[GIẢI – ĐÁP] Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Dứa Không?
-
Ngày đăng:
21/05/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
407
Nội dung bài viết
ToggleĐau dạ dày có nên ăn dứa không, ăn dứa có tốt cho dạ dày không, uống nước ép dứa có đau dạ dày không? là câu hỏi mà rất nhiều câu hỏi mà nhiều người quan tâm bởi đây là loại trái cây ngon bổ rẻ và rất phổ biến ở Việt Nam. Hãy theo dõi bài viết sau để biết ăn dứa đau dạ dày hay không nhé?
1. Đau dạ dày ăn dứa có được không?
Đau dạ dày ăn dứa có được không? Câu trả lời là không. Bởi trong dứa chứa axit hữu cơ và một số enzyme. Khi các vết loét dạ dày tiếp xúc với enzyme của dứa, chúng sẽ bị các enzyme này ăn mòn, khiến những vết viêm loét tại khu vực niêm mạc dạ dày càng thêm trầm trọng.
Cụ thể:
- Trong thành phần của quả dứa có chứa rất nhiều các axit hữu cơ và một số enzyme có khả năng làm tiêu protein. Người bị đau dạ dày luôn có những vết viêm loét hở nằm ngay trong lớp niêm mạc của dạ dày. Khi các vết loét này tiếp xúc với enzyme của dứa, chúng sẽ bị các enzyme này ăn mòn, khiến những vết viêm loét tại khu vực niêm mạc dạ dày càng thêm trầm trọng.
- Ở người bị đau dạ dày, lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi axit và dịch vị cũng phân bố không đều, có chỗ dày, chỗ mỏng. Ở những vị trí mà lớp nhầy niêm mạc bị thiếu hụt, thành dạ dày dù không bị tổn thương tiếp xúc với enzyme của dứa thì cũng có thể bị ăn mòn.
- Đặc biệt, nếu những ai có thói quen ăn dứa tươi trong lúc đói sẽ có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, thành ruột, gây cảm giác nôn nao, khó chịu trong dạ dày,… do bị những axit hữu cơ và bromelain có trong dứa tác động.
>> Tìm hiểu thêm:
2. Tác dụng khác của dứa đối với sức khỏe
- Trong quả dứa có chứa một lượng mangan và canxi giúp xương chắc khoẻ
- Chất chống oxy hoá, vitamin c có trong quả dứa giúp giảm thiểu nguy cơ thoái hoá đồng thời giúp tăng cường thị lực
- Ngoài ra chất xơ dồi dào có trong quả dứa giúp bảo vệ hoạt động đường ruột tốt hơn nhờ enzym Bromelain giúp phân huỷ protein
- Đặc biệt dứa cung cấp 50% lượng vitamin C trong cơ thể giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể
- Trong quả dứa có chứa Bromelain rất tốt cho việc chữa bệnh viêm xoang đồng thời giúp ngăn ngừa đông máu hiệu quả.
3. Lưu ý người đau dạ dày nên và không nên ăn loại quả gì?
Trả lời cho câu hỏi: Đau dạ dày ăn dứa có được không? Chúng ta có thể chắc chắn rằng người bị đau dạ dày không nên ăn dứa. Vậy người đau dạ dày nên ăn gì và nên tránh gì để đảm bảo sức khỏe?
3.1 Loại hoa quả nào nên ăn
Bên cạnh mối quan tâm ăn dứa có đau dạ dày không, chúng ta nên tham khảo một số loại quả nên ăn sau đây:
- Quả chuối: Trong quả chuối chứa các dưỡng chất như: protein, chất xơ, magie, kali, natri, sắt, canxi, vitamin C, A, B6… đặc biệt ăn chuối vào buổi sáng sẽ mang đến công dụng giúp giảm cân rất tốt mà không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dạ dày. Hơn nữa, chuối cũng là loại trái cây mềm, dễ tiêu hóa và không gây kích thích lên các vết loét trong dạ dày.
- Đu đủ chín: Loại quả này được rất nhiều các chuyên gia khuyên dùng vì không chỉ chứa các loại men có lợi mà còn có 2 enzyme là papain và chymopapain giúp làm giảm cơn đau dạ dày. Tuy nhiên, chỉ nên dùng đu đủ chín, tránh dùng đu đủ xanh vì có nhiều nhựa gây hại cho dạ dày. Đu đủ chín cũng rất mềm, khiến dạ dày không phải co bóp, hoạt động nhiều.
- Quả táo: Táo chứa rất nhiều chất xơ hòa tan với hàm lượng cao vì vậy nhiều người thường xuyên ăn táo sẽ cảm nhận hệ tiêu hóa được cải thiện tích cực, quá trình phân hủy thức ăn nhanh chóng hơn. Từ đó giúp những cơn đau dạ dày, khó tiêu được giảm đi đáng kể.
- Bí đỏ: Bí đỏ là loại thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, magie, sắt,… rất bổ ích cho việc cải thiện sức khỏe. Đặc biệt là những người bị đau dạ dày, dùng quả bí đỏ trong thực đơn giúp cải thiện tình trạng co thắt, viêm loét dạ dày hiệu quả.
3.2. Không nên ăn loại hoa quả nào?
Không chỉ có câu hỏi ăn dứa có đau dạ dày không thì ngoài ra còn có rất nhiều loại quả mà người đau dạ dày không nên ăn. Cụ thể:
- Quả chanh: Trong chanh chứa thành phần vitamin C và một lượng axit rất cao nên dùng chanh sẽ khiến tình trạng viêm loét tại dạ dày thêm trầm trọng.
- Quýt: Cùng họ với chanh, người bị đau dạ dày dùng quýt sẽ chịu tác động không nhỏ do lượng axit pantothenic tăng cao, khiến những tổn thương niêm mạc dạ dày khó lành, đặc biệt là ăn quýt khi bụng đói.
- Hồng: Trong hồng có chứa hàm lượng tanin thuộc loại cao nhất trong tất cả các loại trái cây. Tanin là một chất rất dễ tan trong nước nhưng rất dễ bị vón cục khi gặp axit dạ dày. Vì vậy người bị đau dạ dày không nên ăn hồng để tránh gây viêm loét dạ dày, đau dạ dày.
>> Tìm hiểu thêm:
- Đau Dạ Dày Nên Ăn và Không Nên Ăn Hoa Quả Gì?
- Đau dạ dày ăn na được không?
- Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Dưa Chuột?
Bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi: Đau dạ dày có nên ăn dứa không? Thường xuyên truy cập vào http://cumargold.com/ để cập nhật những thông tin mới nhất nha!