và trần qua lá bắp cải, để ráo
  • Cho lá bắp cải và một chút nước vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt.

Cách sử dụng: 

  • Uống 0,5 – 1 lít nước ép bắp cải mỗi ngày, uống làm nhiều lần
  • Có thể cho thêm chút muối hoặc gừng vào cho dễ uống
  • Sử dụng liên tục trong 2 – 3 tháng mới bắt đầu thấy có hiệu quả

*Lưu ý: Khi sử dụng bắp cải để điều trị đau dạ dày sau khi sinh mổ, bạn nên sử dụng bắp cải còn sống vì khi nấu chín, chất hữu cơ này sẽ biến mất.

4.3. Lá bạc hà

Lá bạc hà
Lá bạc hà

Công dụng của lá bạc hà: Menthol trong lá bạc hà và một vài hợp chất khác có tác dụng rất tốt đến hệ tiêu hóa của bạn. Kháng khuẩn, chống viêm, hạn chế có thắt dạ dày, giúp thoải mái tinh thần, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.

Nguyên liệu:

  • Lá bạc hà 100g
  • Nước ấm 250ml

Cách thực hiện:

  • Chọn mua lá bạc hà còn tươi, loại bỏ lá sâu, thối, dập nát.
  • Rửa sạch, để ráo
  • Đem xay lá bạc hà với 250m nước ấm và lọc lấy nước cốt

Cách sử dụng: Uống nước lá bạc hà khi thấy có triệu chứng khó chịu của đau dạ dày

*Lưu ý: Bạn cũng có thể nhai lá bạc hà tươi hoặc cho vài nhánh bạc hà vào cốc nước nóng uống 2 – 3 lần/ ngày cũng sẽ giúp làm dịu những cơn đau.

4.4. Nghệ

Công dụng của nghệ tươi: Nghệ tươi có tác dụng rất tốt với phụ nữ sau sinh, chúng giúp các vết mổ, vết cắt tầng sinh môn mau liền sẹo, giúp đẹp da, lấy lại vóc dáng, ngừa hậu sản và giảm các triệu chứng của đau dạ dày sau khi sinh mổ.

Có rất nhiều cách chế biến nghệ tươi để sử dụng nghệ để chế biến món ăn như:

  • Kho thịt, kho cá
  • Nghệ ngâm mật ong
  • Rượu nghệ gừng để uống và xoa bóp
  • Tinh bột nghệ đắp mặt
  • Tinh bột nghệ pha uống với sữa ấm…

*Lưu ý: Ngoài ra, bạn có thể sử dụng viên uống có chứa Nano curcumin với nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn nghệ tươi và tinh bột nghệ. Giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh đau dạ dày sau sinh mổ và tăng cường sức khỏe, sắc đẹp cho phụ nữ sau sinh, ngừa hậu sản

5. Cách phòng ngừa bệnh đau dạ dày sau khi sinh mổ

Phụ nữ sau khi sinh con thường sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là những vấn đề, các bệnh lý về đường tiêu hóa. Bạn có thể tham khảo những cách phòng ngừa bệnh đau dạ dày sau sinh mổ như sau:

5.1. Chế độ ăn uống đúng cách 

Sau sinh mổ mẹ thường tập trung bồi bổ quá mức để nhanh chóng hồi phục sức khỏe và có nhiều sữa cho con bú mà vô tình quên mất cần phải bổ sung dinh dưỡng một cách cân đối. Theo đó mẹ cần lưu ý những vấn đề sau trong chế độ ăn uống:

Thay đổi thói quen ăn uống 

Chia nhỏ bữa ăn
Chia nhỏ bữa ăn
  • Không ăn quá no trong một lần, chia làm 5 – 6 bữa/ ngày, ăn chậm, nhai kỹ.
  • Nên chế biến thức ăn thành những món ăn mềm, nhiều nước, ít gia vị, nấu nhạt để giúp giảm tải công việc cho dạ dày. 
  • Không kiêng khem quá mức sẽ khiến cơ thể thiếu chất suy kiệt, giảm sức đề kháng, lâu lành vết thương, chậm phục hồi, ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Những loại thực phẩm nên bổ sung

  • Ăn nhiều protein và calo giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi và làm lành vết thương, các loại protein lành mạnh có trong: Cá, thịt trắng, trứng, sữa, đậu đỗ…cân đối giữa protein thực vật và động vật
  • Tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất từ rau xanh và trái cây, đặc biệt tăng cường vitamin C và vitamin nhóm B để tránh tình trạng mẹ bị táo bón như: Cải bắp, súp lơ, chuối, măng tây, rau cải bó xôi, bí đỏ, quả việt quất…
  • Uống nhiều nước, từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ tiêu hóa. Nước có thể là nước đun sôi để nguội, nước ép trái cây, nước canh… Bạn có thể sử dụng nước điện giải ion kiềm để hỗ trợ trung hòa acid bảo vệ dạ dày
  • Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu sắt, acid folic, canxi, kẽm không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn tốt cho dạ dày như: Sữa, pho mai, thịt bò, gan bò, cá thu, cá hồi, nấm, lòng đỏ trứng…
  • Nên sử dụng những loại thực phẩm tốt cho dạ dày như những loại thực phẩm có tính kiềm

Những loại thực phẩm nên tránh

  • Không sử dụng rượu, bia, cà phê, không hút thuốc lá, tránh hít phải khói thuốc
  • Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, ăn nhiều những món hầm, luộc.
  • Không ăn thức ăn để lâu, thức ăn lạnh, những món ăn sống, tái như rau sống, món gỏi, nộm, chín tái.
  • Hạn chế sử dụng các loại quả chua như cam, quýt, bưởi…làm tăng tiết acid khiến làn nặng hơn các cơn đau dạ dày

5.2. Chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Đừng quá bận bịu với việc chăm con hãy nhờ sự hỗ trợ của người thân đặc biệt là chồng của bạn để bạn có thể dành cho mình một chút thời gian nghỉ ngơi bằng cách :

  • Xây dựng thời gian biểu hàng ngày, tập cho con bạn thói quen sinh hoạt điều độ, khoa học theo thời gian của mẹ.
  • Luôn suy nghĩ tích cực, duy trì trạng thái vui vẻ
  • Sử dụng gối có độ cao vừa phải để giảm các triệu chứng khó chịu của đau dạ dày. Tuy nhiên cần chú ý không kê gối quá cao vì có thể nó sẽ ảnh hưởng đến cột sống cổ.
  • Nếu có điều kiện, hãy massage cơ thể 1 tuần/ lần để cơ thể có thể thư giãn, thả lỏng hoàn toàn.

5.3. Chế độ luyện tập

Luyện tập thể dục thể thao
Luyện tập thể dục thể thao

Việc tập luyện sau khi sinh mổ cần phải được sự tư vấn của bác sĩ. Tùy theo từng giai đoạn phục hồi, bạn sẽ được hướng dẫn những bài tập khác nhau, mức độ và cường độ sẽ được tăng dần tùy theo tình trạng sức khỏe và khả năng hồi phục của bạn.

Nên duy trì thói tập luyện hàng ngày, mỗi lần khoảng 30 – 40 phút, hoặc tối thiểu là 3 lần/ ngày. Yoga, thiền, và các động tác thiên về phần bụng, lưng sẽ giúp tăng cường sức khỏe, tăng sự dẻo dai, hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày và còn giúp tinh thần sảng khoái, vui vẻ, chống stress.

>> Tìm hiểu thêm:

Giữ an toàn cho cả mẹ và bé trong suốt quá trình điều trị đau dạ dày sau khi sinh mổ là cả một thách thức với bác sĩ. Theo đó, việc tránh sử dụng thuốc Tây y, áp dụng các cách chữa bệnh dân gian an toàn, thay đổi những thói quen xấu và giữ cho tinh thần vui vẻ thoải mái sẽ giúp mẹ đẩy lùi bệnh nhanh chóng.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments
Trịnh hiệp
Trịnh hiệp
2 years ago

Vợ t bị dạ dày trước khi mổ sinh sau mổ thấy đau hơn, dễ chán ăn nên làm thế nào ạ

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x