Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Tỏi Không? [BẠN CÓ BIẾT?]
-
Ngày đăng:
25/06/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
399
Nội dung bài viết
ToggleTỏi là một loại gia vị không thể thiếu trong bữa cơm của người Việt. Không chỉ mang lại những lợi ích cho sức khỏe, tỏi còn là một vị thuốc điều trị các chứng bệnh như đau nhức, nhiễm trùng da, đầy bụng, khó tiêu. Vậy người bị đau dạ dày có nên ăn tỏi không? Đau dạ dày có ăn được tỏi đen không? Tỏi trị đau dạ dày được không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau
1. Tác dụng của tỏi
Tỏi là một loại thực vật có họ hàng gần với hành tây hành tím. Tỏi thuộc nhóm thực vật thân thảo. Tỏi là một gia vị không thể thiếu trong rất nhiều món ăn thường ngày. Tỏi vừa làm tăng thêm hương vị cho món ăn, lại vừa có tác dụng hỗ trợ sức khỏe rất tuyệt vời. Dưới đây là 4 tác dụng phổ biến nhất của tỏi đối với sức khỏe:
- Hàm lượng vitamin B1, B2, C nhất là allicin giúp đánh bay những vi khuẩn có hại, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, đồng thời giảm đau họng cho người mắc các chứng cảm cúm thông thường.
- Các khoáng chất có trong tỏi như sắt, magie, kali… giúp cơ thể hấp thụ canxi và các dưỡng chất tốt hơn, đồng thời tăng cường nồng độ nội tiết tố Estrogen ở phụ nữ, cho xương chắc khỏe hơn, ngăn ngừa loãng xương hiệu quả.
- Chất polysulfides và các phân tử lưu huỳnh trong tỏi có khả năng kích thích sự sản sinh tế bào nội mạc, giãn mạch máu và cơ trơn giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả. Nhờ đó, ăn tỏi sẽ giúp ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ các bệnh về tim mạch.
- Tỏi còn có các tác dụng trong việc làm chậm quá trình lão hóa tế bào, giảm mỡ máu, hạ huyết áp, tiêu viêm,…
Vậy ăn tỏi có tốt cho dạ dày không? Hãy tìm câu trả lời ở nội dung tiếp theo
2. Đau dạ dày có nên ăn tỏi không?
Đau dạ dày ăn tỏi được không? Người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn tỏi nhưng phải ăn đúng, ăn đủ và ăn có khoa học. Theo các nghiên cứu chất allicin, acid amin, fructan, diallyl sulfide, vitamin B1, B2, C… trong tỏi có tác dụng tăng cường khả năng kháng khuẩn của hệ miễn dịch, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và chống lại các tác nhân gây viêm loét. Ngoài ra chất allicin có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm loét dạ dày giúp dạ dày thêm khỏe mạnh và giảm các cơn đau dạ dày.
Các vitamin và khoáng chất thiết yếu trong tỏi giúp tăng cường sức đề kháng của cả cơ thể và hệ tiêu hóa, từ đó giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn
Vậy đau dạ dày có ăn được tỏi đen không? Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy ăn tỏi, đặc biệt là tỏi đen còn có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư vô cùng hiệu nghiệm nhờ hàm lượng allicin có trong mỗi củ tỏi khá cao.
3. Cách chữa đau dạ dày bằng tỏi
Để củng cố sức khỏe và chữa bệnh dạ dày bằng tỏi, người bệnh có thể áp dụng một số cách dưới đây.
3.1 Chữa đau dạ dày bằng tỏi và mật ong
Với tỏi kết hợp với mật ong thì bạn không cần phải thắc mắc việc đau dạ dày ăn tỏi được không? Bởi tỏi và mật ong là bài thuốc hữu hiệu thường. Mật ong có tác dụng làm lành vết thương rất tốt, khi ngâm cùng tỏi sẽ tạo ra bài thuốc giúp cho các vết loét dạ dày được nhanh lành hơn.
Để làm bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị:
Nguyên liệu:
- 30g tỏi
- 200ml mật ong (có thể dùng nhiều mật ong hơn một chút nếu muốn).
Cách thực hiện:
- Tỏi bóc vỏ và ngâm cùng mật ong theo tỉ lệ 15g tỏi: 100ml mật ong
- Sau đó đậy nắp kín để nơi khô ráo và thoáng mát, sử dụng sau 3 tuần.
Cách sử dụng: Khi ăn, bạn nên dùng dao thái tỏi thành lát mỏng, ngày ăn 2 lần, mỗi lần khoảng hai lát, dùng liên tiếp hai tháng rồi ngưng, sau 2 tuần mới sử dụng lại.
3.2 Nước ép tỏi
Nước ép tỏi sẽ giúp cho hoạt chất allicin phát huy được hết các tính năng, cũng như hạn chế được việc nhai không kỹ tỏi có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày người bệnh. Đây còn là bài thuốc chữa đầy bụng khó tiêu hiệu quả. Cụ thể
Nguyên liệu:
- 50g tỏi
- 200ml rượu trắng
Cách thực hiện: Dùng 50g tỏi đem đi xay nhuyễn, sau đó ngâm cùng 200ml rượu trắng trong vòng khoảng 15 ngày, rồi đem ra sử dụng.
Cách sử dụng: Mỗi ngày chiết lấy uống từ 2 đến 3 lần, mỗi lần một thìa cà phê, sử dụng liên tục mỗi ngày để thấy được những hiệu quả tốt nhất cho dạ dày.
>> Tìm hiểu thêm:
3.3 Rượu tỏi chữa đau dạ dày
Các hoạt chất trong tỏi như allicin, ajoene, diallyl sulfide… cùng các vitamin và khoáng chất như canxi, photpho, mangan, vitamin C, B…. Khi ngâm cùng rượu, các chất này được hòa tan ra, sẽ phát huy những công dụng hữu ích hơn, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Nguyên liệu:
- 50g tỏi
- 100ml rượu trắng 45 độ.
Cách thực hiện: Sau khi bóc sạch vỏ tỏi thì đem ngâm cùng rượu trong bình kín, để nơi thoáng mát từ 10 đến 15 ngày thì có thể sử dụng. Lưu ý là bạn có thể thái lát hoặc đập dập tỏi khi ngâm cùng rượu.
Cách sử dụng: Ngày uống hai lần vào lúc trước khi ăn sáng và trước khi đi ngủ. Nhớ là phải ăn sáng sau khi uống rượu tỏi để tránh làm tổn thương dạ dày thêm nghiêm trọng. Sử dụng đều đặn mỗi ngày để thấy những hiệu quả cho dạ dày.
Với món rượu tỏi thì các bạn cũng không cần phải lo lắng về việc đau dạ dày ăn tỏi được không?
3.4 Tỏi và quất tươi
Trong quất tươi và tỏi đều chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ việc điều trị đau dạ dày thêm hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Nguyên liệu:
- Lấy 50g tỏi
- 100 trái quất đem đi ép lấy nước.
Cách thực hiện: Đổ hỗn hợp nước thu được vào bình kín, cất trong tủ lạnh để bảo quản lâu dài.
Cách sử dụng:
- Ngày uống từ 2 đến 3 lần trước mỗi bữa ăn, mỗi lần một thìa cà phê nhỏ.
- Nên ăn no sau khi uống để tránh làm tổn thương dạ dày và sử dụng đều đặn lâu dài để thấy những thay đổi tích cực ở sức khỏe.
4. Lưu ý sử dụng tỏi đúng cách
Câu hỏi đau dạ dày ăn tỏi được không đã được trả lời ở trên. Người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn tỏi được tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng tỏi. Dưới đây là các lưu ý khi sử dụng tỏi:
- Không ăn tỏi sống: Khi chưa qua chế biến, trong tỏi vẫn còn chứa hàm lượng fructan vô cùng cao nên có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày dù ăn với liều lượng ít.
- Không ăn hoặc nuốt nguyên vẹn một tép tỏi: Nhiều người không có thói quen nhai kỹ mà thường nuốt nguyên các thức ăn có kích thước nhỏ như các tép tỏi. Điều này thật sự không tốt và có thể làm tổn thương tới niêm mạc dạ dày. Vì vậy nên thái nhỏ hay đập dập tỏi trước khi ăn để đảm bảo cho niêm mạc dạ dày
- Không ăn khi đói: Khi đói, cơ thể thiếu năng lượng và cũng là lúc dạ dày dễ bị tổn thương nhất.
- Trung bình mỗi tuần nên sử dụng từ 3 đến 4 lần, mỗi lần dùng khoảng 1 tới 2 nhánh tỏi(khoảng 1-1,5g) là vừa đủ
Lưu ý các đối tượng không nên sử dụng tỏi:
- Người bị bệnh về mắt: Tỏi không tốt cho mắt, gây giảm thị lực, hoa mắt, chóng mặt, thiếu máu nếu ăn nhiều.
- Với những bệnh nhân viêm gan: Ăn tỏi có thể khiến các bệnh nhân viêm gan bị ức chế tiết dịch vị, kích thích ruột, buồn nôn, tiêu hóa kém, giảm hemoglobin gây thiếu máu, ảnh hưởng việc điều trị bệnh gan.
- Người bị bệnh tiêu chảy: Ăn tỏi vào thời điểm này có thể khiến tổn thương niêm mạc đường ruột, khiến cảm giác đau bụng nặng hơn, thậm chí là xung huyết vô cùng nguy hiểm.
- Người bị bệnh thận: Người bị bệnh thận ăn tỏi có thể xuất hiện các tác dụng phụ, phản ứng lại với cơ thể, khiến việc điều trị khó khăn và kéo dài hơn.
- Người có sức đề kháng yếu: Tỏi có thể khiến cơ thể sinh đờm động nhiệt, tản khí, tiêu hao máu, buồn nôn, sắc khi kém vv… Vì vậy những người có thể trạng yếu nên hạn chế ăn tỏi để đảm bảo sức khỏe.
>> Tìm hiểu thêm:
- Đau Dạ Dày Ăn Xoài Chín Được Không?
- Đau dạ dày có ăn được sầu riêng không?
- TOP 20++ Rau Củ Tốt Cho Người Bị Đau Dạ Dày
Với những chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp bạn giải đáp được Đau dạ dày có nên ăn tỏi? Và cách trị đau dạ dày bằng tỏi đơn giản ở trên. Hãy áp dụng ngay những bài này để sớm thoát khỏi bệnh đau dạ dày nhé. Thường xuyên truy cập vào http://cumargold.com/ để nhận được những thông tin hữu ích nhất nha!