Viêm Dạ Dày Cấp Nên Ăn Và Kiêng Gì Để Giảm Đau? [HỎI – ĐÁP]
-
Ngày đăng:
20/08/2020 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
151
Nội dung bài viết
ToggleChế độ ăn sai không chỉ gây ra nhiều cơn đau khó chịu, mà còn kéo dài quá trình điều trị bệnh viêm dạ dày cấp. Vậy người bị viêm dạ dày cấp nên ăn và kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có chế độ ăn uống hợp lý trị viêm dạ dày cấp hợp lý và khoa học để bệnh tình mau thuyên giảm!
1. Viêm dạ dày cấp nên ăn gì?
Viêm dạ dày cấp là một trong những bệnh lý phổ biến đường tiêu hóa. Đây là bệnh lý tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
Các triệu chứng của bệnh khởi phát đột ngột, bùng phát mạnh và diễn tiến nhanh nhưng thường đáp ứng tốt với điều trị và có thể chữa khỏi chỉ sau một thời gian ngắn.Viêm dạ dày cấp có thể chữa trị khỏi hoàn toàn nếu người bệnh thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp với chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống hợp lý.
Dưới đây là list các loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân viêm dạ dày cấp.
1.1 Chuối chín
Chuối có khả năng trung hòa hàm lượng axit trong dịch dạ dày. Ngoài ra, nó còn giảm nguy cơ viêm tấy hay sưng phồng đường ruột.
1.2 Táo
Các hoạt chất trong trái táo có tác dụng dùng để bôi trơn hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng tiêu chảy, đồng thời loại trái cây này sẽ cung cấp ka, cal cho cơ thể. Bạn có thể uống 1 ly nước ép táo mỗi ngày để bảo vệ niêm mạc dạ dày.
1.3 Nước dừa
Nước dừa có chứa nhiều các hoạt chất điện phân, Ca, Ka, Mg … và các chất khoáng có tác dụng tốt cho cơ thể, nó giúp giảm các vấn đề về tiết niệu cũng như có khả năng tiêu diệt được các vi khuẩn đường ruột.
1.4 Sữa chua
Sữa chua có chứa men vi sinh có thể làm tăng khả năng chống lại vi khuẩn có hại của cơ thể, chữa bệnh trên đường ruột và ngăn ngừa tình trạng táo bón hiệu quả. Ngoài ra, men vi sinh có tác dụng cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy trướng bụng, khó tiêu, ợ hơi,…
1.4 Trà thảo dược
Trà thảo dược giúp điều hòa tốt hệ thống tiêu hóa, nó ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Đặc biệt, trà hoa cúc giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm trong dạ dày hiệu quả.
1.5 Thực phẩm giàu vitamin
- Vitamin C có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch và giảm nguy cơ xuất huyết dạ dày.
- Vitamin B rút ngắn thời gian phục hồi các tế bào bị viêm và giảm nguy cơ viêm loét dạ dày.
- Vitamin E là chất chống oxy hóa mạnh mẽ có tác dụng làm liền vùng niêm mạc bị viêm và bảo vệ cơ quan tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại.
Vì vậy, bạn nên bổ sung các loại trái cây chứa nhiều vitamin như cam, bưởi, dâu tây, bơ, thanh long,… để tốt cho sức khỏe dạ dày.
1.6 Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Curcumin trong củ nghệ là hoạt chất có tính chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp trung hòa các gốc tự do, từ đó bẻ gãy các chuỗi phản ứng. Do đó, curcumin có tác dụng chống viêm, làm hồi phục nhanh các tổn thương viêm loét trên niêm mạc dạ dày.
2. Viêm dạ dày cấp không nên ăn gì?
Để cái thiện tình trạng viêm dạ dày cấp, bạn nên hạn chế những thực phẩm và đồ uống gây kích thích niêm mạc dạ dày.
2.1 Đồ uống có cồn
Bia, rượu, đồ uống có gas khi uống vào có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày, gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như đau quặn bụng âm ỉ hay dữ dội, ợ nóng, buồn nôn hay nôn ói, chán ăn.
2.2 Thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán
Khi đó, dày thường phải co bóp mạnh và tiết nhiều dịch vị để tiêu hóa hoàn toàn. Tuy nhiên hoạt động này có thể gây đau thượng vị, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,… và kích thích niêm mạc dạ dày.
2.3 Đồ chua, cay , nóng
Các thực phẩm này kích thích niêm mạc bị viêm, gây đau rát và đầy bụng. Hơn nữa, nhóm thực phẩm này làm tăng sự bài tiết dịch vị của dạ dày và gây ra cảm giác buồn nôn sau khi ăn.
3. Lưu ý chế độ ăn cho người viêm dạ dày cấp
Chế độ ăn uống khoa học giúp cải thiện tình trạng viêm dạ dày hiệu quả.
- Ăn chậm, nhai kỹ giúp gia tăng bài tiết nước bọt , trung hòa axit trong dạ dày
- Ăn nhiều bữa nhỏ giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn giúp trung hòa acid
- Tránh ăn quá no gây căng cứng dạ dày, hoặc không được để bụng đói
- Không nên ăn thức ăn quá khô hoặc cơm chan canh. Khi đó, bạn không nhai kỹ sẽ làm tăng áp lực lên dạ dày.
- Lựa chọn các loại thức ăn mềm, hoặc được thái nhỏ để dễ tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng
- Không nên ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, sẽ làm dạ dày co bóp mạnh hơn
- Uống nhiều nước giúp làm dịu vùng niêm mạc bị viêm và hạn chế quá trình ăn mòn của acid dạ dày.
>> Tìm hiểu thêm:
- Người chiến thắng viêm loét dạ dày sau 20 năm vất vả (Chia sẻ)
- Viêm Dạ Dày Ruột Cấp Có Chữa Khỏi Được Không?
Bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi: “Viêm dạ dày cấp nên ăn và kiêng gì“. Mỗi bệnh nhân cần xây dựng chế độ ăn phù hợp cho riêng mình để điều trị dứt điểm bệnh viêm dạ dày cấp. Người bệnh sẽ khỏi nếu tuân thủ đúng phác đồ điều trị và chế độ ăn uống khoa học. Thường xuyên truy cập vào http://cumargold.com/ để cập nhật những thông tin mới nhất nha!