Tổng hợp 6+ triệu chứng viêm loét dạ dày đại tràng phổ biến nhất
-
Ngày đăng:
30/08/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
173
Nội dung bài viết
ToggleTriệu chứng viêm loét dạ dày đại tràng xảy ra khi bạn mắc đồng thời 2 bệnh viêm loét dạ dày và viêm đại tràng. Sau đây là những thông tin chi tiết tổng hợp về bệnh.
Xem thêm:
- Tất tần tật thông tin về bệnh loét dạ dày
- Cảnh báo những nguy hiểm của viêm loét dạ dày tá tràng
- Triệu chứng ai cũng gặp về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
1. Viêm loét dạ dày đại tràng là gì?
Viêm loét dạ dày và viêm đại tràng là 2 bệnh lý khác nhau. Đại tràng hay còn gọi là ruột già, khoảng cách từ dạ dày đến đại tràng là khá xa, phải đi qua ruột non. Tuy nhiên, chúng có những triệu chứng viêm khá giống nhau.
Đồng thời, nguyên nhân gây viêm dạ dày – đại tràng đều một phần liên quan đến chế độ ăn và sinh hoạt hàng ngày.
Tuy nhiên ngoài những triệu chứng giống nhau thì hai bệnh lý của viêm dạ dày – đại tràng vẫn có những triệu chứng khác biệt.
Vậy hai bệnh này có những triệu chứng nào giống nhau và làm thế nào để phân biệt được các triệu chứng khác nhau. Cùng xem chi tiết phần tiếp theo
2. Triệu chứng viêm loét dạ dày đại tràng điển hình
Tuy vị trí viêm và nguyên nhân viêm khá khác nhau. Tuy nhiên viêm loét dạ dày và viêm loét tá tràng đều có các triệu chứng chung của viêm loét ống tiêu hoá.
2.1. Đau bụng, lúc âm ỉ, đau quặn
Người bệnh bị viêm loét dạ dày đại tràng thường xuất hiện những cơn đau bụng, đau dạ dày âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn khiến người bệnh rất khó chịu. Vị trí đau là vùng quanh rốn, đôi khi lan lên trên rốn (đau bụn vùng thượng vị).
- Đối với viêm loét dạ dày, cơn đau thường xuất hiện khi đói. Có thể giảm khi ăn các đồ ăn như sữa, bánh mì…
- Đối với viêm đại tràng, cơn đau có thời điểm đau không cố định, thường đau ẩm ỉ. Đau tăng về đêm. Khi đau quặn thường kèm theo triệu chứng đi ngoài ra máu tươi.
2.2. Đi ngoài phân lỏng, đi ngoài ra máu
Viêm dạ dày đại tràng khiến bệnh nhân bị rối loạn tiêu hoá nghiêm trọng. Thông thường bệnh nhân sẽ gặp triệu chứng tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, không có tần suất cố định.
- Đối với viêm loét dạ dày có xuất huyết tiêu hoá, máu sẽ phải qua ruột non, bị phân huỷ một phần ở ruột già. Vì vậy, bệnh nhân viêm loét dạ dày sẽ có triệu chứng đi ngoài phân dính máu màu đen. Nếu có triệu chứng nôn thì sẽ nôn kèm máu tươi hoặc hơi nâu.
- Đối với viêm loét đại tràng, nếu có xuất huyết tiêu hoá, máu sẽ trực tiếp lẫn vào phân và đào thải ra ngoài. Bệnh nhân gặp triệu chứng đi ngoài máu tươi chứ không phải máu màu đen như bệnh viêm loét dạ dày.
- Kết hợp triệu chứng viêm loét dạ dày – đại tràng, bệnh nhân sẽ gặp triệu chứng đi ngoài máu tươi lẫn máu màu đen. Đôi khi có trường hợp nôn dính máu, nôn ra máu tươi.
2.3. Đầy hơi, chướng bụng
Chức năng tiêu hóa của bệnh nhân bị viêm loét dạ dày đại tràng thường kém hơn so với những người bình thường. Thức ăn khi vào dạ dày, đại tràng không tiêu hoá được dẫn đến chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu hóa.
Gây ra triệu chứng viêm loét dạ dày đại tràng điển hình là đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
2.4. Sút cân trầm trọng, thiếu máu
Bệnh nhân viêm loét dạ dày đại tràng thường ăn không ngon, rối loạn tiêu hoá dấn đến sút cân nhanh. Vết loét gây mất máu cũng khiến bệnh nhân mệt mỏi, sinh hoạt và ăn uống bất tiện.
2.5. Sốt cao không rõ nguyên nhân
Sốt là dấu hiệu của các triệu chứng viêm điển hình. Viêm đồng thời tại dạ dày và đại tràng khiến bệnh nhân thường gặp các cơn sốt cao trên 39 độ. Các cơn sốt này có tần suất không cố định. Thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng cảm cúm thông thường.
2.6. Chuột rút
Mất máu và viêm nhiều khiến bệnh nhân bị mất cân bằng điện giải. Đặc biệt thiếu hụt các muốn Kali, Magie… gây ra các cơn chuột rút. Khi này, bạn cần bổ sung thêm điện giải bằng cách uống Osezol hoặc bổ sung từ các thực phẩm như chuối, đậu, táo…
2.7. Rối loạn đại tiện
Bệnh nhân thường bị rối loạn đại tiện, đại tiện nhiều lần trong ngày, ảnh hưởng đến sinh hoạt. Các cơn đau và co bóp kích thích đại tiện về đêm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của bệnh nhân.
3. So sánh triệu chứng viêm loét dạ dày và viêm đại tràng
Ngoài những triệu chứng viêm loét dạ dày đại tràng giống nhau ở trên, 2 bệnh này vẫn có những triệu chứng khác nhau mà các bạn có thể phân biệt được:
TRIỆU CHỨNG VIÊM LOÉT DẠ DÀY | TRIỆU CHỨNG VIÊM ĐẠI TRÀNG |
Nguyên nhân: Tăng tiết acid dịch vị, Vi khuẩn H.Pylori | Nguyên nhân: Campylobacter, Shigella, E. Coli, Salmonella . |
Đau ở vùng thượng vị, ngay dưới xương ức. Đôi khi vị trí đau cũng có thể nằm xa mũi ức lệch về hai phía trái hoặc phải. Đau lan sang lưng | Đau ở phần quanh rồn đi xuống bụng dưới hoặc dọc khung đại tràng, cảm giác đau âm ỉ hoặc quặn thắt. |
Những cơn đau có tính chất chu kỳ từng đợt, tăng khi đói hoặc sau ăn 2 giờ. | Đau không có tính chất chu kỳ cụ thể nhưng thường tăng lên về đêm. |
Người bệnh sẽ cảm thấy đau ngay sau khi ăn thực phẩm chua cay, nhiều dầu mỡ, đồ tanh, uống bia rượu… | Cơn đau không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi thức ăn. |
Nôn ra máu tươi, đi ngoài phân đen | Không nôn ra máu, đi ngoài ra máu tươi |
Ợ chua, ợ hơi, viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản | Không ợ hơi, ợ chua và viêm họng |
Xem thêm:
- Những triệu chứng thường gặp của bệnh loét dạ dày
- Đau dạ dày đi ngoài ra máu – Tuyệt đối đừng coi thường!
4. Những điều cần làm khi điều trị viêm loét dạ dày đại tràng
Khi phát hiện ra những triệu chứng viêm loét dạ dày đại tràng ở trên người bênh nên đi khám và kiểm tra sớm nhất từ đó tìm nguyên nhân gây bệnh. Hầu hết bệnh viêm loét dạ dày đại tràng liên quan đến chế độ ăn uống sinh hoạt vì vậy để điều trị người bệnh cần:
Xem thêm: 5 Mục tiêu điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Bổ sung các thực phẩm bổ dưỡng, dễ tiêu hoá, ít gây viêm.
- Cháo/súp..: Rất dễ tiêu hóa và dễ ăn khiến cho dạ dày không phải hoạt động nhiều. Cháo súp cũng có kết cấu rất mềm, không gây kích thích lên các vết loét dạ dày và ruột, không gây đau và tăng viêm.
- Thực phẩm chứa chất béo lành mạnh: Giúp chống viêm, làm lành nhanh vết thương, dễ tiêu hóa từ đó hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày đại tràng hiệu quả. như: dầu ô liu, bơ, cá hồi,…
- Sữa chua: Chứa lợi khuẩn Probiotic, enzyme cùng nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể, tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm kích thích dạ dày – đại tràng, từ đó làm giảm các triệu chứng viêm loét dạ dày đại tràng.
- Thực phẩm có chứa Protein lành mạnh: thịt bò, thịt gà, cá,… giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày – đại tràng, chống viêm, hỗ trợ làm lành tổn thương ở dạ dày và đại tràng
Hạn chế những thực phẩm không tốt:
- Rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích: Lạm dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích được xem là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh về dạ dày đặc biệt là những người bị viêm loét dạ dày đại tràng.
- Đồ ăn cay nóng: Bởi chúng gây kích thích dạ dày, làm tăng tiết acid dịch vị dạ dày và khiến cho tình trạng bệnh càng nghiêm trọng hơn. Đồ ăn cay nóng như: mì cay, ớt, hạt tiêu, sa tế, mù tạt,…
- Đồ ăn có tính axit cao: Dưa muối, cà muối, cam, quýt, khế, chanh, xoài, cóc, su su,… Việc sử dụng những thực phẩm, đồ ăn này sẽ làm tăng lượng acid dạ dày, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, khiến cho tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Người bị viêm loét dạ dày đại tràng nên có chế độ sinh hoạt lành mạnh như:
- Tránh căng thẳng, stress kéo dài.
- Đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc mỗi ngày.
- Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao đều đặn.
- Tránh vận động ngay sau khi ăn
Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng viêm loét dạ dày đại tràng
- Sulfasalazine
- Hydrocortison
- Thuốc giảm đau chống viêm nhóm NSAID
- Kháng sinh, kháng khuẩn
- Thuốc bao vết loét
- Thuốc ức chế tiết acid dịch vị dạ dày
Trên đây là tổng hợp các triệu chứng viêm loét dạ dày đại tràng điển hình nhất. Hy vọng những thông tin hữu ích trên giúp bạn phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm sau này.
Xem thêm: Viêm loét dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không, phải dùng thuốc gì?