Có nên ăn thực phẩm nhiều đạm trong điều trị viêm loét dạ dày?
-
Ngày đăng:
19/02/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
153
Nội dung bài viết
ToggleĐau dạ dày, viêm loét dạ dày là tình trạng tổn thương đến niêm mạc dạ dày thuộc hệ tiêu hóa. Do đó bệnh này ảnh hưởng tới sự hấp thu, chuyển hóa thức ăn trong dạ dày và cũng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thức ăn đưa vào cơ thể. Việc xây dựng chế độ ăn thế nào cho hợp lý, có nên ăn thực phẩm nhiều đạm trong điều trị viêm loét dạ dày không? Bạn hãy cùng tìm hiểu nhé.
Xem thêm:
- Viêm dạ dày tá tràng nên ăn gì? 15 loại thực phẩm thiết yếu
- Ăn gì chữa đau dạ dày? Top 5 nhóm thực phẩm tốt cho dạ dày
1. Thực phẩm ưu tiên trong điều trị viêm loét dạ dày
Trong điều trị viêm loét dạ dày, ngoài việc phải tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị để được tiên lượng khả quan, bệnh nhân viêm loét dạ dày còn cần có một chế độ ăn uống phù hợp để tốt cho dạ dày và không ảnh hưởng đến thuốc điều trị.
Các thực phẩm, đồ uống ưu tiên trong điều trị viêm loét dạ dày:
Thực phẩm chứa nhiều đạm, dễ tiêu hóa.
Tránh các thực phẩm chua, cay, nhiều dầu mỡ như đồ nướng, chiên xào.
Các thức uống không hại đến dạ dày ( tránh đồ uống chua gây kích thích dạ dày gây đau).
Xem thêm: 7 các điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả
2. Các loại thực phẩm chứa nhiều đạm có tốt cho dạ dày trong điều trị viêm loét
Công dụng của thực phẩm chứa nhiều đạm:
- Thực phẩm chứa nhiều đạm đảm bảo bổ sung dinh dưỡng hoàn chỉnh cho cơ thể. Với bệnh nhân viêm loét dạ dày, người bệnh không được nhịn đói các bữa ăn hay là ăn quá no. Chế độ ăn uống đúng giờ, hợp lý rất quan trọng song song với thuốc điều trị để đạt kết quả khả quan.
- Thực phẩm chứa nhiều đạm giúp bệnh nhân viêm loét dễ tiêu hóa hơn. Bệnh nhân viêm loét dạ dày thường xuyên gặp phải các triệu chứng: ợ hơi, khó tiêu, kém ăn. Thực phẩm chứa nhiều đạm có khả năng giúp dạ dày tiêu hóa nhanh, giúp giảm triệu chứng khó tiêu, ăn khôn tiêu của bệnh nhân tổn thương niêm mạc dạ dày.
Các thực phẩm chứa nhiều đạm mà bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng nên chú ý:
- Trứng: là một trong những thực phẩm bổ dưỡng và lành mạnh. Bên cạnh đó, lòng trắng trứng có hàm lượng protein gần như tinh khiết. Tuy nhiên, một tuần bệnh nhân chỉ nên tiêu thụ từ 3 – 4 quả trứng.
- Các loại thịt động vật: thịt lợn, thịt bò nạc; ức gà; tim lợn; cá; tôm;… Thịt luôn là nguồn cung cấp lượng đạm phong phú, bởi vậy bệnh nhân viêm loét dạ dày cần bổ sung các thực phẩm này để bổ sung dinh dưỡng cân bằng và dễ tiêu hóa.
- Sữa, sữa chua: có hàm lượng protein cao, rất tốt cho sức khỏe. Sữa hay sữa chua đều là những thực phẩm giúp cơ thể, cụ thể là dạ dày dễ tiêu hóa hơn. Tuy nhiên, người đau dạ dày cần lưu ý khi ăn sữa chua, đặc biệt không nên ăn sữa chua trong lúc đói. Một bộ phận người không có khả năng dung nạp sữa, bệnh nhân viêm loét dạ dày cần chú ý những đặc điểm này trước đó.
- Các loại rau bông cải, hạnh nhân, đậu phộng,… có chứa hàm lượng protein tương đối cao.
Lưu ý đối với thực phẩm chứa nhiều đạm cho bệnh nhân tổn thương niêm mạc dạ dày – tá tràng:
- Không nên chế biến cùng với nhiều dầu mỡ lúc nướng, chiên, xào. Việc chiên xào nhiều dầu mỡ lại khiến thực phẩm khó tiêu hóa đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày.
- Tuy bệnh nhân viêm loét dạ dày cần bổ sung hàm lượng đạm nhưng không nên làm dụng và ăn quá nhiều đạm, có thể gây ra những bệnh không mong muốn khác kèm theo.
Xem thêm: