Skip to main content

8 cách trị viêm hang vị gây hôi miệng hiệu quả

  • Ngày đăng:

    30/09/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    378

Viêm hang vị gây hôi miệng là nỗi khổ tâm của không ít bệnh nhân. Nếu như bạn cũng gặp phải tình trạng như trên, hãy cùng tìm hiểu căn nguyên gây ra chứng hôi miệng và một số mẹo chữa trị hiệu quả dễ thực hiện ngay sau đây nhé.

Xem thêm: 

1. Viêm hang vị gây hôi miệng không?

viêm hang vị gây hôi miệng
Hôi miệng do viêm hang vị

Hang vị là phần nằm ngang của dạ dày, từ bờ cong nhỏ của dạ dày cho tới lỗ của môn vị. Viêm hang vị dạ dày là tình trạng niêm mạc của hang vị bị viêm nhiễm, kéo theo đó là những cơn đau từ âm ỉ cho tới bùng phát dữ dội.

Không chỉ riêng chứng viêm hang vị, các chứng bệnh dạ dày khác đều khiến người bệnh bị hôi miệng. Những thay đổi tiêu cực mà bệnh dạ dày gây ra trong đường tiêu hóa có thể khiến cho hơi thở của bạn có mùi vô cùng khó chịu và khó xử lý. Cụ thể cơ chế gây hôi miệng của bệnh viêm hang vị như thế nào?

2. Nguyên nhân hôi miệng do viêm hang vị dạ dày

Viêm hang vị dạ dày gây ra nhiều thay đổi tới cơ thể và có thể gây nên tình trạng hôi miệng. Có 2 cơ chế chính để viêm hang vị dạ dày gây ra mùi hôi khó chịu ở khoang miệng như sau.

2.1. Viêm hang vị gây hôi miệng do vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp
Nguyên nhân do vi khuẩn Hp

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là loại vi khuẩn sinh sống ở niêm mạc dạ dày, gây ra nhiều chứng bệnh tiêu hóa nguy hiểm. Không chỉ sinh sống ở khu vực này, khuẩn HP còn được tìm thấy khá nhiều ở khoang miệng, trong các mảng bám ở răng.

Theo các chuyên gia y tế, khuẩn HP có thể đi theo con đường trào ngược dạ dày để thoát khỏi dạ dày và lên cư trú ở khoang miệng rồi tạo ra khí dimethyl sunfua, hydrogen sulphite, methyl mercaptan… đều là những loại khí có mùi hôi không hề dễ chịu.

Ngoài ra, khuẩn HP còn mang nhiều Prevotella intermedia, có thể khiến nha chu của người bệnh bị viêm và suy giảm các yếu tố quanh chân răng. Do đó, các mảng bám dần dần hình thành, lâu ngày gây ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.

Xem thêm: Cảnh báo 5 đường lây nhiễm vi khuẩn Hp

2.2. Viêm hang vị gây trào ngược dạ dày thực quản từ đó gây hôi miệng

Trào ngược thực quản
Viêm hang vị gây hôi miệng do trào ngược thực quản

Triệu chứng này xảy ra khi một vài thành phần của dịch vị dạ dày là Pepsin, dịch mật, HCI… vì một nguyên nhân nào đó mà bị đẩy ngược lên trên vùng thực quản. Phần dịch vị này vốn chứa nhiều acid nên có thể gây kích thích niêm mạc thực quản, làm cho thực quản phản ứng bằng cách nôn. Hiện tượng nôn này được gọi là trào ngược dạ dày thực quản.

Dạ dày của chúng ta có vai trò như một chiếc túi chứa đựng thức ăn để chờ tiêu hóa – đồng thời cũng là nơi lý tưởng cho các loại vi khuẩn trú ngụ. Khi bị trào ngược, cơ thắt ở thực quản – dạ dày bị nới lỏng, khiến cho khi hơi từ dạ dày thường xuyên được đẩy lên khoang miệng, mang theo mùi của thức ăn đang tiêu hóa dở rất khó chịu.

Đối với những người vệ sinh răng miệng tốt thì tình trạng này không gây ra nhiều vấn đề gì. Tuy nhiên, với các bệnh nhân có bệnh về tiêu hóa và thường bị trào ngược dạ dày thì hơi thở của họ sẽ thường xuyên có mùi rất khó chịu.

3. Cách khắc phục tình trạng hôi miệng do viêm hang vị

Để khắc phục viêm hang vị gây hôi miệng và có được hơi thở thơm ngát, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây.

3.1. Tiêu diệt vi khuẩn HP

Tiêu diệt khuẩn Hp
Tiêu diệt khuẩn Hp

Nghiên cứu chỉ ra rằng, nguyên nhân chính gây ra tình trạng hôi miệng chính là vi khuẩn HP. Chính vì vậy, muốn hết hôi miệng, điều đầu tiên chúng ta cần làm là diệt trừ loại vi khuẩn phiền toái này.

Hiện nay, các bệnh nhân dương tính với khuẩn HP thường được chỉ định điều trị bằng thuốc tây. Phác đồ điều trị sẽ kết hợp giữa thuốc kháng sinh với một loại thuốc giảm tiết acid dạ dày. Mục đích chính của việc này là để giảm nồng độ acid, hỗ trợ cho kháng sinh trong việc diệt trừ khuẩn HP và thải ra theo đường phân.

Những nhóm thuốc kháng sinh thường được sử dụng để diệt trừ khuẩn HP có thể kể ra như Omeprazol, Clarithromycin, Amoxicillin, Levofloxacin, Rifabutin, vv…Ngoài ra các bạn có thể tận dụng các cách khắc phục tình trạng hôi miệng nhanh tại nhà dưới đây.

3.2. Vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng hằng ngày sẽ giúp chúng ta làm sạch lượng thức ăn còn bám trên răng, khiến cho vi khuẩn mất đi môi trường sinh sống và phát triển từ đó loại bỏ triệt để vi khuẩn đang trú ngụ trong kẽ răng, khử đi mùi hôi miệng.

Các bạn nên đánh răng ít nhất là 2 lần một ngày, đánh vào buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ. Để việc vệ sinh răng miệng đạt được hiệu quả cao hơn, bạn có thể sử dụng thêm nước súc miệng hay nước muối sinh lý,

3.3. Uống nhiều nước

Bổ sung nước đầy đủ
Bổ sung nước đầy đủ

Nhiều người thường nghĩ rằng sản phẩm nước súc miệng với mùi hương bạc hà chính và vũ khí diệt từ mùi hôi miệng nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thành phần cồn trong nước súc miệng có thể gây ra tình trạng khô miệng.

Trên thực tế, nước bọt được xem là chất khử trùng tự nhiên, nên nếu miệng bị khô thì tình trạng hôi miệng sẽ càng trở nên tồi tệ. Chính vì thế, viêm hang vị gây hôi miệng bạn hãy uống thật nhiều nước hoặc nếu cần thiết có thể sử dụng nước lọc như nước súc miệng, vừa có thể súc trôi thức ăn vụn, làm sạch vi khuẩn và giữ ấm cho khoang miệng.

3.4. Sử dụng hạt đinh hương

Hạt đinh hương có mùi rất thơm, lại sở hữu công dụng an thần, có lợi cho giấc ngủ. Do đó, bạn có thể sử dụng hạt đinh hương để làm át đi mùi khó chịu trong khoang miệng.

Chỉ cần bạn ngậm hoặc nhai một ít hạt đinh hương trước khi đi ngủ mỗi tối thì không chỉ giấc ngủ được ổn định mà hơi thở của bạn cũng sẽ có được mùi thơm dễ chịu của thảo mộc.

3.5. Cam thảo cải thiện chứng viêm hang vị gây hôi miệng

Cam thảo
Cam thảo để hạn chế mùi khó chịu

Dùng cam thảo để hạn chế mùi khó chịu trong khoang miệng. Không những thế, cam thảo còn được chúng minh là hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày rất tốt. Đây là bí quyết mà rất nhiều bệnh nhân bị đau dạ dày hoặc bị hôi miệng do chứng trào ngược dạ dày hiện đang áp dụng.

Bạn có thể nhai sống cam thảo khô, hoặc bỏ cam thảo khô vào nước ấm để pha thành nước cam thảo và sử dụng hằng ngày.

3.6. Sử dụng gừng

Theo các ghi chép của Đông y, gừng là vị thuốc có tính ấm, vị cay, có tác dụng bổ phế và tán hàn. Bài thuốc chữa hôi miệng bằng củ gừng thực hiện như sau:

  • Để giảm mùi hôi miệng do viêm hang vị dạ dày gây ra, bạn có thể lấy củ gừng đem đi gọt vỏ sạch sẽ rồi đem thái thành những lát mỏng.
  • Tiếp đó, bạn hãy đem những lát gừng đi nấu nước hoặc hãm trong ly giống như hãm trà.
  • Mỗi ngày bạn uống một ly nhỏ trà gừng cũng như súc miệng với nước gừng từ 2 cho tới 3 lần giúp kiểm soát tình trạng hôi miệng.

3.7. Sử dụng lá bạc hà

Lá bạc hà
Lá bạc hà chữa hôi miệng

Lá bạc hà giúp khắc phục tình trạng viêm hang vị gây hôi miệng rất hữu hiệu. Không những thế, lá bạc hà thường được tận dụng để sản xuất ra những chế phẩm trị hôi miệng nhờ mùi hương thanh mát.

Bạn chỉ cần chọn lấy một vài lá rồi ăn như một loại rau thơm. Hãy nhai kỹ lá bạc hà để làm sạch mảng bám răng, đồng thời hãy đảo lá đều trong miệng để tinh chất bạc hà có thể thẩm thấu vào nướu và răng, diệt trừ mùi hôi miệng một cách mau chóng.

3.8. Ăn vỏ chanh tươi

Vỏ chanh có tính acid kháng khuẩn rất mạnh. Tinh dầu vỏ chanh giúp diệt trừ vi khuẩn và lấn át mùi hôi gây ra bởi các bệnh đường tiêu hóa.

Để dùng vỏ chanh, bạn chỉ việc đem vỏ đi lột bỏ màng chua, dùng dao cắt thành các sợi nhỏ, nhai thật kỹ rồi nuốt. Hãy thực hiện cách này hằng ngày và cảm nhận hiệu quả.

Trên đây là cụ thể nguyên nhân viêm hang vị gây hôi miệng, kèm theo đó là những mẹo đơn giản giúp đánh bay mùi hôi một cách hiệu quả và nhanh chóng. Hãy áp dụng những cách này và tận hưởng hơi thở thật thơm mát và tự tin nhé!

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x