Skip to main content

Đau dạ dày ăn không tiêu có nguy hiểm không?

  • Ngày đăng:

    23/09/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    353

Đau dạ dày ăn không tiêu nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì có thể dẫn tới viêm loét dạ dày, co thắt dạ dày… Vậy làm thế nào phát hiện ra bệnh sớm, nguyên nhân do đâu và cách xử lý ra sao, cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

1. Đau dạ dày ăn không tiêu có biểu hiện gì?

Rối loạn tiêu hoá
Đau dạ dày ăn không tiêu dẫn đến chướng bụng sau khi ăn

Những người ăn không tiêu do bị đau dạ dày thường có những biểu hiện sau:

  • Ợ hơi, chướng hơi, đầy bụng ăn không tiêu hoá được: Khi thức ăn không tiêu hoá được bị tồn đọng trong dạ dày có thể bị lên men gây đầy bụng, ợ hơi ra mùi khó chịu.
  • Chướng bụng sau khi ăn: Sự tổn thương của dạ dày khiến hệ tiêu hoá hoạt động suy yếu, khả năng tiêu hoá thức ăn chậm gây chướng bụng, đầy bụng sau khi ăn. Bên cạnh đó, ăn nhanh, ăn vội, nhai không kỹ cũng là nguyên nhân khiến chướng bụng sau khi ăn.
  • Chán ăn dẫn đến suy nhược cơ thể: Khi bị khó tiêu, cơ thể luôn bị chướng bụng, đắng miệng khiến việc ăn uống không còn nhiều hứng thú. Lâu dần gây ra tình trạng chán ăn, cơ thể sút cân và suy nhược nhanh chóng.
  • Buồn nôn và ói mửa: Sự tiêu hoá kém gây ra tình trạng đầy hơi, tác động trực tiếp đến vùng ngực và bụng trên khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn, thậm chí là ói mửa.
  • Nóng trong dạ dày hoặc bụng trên: Khi bị rối loạn tiêu hoá khiến cho các cơ quan khác cũng hoạt động kém hiệu quả theo. Người bệnh mất kiểm soát hệ tiêu hoá khiến ruột bị kích thích, dẫn đến tình trạng bụng bị sôi, nóng rát trong dạ dày hay bụng trên.

>> Tìm hiểu thêm:

2. Đau dạ dày ăn không tiêu kèm theo triệu chứng nào?

Đau dạ dày chướng bụng
Chướng bụng, buồn nôn là triệu chứng kèm theo

Bệnh đau dạ dày thường kèm theo rất nhiều triệu chứng. Vì vậy ăn không tiêu do đau dạ dày thường kèm theo các biểu hiện sau:

  • Khó chịu vùng bụng trên: Do hệ tiêu hoá hoạt động không ổn định tạo ra các áp lực vùng bụng trên gây đau tức bụng.
  • Đau bụng đi kèm đầy hơi: cảm giác đau dạ dày có nghĩa và vùng niêm mạc dạ dày đã có dấu hiệu bị tổn thương, viêm loét. Lúc này, sự tiêu hoá của dạ dày dày bị chậm lại làm thức ăn tồn đọng trong dạ dày bị lên men và sinh ra hơi khiến đau dạ dày ăn không tiêu và ngoài ra khiến bạn cảm thấy đầy hơi vô cùng khó chịu.
  • Chướng bụng, buồn nôn: Do trong dạ dày có nhiều khí hơi không thoát ra được gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Đồng thời tình trạng này sẽ gây ra các cơn đau nhức ở ngực, bụng khiến người bệnh nôn nao, khó chịu và buồn nôn.
  • Dạ dày có tiếng kêu: Khi diễn ra quá trình co bóp dạ dày, đặc biệt là khi bụng rỗng thì có thể phát ra một số tiếng kêu. Ngoài ra, tình trạng trong bụng chứa nhiều khí không thoát ra đường cũng có thể gây nên các tiếng kêu trong dạ dày.
  • Người bệnh chán nản, mệt mỏi, không muốn ăn uống: Khi đau dạ dày, người bệnh thường luôn có cảm giác chua miệng kèm theo đầy bụng, ợ hơi vì vậy thường không muốn ăn uống. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh bị mất chất, sinh ra mệt mỏi, chán nản, sút cân nghiêm trọng.
  • Hôi miệng, đắng miệng: Các khí trong bụng trào lên trông qua đường hô hấp bị chuyển hóa thành CO2 gây hôi miệng, đắng miệng.

3. Nguyên nhân ăn không tiêu do đau dạ dày

Rối loạn tiêu hoá
Rối loạn tiêu hoá

Có rất nhiều lý do dẫn đến đau dạ dày ăn không tiêu dẫn đến căn bệnh đau dạ dày vô cùng nguy hiểm.

  • Do dạ dày thiếu acid: Khi thức ăn đi vào cơ thể cần phải có acid dịch vị HCL tiết ra trong dạ dày để hỗ trợ quá trình co bóp và tiêu hóa. Thiếu acid dịch vị khiến quá trình tiêu hoá thức ăn diễn ra chậm và tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại vào xâm nhập dạ dày gây ra các bệnh nguy hiểm.
  • Do dạ dày quá tải: Hấp thụ quá nhiều thức ăn trong một thời gian khiến dạ dày hoạt động quá tải khiến việc tiêu hoá thức ăn bị đình trệ. Lượng thức ăn tồn dư trong dạ dày bị lên men gây hại cho hệ tiêu hoá và một số cơ quan khác.
  • Ăn uống vội vàng làm dạ dày hoạt động với tần suất cao: Khi ăn uống vội vàng, thức ăn không được nhai kỹ, khi vào đến dạ dày sẽ khiến quá trình co bóp phải hoạt động mạnh hơn và làm chậm quá trình tiêu hoá lại. Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy bị chướng bụng sau khi ăn.
  • Các bệnh lý về dạ dày: Các bệnh như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, ung thư dạ dày… cũng là nguyên nhân khiến hệ tiêu hoá bị rối loạn gây chứng khó tiêu, đầy hơi.

4. Cách xử lý nhanh khi bị đau dạ dày ăn không tiêu

Khi bị có cảm giác ăn không tiêu và đau dạ dày, bạn có thể làm dịu các triệu chứng này bằng những cách sau:

Uống nước 

Uống nhiều nước
Uống nhiều nước

Uống nhiều nước lọc cũng là một cách để kích thích hệ tiêu hoá hoạt động ổn định hơn. Uống nhiều nước cũng đồng thời giúp đào thải các chất độc thông qua nước tiểu. Ngoài ra, nước cũng pha loãng acid trong dạ dày, làm giảm nồng độ acid, giúp làm giảm cơn đau.

Cơ thể người bình thường mỗi ngày cần được cung cấp từ 1,5 đến 2,5 lít nước. Với những người thường xuyên hoạt động ngoài trời, hoạt động mạnh thì cần tăng lượng nước lên.

Khi bị đau bụng khó tiêu, bạn nên uống nước ấm thay vì uống nước lạnh. Hãy uống từng ngụm nước nhỏ một, uống thật từ từ chứ không nên uống quá nhiều nước cùng một lúc.

Ngoài ra, bạn có thể uống các loại nước trái cây tự nhiên cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Khi đau bụng, bạn không được sử dụng nước ngọt, nước có ga hay các chất kích thích. Uống một ly nước sau khi ngủ dậy trước bữa sáng sẽ giúp hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả hơn.

Ăn trái cây tươi 

Các loại trái cây là nguồn cung cấp vitamin tự nhiên vô tận giúp cho hệ tiêu hoá hoạt động ổn định hơn. Các loại trái cây mà bạn nên bổ sung để tăng cường sức đề kháng cho hệ tiêu hoá như chuối, đu đủ, cam, quýt, lê, táo, nho, các loại quả mọng… Những loại trái cây này sẽ giúp tăng tiết dịch vị và enzyme tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày ổn định hơn từ đó hạn chế triệu chứng đau dạ dày ăn không tiêu

Bạn nên ăn trái cây vào buổi sáng và trải đều ra trong ngày, không nên trái cây vào buổi tối quá sát với giờ đi ngủ. Không nên ăn trái cây khi bụng quá đói và cũng không nên ăn khi vừa ăn no xong.

Bổ sung nano curcumin 

Tinh bột nghệ nano curcumin
Tinh bột nghệ nano curcumin

Bổ sung nano curcumin cũng là một phương pháp hiệu quả giúp cho dạ dày khỏe mạnh hơn. Curcumin là hoạt chất chính trong nghệ và có tác dụng vô cùng tốt đối với dạ dày. Tuy nhiên curcumin lại rất khó tan và khó hấp thụ. Do đó, nếu dùng nghệ để chữa dạ dày thì bạn phải ăn hàng cân nghệ mới có thể thấy được hiệu quả.

Nhờ có công nghệ nano, nano curcumin đã ra đời, khắc phục nhược điểm của curcumin thông thường và phát huy tối đa hiệu quả của hoạt chất này. Nano curcumin có khả năng làm lành các tổn thương trên vùng niêm mạc dạ dày, tăng sức đề kháng cho hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn, đồng thời nó cũng làm giảm acid và tiêu diệt vi khuẩn gây đau dạ dày, giúp bạn phục hồi sức khỏe toàn diện.

Sử dụng thêm men tiêu hóa

Men tiêu hóa có chứa rất nhiều lợi khuẩn và các men vi sinh, bổ sung các tác nhân tiêu hóa có lợi cho dạ dày và ruột, giúp hoạt động tiêu hóa trôi chảy và hiệu quả hơn. Đây là một sản phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ việc tiêu hoá hoạt động được ổn định hơn, rất phù hợp cho những người đang mắc chứng đầy bụng, khó tiêu. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng men tiêu hoá việc điều trị có hiệu quả, tránh các tác dụng phụ cho cơ thể.

Sinh hoạt và ăn uống khoa học 

Chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý
Chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị

 Chế độ ăn uống sinh hoạt có tác động lớn đến sự hoạt động của hệ tiêu hóa. Vì vậy, thay đổi một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn điều trị tình trạn đau dạ dày ăn không tiêu hiệu quả hơn.

  • Ăn chậm nhai kỹ sẽ giúp cho quá trình co bóp của dạ dày được hoạt động ổn định lại, quá trình tiêu hoá diễn ra nhanh hơn, dạ dày không bị hoạt động quá sức gây đau nhức hay buồn nôn.
  • Chia nhỏ bữa ăn để hạn chế tình trạng thức ăn không tiêu hoá được và tồn đọng trong dạ dày. Ăn ít và chậm rãi sẽ giúp việc tiêu hoá thức ăn nhanh chóng và hiệu quả hơn.
  • Ăn uống đúng giờ sẽ giúp cho dạ dày được khoẻ mạnh hơn và không phải tiết ra các acid dịch vị dư thừa.
  • Không ăn đêm vì có thể gây ra chứng đầy bụng khó tiêu, đồng thời tích mỡ trong cơ thể. Sau suốt một ngày hoạt động, dạ dày và các cơ quan tiêu hoá đã quá sức, nếu bây giờ tiếp tục phải làm việc sẽ gây ra tình trạng quá tải, quá trình tiêu hoá diễn ra kém hiệu quả lâu dần gây ra đau dạ dày.

Dùng thêm quế để kích thích tiêu hóa

Quế có tình ấm, mùi thơm khi ăn vào cảm giác hơi cay và ngọt ở họng. Đặc biệt, các dưỡng chất trong quế có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa và xoa bóp dạ dày rất tốt. Nhờ đó, sử dụng quế sẽ giúp giảm triệu chứng đầy hơi, ợ chua và khó tiêu hiệu quả. Bạn có thể dùng một thìa bột quế hoà cùng nước ấm và một thìa mật ong uống mỗi sáng để giúp hệ tiêu hoá được hoạt động ổn định và khỏe mạnh hơn.

Dùng lá ổi non

Trong dân gian, lá ổi được coi là loại lá giúp trị bệnh tiêu hóa hiệu quả. Lá ổi non có vị chát, tốt cho ruột, chứa rất nhiều vitamin có khả năng chống viêm, kháng khuẩn cao, đặc biệt là chất berbagia, có tác dụng điều trị tiêu chảy hiệu quả. Ngoài ra, các dưỡng chất như, acid maslinic, beta-sitosterol, tanin pyrogalic, tinh dầu… cũng có tác dụng rất tốt trong điều trị đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa. Bạn có thể giã lá ổi lấy nước uống vào lúc đói để điều trị chứng khó tiêu.

Uống trà gừng 

Gừng có tác dụng rất tốt trong việc kích thích tiêu hóa, giải độc, điều trị đầy hơi, khó tiêu cho những người bị mắc các bệnh về dạ dày. Bạn chỉ cần thái vài lát gừng tươi pha cùng nước nóng và một thìa mật ong uống mỗi sáng sẽ hỗ trợ cho việc tiêu hoá hoạt động ổn định bình thường trở lại.

>> Tìm hiểu thêm:

Với những chia sẻ trên đây hy vọng các bạn đã hiểu về đau dạ dày ăn không tiêu cùng với đó là cách xử lý nhanh triệu chứng này một cách nhanh chóng và hiệu quả. Chúc các bạn luôn có sức khoẻ tốt!

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x