Sự thật về đau bao tử ăn khổ qua được không?
-
Tác giả:
-
Ngày đăng:
05/08/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
392
Nội dung bài viết
ToggleKhổ qua là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng lại kén người sử dụng vì có rất nhiều dược tính. Vậy người bị đau bao tử ăn khổ qua được không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thể điều chỉnh thực đơn ăn cho người bị đau dạ dày phù hợp nhé.
1. Đau bao tử ăn khổ qua được không?
Có thể khẳng định rằng, đau dạ dày có thể ăn được trái khổ qua – hay mướp đắng. Khổ qua không gây ra những ảnh hưởng bất lợi với dạ dày của bạn mà ngược lại. Một số hợp chất hữu cơ có trong khổ qua còn có tác dụng tích cực lên dạ dày. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng mướp đắng một cách khoa học và hợp lý, tránh lạm dụng sử dụng quá nhiều vì có thể sẽ gây sức ép lên dạ dày và làm “phản tác dụng”.
Khổ qua là một loại thực phẩm được sử dụng rất nhiều trong căn bếp của mọi nhà. Khổ qua không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa, kiểm soát một số vấn đề về sức khỏe như:
- Bệnh tiểu đường
- Chứng mụn nhọt mẩn ngứa
- Mụn trứng cá
- Viêm đại tràng
- Gout
- Trị đau mắt đỏ
- Bệnh vẩy nến
- Phòng chống ung thư
- Giúp giảm cân…
Những bệnh lý về dạ dày như đau bao tử, viêm loét dạ dày cũng có thể được thuyên giảm nhờ có trái khổ qua. Bạn có muốn biết, mướp đắng tác động lên dạ dày của bạn như thế nào không? Cùng theo dõi phần sau của bài viết nhé!
2. Công dụng của khổ qua đối với đau dạ dày
Theo đông y, khổ qua có vị đắng, tính hàn quy kinh tỳ, vị, tâm, can, có tác dụng thanh giải thử nhiệt, trừ nhiệt tà, trị phiền nhiệt, tiêu khát, thanh tâm minh mục, giải độc, bổ gan dưỡng huyết, kiện tỳ khai vị, kích thích tiêu hóa, giảm đau giảm viêm dạ dày. Mướp đắng/khổ qua có thể sử dụng độc vị hoặc phối hợp với nhiều vị thuốc khác thành một bài thuốc hoàn chỉnh.
Dưới góc nhìn của y học hiện đại, mướp đắng là một siêu thực phẩm với hàm lượng các chất dinh dưỡng và dược chất lớn. Nó có tác dụng tích cực lên một số bệnh lý trong đó có đau dạ dày. Cụ thể những tác dụng sẽ giải thích tại sao đau bao tử có nên ăn khổ qua:
- Momordicin là một loại Glycosit đắng có trong mướp đắng, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn HP – một trong những nguyên nhân gây đau bao tử.
- Vitamin C và vitamin A là hai chất oxy hóa có tác dụng chống lại các gốc tự do trong cơ thể, tăng sức đề kháng, giúp làm lành các vết viêm, vết loét nhanh chóng từ đó giúp giảm đau và những triệu chứng khó chịu khác.
- Lượng chất xơ lớn giúp hỗ trợ dạ dày tiêu hóa thức ăn, kích thích ăn uống.
- Charantin và polypeptide có tác dụng gần giống insulin có tác dụng hạ đường huyết, ổn định lượng đường trong máu giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, tránh biến chứng làm liệt dạ dày gây đau dạ dày.
- Các Alcaloid, Glucosid, Saponin, Tanin có trong mướp đắng khi hấp thu vào cơ thể có tác dụng trung hòa acid dạ dày, ức chế hoạt động của vi khuẩn HP, bao phủ và làm lành vết loét trên niêm mạc dạ dày từ đó giúp giảm đau, giảm triệu chứng đau dạ dày đồng thời cải thiện tình trạng bệnh theo hướng tốt hơn.
- Khổ qua có chứa khá nhiều loại vitamin và khoáng chất như folate, kẽm, kali, sắt… giúp bổ sung và cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất do tiêu hóa và hấp thu kém trong bệnh đau dạ dày. Qua những tác dụng này bệnh nhân hoàn toàn có thể tự trả lời cho câu hỏi “đau bao tử ăn khổ qua được không”.
3. Cách chữa đau dạ dày bằng khổ qua
Khổ qua thường được sử dụng để chữa đau dạ dày dưới hai hình thức: Uống trà khổ qua hoặc chế biến thành những món ăn bài thuốc
3.1 Mướp đắng khô
Tác dụng của mướp đắng khô trong việc điều trị đau bao tử:
- Kiện tỳ vị, kích thích tiêu hóa.
- Chống viêm giảm đau, làm lành vết loét.
- Làm giảm các triệu chứng khó chịu của đau dạ dày.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Mướp đắng chọn những quả xanh tươi, không quá non, không quá già, không bị dập nát, hư hỏng.
- Rửa sạch, để ráo nước và thái thành từng lát mỏng.
- Đem phơi khô và cất ở nơi khô ráo thoáng mát để sử dụng dần.
Thực hiện:
- Cách 1: Sử dụng trực tiếp. Rửa sạch một vài lát mướp đắng đã phơi khô, cho vào ấm nước đang sôi sắc lấy nước uống trong ngày.
- Cách 2: Tán thành bột mịn. Khi sử dụng, hoàn tan 1 – 2 thìa cà phê bột mướp đắng vào cốc nước ấm và uống.
Cách sử dụng:
- Bệnh nhân đau bao tử nên sử dụng 1 – 2 cốc/ ngày, sử dụng 3 – 4 lần/ tuần. Khi sử dụng cần chú ý kiểm tra huyết áp, đường huyết nếu cơ thể có những dấu hiệu bất thường. Có thể giảm liều sử dụng.
- Sử dụng sau bữa ăn, không sử dụng khi bụng đói.
Mướp đắng khô khá dễ làm và cũng có thể được mua sẵn. Nếu không có thời gian tự chế biến, bạn có thể tìm mua mướp đắng khô rất dễ dàng.
3.2 Mướp đắng tươi – câu trả lời cho đau bao tử ăn khổ qua được không
Với mướp đắng tươi, bạn có thể sáng tạo ra rất nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng và có tác dụng rất tốt với bệnh đau bao tử.
+) Trà mướp đắng
Tác dụng của trà mướp đắng
- Kiện tỳ vị, kích thích tiêu hóa.
- Chống viêm giảm đau, làm lành vết loét.
- Làm giảm các triệu chứng khó chịu của đau dạ dày.
Nguyên liệu: Mướp đắng tươi
Thực hiện:
- Mướp đắng rửa sạch, để ráo và thái lát mỏng.
- Đun sôi nước trong ấm, thả mướp đắng vào đun, sắc lấy nước uống sau bữa ăn.
Cách sử dụng:
- Không uống nước mướp đắng khi bụng đói, tốt nhất là uống trong và ngay sau bữa ăn.
- Sử dụng tối đa 3 – 4 lần/ tuần.
+) Canh mướp đắng nhồi thịt
Tác dụng Canh mướp đắng nhồi thịt với bệnh đau bao tử:
- Kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng.
- Cải thiện triệu chứng viêm đau dạ dày.
- Tăng cường bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng.
Nguyên liệu:
- Mướp đắng tươi.
- Thịt lợn xay.
- Nấm hương.
- Mộc nhĩ.
- Nước hầm xương.
- Tiêu bắc, hành lá, gia vị vừa đủ.
Thực hiện:
- Mướp đắng rửa sạch, bổ đôi và bỏ hết ruột và hạt.
- Nấm hương, mộc nhĩ ngâm rửa sạch, thái nhỏ.
- Trộn thịt xay cùng với gia vị, nấm hương, mộc nhĩ và nhồi vào trong mướp đắng.
- Đun sôi nước hầm xương, cho mướp đắng đã nhồi thịt vào nấu đến khi gần chín thì nêm gia vị vừa ăn.
- Thả hành lá vào và mức ra bát.
+) Mướp đắng xào trứng
Tác dụng mướp đắng xào trứng với bệnh đau bao tử:
- Kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng.
- Cải thiện triệu chứng viêm đau dạ dày.
- Tăng cường bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng.
Nguyên liệu:
- Mướp đắng tươi.
- Trứng gà hoặc trứng vịt.
- Gia vị vừa ăn.
Thực hiện:
- Mướp đắng rửa sạch, bổ đôi theo chiều dọc, bỏ ruột và hạt, thái lát mỏng.
- Để giảm bớt vị đắng, bạn cần cạo sạch lớp ruột bên trong và ngâm mướp trong nước đá lạnh.
- Đánh tan trứng trong một chiếc bát với chút dầu ăn.
- Xào mướp đắng vừa chín tới, nêm gia vị vừa ăn sau đó đổ trứng vào và trộn đều đến khi trứng chín.
Lưu ý:
- Với những món ăn bài thuốc từ mướp đắng, bạn có thể sử dụng khoảng 3 – 4 lần/ tuần và không nên sử dụng quá nhiều trong một lần.
- Mướp đắng không có tác dụng điều trị đau bao tử, chúng chỉ có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng và cải thiện tình trạng bệnh. Bạn sẽ không thể thấy ngay sự khác biệt chỉ sau 2 – 3 lần sử dụng mà cần phải kiên trì ít nhất từ 2 – 3 tháng.
+) Mướp đắng xào trứng
>> Tìm hiểu thêm
4. Lưu ý khi sử dụng khổ qua
Khổ qua chứa rất nhiều dược tính, vì thế khi sử dụng bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Mướp đắng có tác dụng hạ đường huyết, hạ huyết áp. Vì vậy, những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, hay huyết áp thấp cần thận trọng khi sử dụng, không nên sử dụng mướp đắng chung với thuốc điều trị bệnh.
- Với hai loại thuốc điều trị ung thư là paclitaxel và vinblastine câu trả lời cho câu hỏi “đau bao tử ăn khổ qua được không” là KHÔNG.Khổ qua có tương tác với hai loại thuốc này. Vì vậy không sử dụng mướp đắng khi đang điều trị bằng hai loại thuốc này.
- Hạt mướp đắng có chứa nhiều dược tính nên có thể gây nhiều phản ứng bất lợi cho cơ thể khi ăn phải như đau bụng, đau đầu sốt, nôn mửa thậm chí có thể hôn mê.
- Sử dụng mướp đắng quá nhiều trong một lần và sử dụng liên tục có thể gây hại cho sức khỏe. Những người bị đau bao tử, không nên sử dụng trên 2 quả/ lần và không quá 4 lần/ tuần. Sử dụng mướp đắng khoa học, kiên trì sử dụng trong 2 – 3 tháng bạn sẽ thấy có sự khác biệt.
- Mướp đắng chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm viêm loét, giảm đau bao tử tốt nhất ở giai đoạn đầu của bệnh. Với những trường hợp đau dạ dày mãn tính, bạn cần đi khám và điều trị theo phác đồ cụ thể, sử dụng mướp đắng để hỗ trợ điều trị thêm.
5. Đối tượng nào không nên sử dụng khổ qua?
Mặc dù đau bao tử có nên ăn khổ qua tuy nhiên vẫn được chống chỉ định với những đối tượng sau:
Người bị huyết áp thấp, hạ đường huyết
Trong mướp đắng, người ta tìm thấy charantin – một hợp chất hữu cơ có tác dụng tương tự như insulin, giúp tăng cường chuyển hóa glucose và giảm lượng đường trong máu, ổn định đường huyết. Chính vì vậy, khi bạn đang sử dụng thuốc điều trị tiểu đường, bạn tuyệt đối không nên sử dụng mướp đắng để tránh bị hạ đường huyết.
Mướp đắng là một loại thực phẩm giàu Kali. Vì thế chúng có tác dụng hạn chế dòng natri, thúc đẩy bài tiết natri qua nước tiểu từ đó làm hạ huyết áp. Ngoài ra, lượng vitamin A và C khá phong phú cũng sẽ làm hạ huyết áp.
Người thiếu Canxi
Acid oxalic và vị đắng trong mướp đắng làm cản trở việc hấp thu canxi của cơ thể. Chính vì vậy những người bị thiếu Canxi, bệnh nhân loãng xương nên hạn chế hoặc tốt nhất không sử dụng khổ qua. Với những người bình thường, khi ăn mướp đắng tốt nhất nên luộc qua để loại bỏ bớt chất đắng trước khi chế biến sẽ giúp cơ thể có thể hấp thu canxi.
Trẻ nhỏ
Trong mướp đắng còn có chứa một số hợp chất không tốt cho cơ thể. Vì vậy, nếu cho trẻ nhỏ sử dụng mướp đắng, dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, không thải trừ được hết các độc tố rất có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ như nôn mửa, sốt, tiêu chảy, ngất thậm chí hôn mê.
Ngoài ra, những người cơ thể thiếu dương khí, cơ thể hàn,dạ dày lạnh, phụ nữ có thai đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, hoặc đã từng sảy thai cần hạn chế và thận trọng khi sử dụng mướp đắng.
Như vậy đau bao tử có nên ăn mướp đăng không những thế mướp đắng còn có thể sử dụng chúng như một cách để làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh đau dạ dày. Nếu có ai hỏi bạn đau bao tử ăn khổ qua được không, hãy giới thiệu cho họ bài viết này.
>> Tìm hiểu thêm: