Vi khuẩn hp gây trào ngược dạ dày & Mối liên hệ
-
Ngày đăng:
25/09/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
364
Nội dung bài viết
ToggleVi khuẩn HP không chỉ gây viêm loét mà còn có thể gây ra trào ngược dạ dày. Vậy vi khuẩn HP gây trào ngược dạ dày là gì, có mối liên quan như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ hơn về những vấn đề này ngay dưới đây nhé!
Xem thêm:
- Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị khi bị nhiễm vi khuẩn HP
- Top 4 cách khắc phục viêm dạ dày thực quản trào ngược
- Cảnh báo 7 triệu chứng viêm dạ dày vi khuẩn Hp dương tính
1. Vi khuẩn HP gây trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch tiêu hóa và thức ăn tiêu hóa dở không nằm yên trong dạ dày mà bị đẩy ngược lên ống thực quản và hầu họng. Trào ngược dạ dày thường xuất hiện kèm với bệnh đau – viêm loét dạ dày tá tràng.
Trên thực tế, vi khuẩn HP không trực tiếp gây trào ngược dạ dày, nhưng bệnh trào ngược dạ dày thường gây ra do dạ dày bị tổn thương và vi khuẩn HP chính là tác nhân chính gây ra những tổn thương này.
Khi vi khuẩn HP tồn tại và phát triển trong dạ dày tá tràng, chúng sẽ khiến quá trình vận động của dạ dày gặp nhiều khó khăn thông qua sự bài tiết gastrin từ đó gây ra bệnh trào ngược dạ dày.
Xem thêm:
- Vi khuẩn HP lây nhiễm như thế nào?
- Vi khuẩn HP có chữa khỏi được không? Top 5 cách tiêu diệt tận gốc
2. Tại sao khi bị nhiễm vi khuẩn HP gây bệnh trào ngược dạ dày?
Vi khuẩn HP gây trào ngược dạ dày cụ thể do những tác nhân sau:
2.1. Ảnh hưởng tới sự bài tiết gastrin và gây ra trào ngược thực quản
HP là loại vi khuẩn duy nhất có thể sống được trong môi trường acid dạ dày. Sau khi xâm nhập vào lớp nhầy bảo vệ, vi khuẩn HP sẽ tiết ra enzyme Urease giúp trung hòa độ acid để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường acid dạ dày.
Khi dạ dày bị nhiễm khuẩn Helicobacter, sự bài tiết gastrin quá mức sẽ làm tăng tiết acid dạ dày, khiến quá trình vận động của hành tá tràng bị ảnh hưởng từ đó gây ra bệnh trào ngược thực quản.
2.2. Nguyên nhân gián tiếp gây trào ngược dạ dày
Nguyên nhân gián tiếp gây trào ngược dạ dày trong trường hợp vi khuẩn Hp gây bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày và tăng tiết dịch vị dạ dày, cụ thể:
- Do sự dư thừa axit trong dạ dày: Sự xuất hiện của vi khuẩn HP ở niêm mạc dạ dày tá tràng sẽ khiến dạ dày phải sản sinh nhiều axit dịch vị dẫn tới sự dư thừa axit trong dạ dày. Chính sự dư thừa axit trong dạ dày cũng gây trào ngược dạ dày.
- Viêm, loét dạ dày làm gia tăng áp lực lên cơ vòng thực quản dưới: Sau khi xâm nhập vào lớp nhầy bảo vệ, vi khuẩn HP sẽ tiết ra các độc tố bào mòn niêm mạc và làm mất chức năng bảo vệ niêm mạc của dạ dày- tá tràng. Thức ăn trong dạ dày sẽ chuyển hóa chậm gây nên tình trạng chướng bụng đầy hơi, làm tăng áp lực lên cơ vòng thực quản dưới. Lâu dần cơ vòng thực quản dưới yếu đi cho phép chất lỏng hồi lưu trở lại vào thực quản gây ra bệnh trào ngược dạ dày.
3. Vi khuẩn HP gây trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
Vi khuẩn HP gây bệnh trào ngược dạ dày nếu không được điều trị có thế gây ra các bệnh lý về dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày, thủng dạ dày, thậm chí có thể tăng nguy cơ tiến triển thành ung thư dạ dày.
Trào ngược dạ dày thực quản có những tác hại như:
- Loét thực quản: Acid dạ dày trào ngược lên thực quản thường xuyên sẽ làm tổn thương niêm mạc thực quản gây nên tình trạng viêm loét thực quản
- Hẹp thực quản: Khi các tổn thương ở thực quản liền lại có thể để lại sẹo gây hẹp thực quản, khiến quá trình lưu chuyển thức ăn bị ảnh hưởng.
- Thực quản Barrett: Barrett thực quản hay còn gọi là tiền ung thư thực quản là tình trạng tế bào lót ở vùng thấp thực quản bị biến đổi màu sắc do thường xuyên tiếp xúc với acid dạ dày.
- Ung thư thực quản: Những người bị Barrett thực quản sẽ tiến triển thành ung thư thực quản. Đây là biến chứng nghiêm trọng xuất hiện kèm theo các triệu chứng như: nuốt nghẹn, đau sau xương ức, đau ngực, ho khạc thường xuyên, đôi khi sờ thấy hạch to ở hố thượng đòn.
- Các bệnh khác: Ngoài ra, trào ngược dạ dày thực quản còn gây ra tình trạng viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản, viêm tai, viêm tuyến giáp… nguyên nhân là do acid dư thừa trào ngược lên đường hô hấp trên gây tổn thương cơ quan hô hấp.
4. Cách chữa trị vi khuẩn HP gây bệnh trào ngược dạ dày
Để có thể điều trị vi khuẩn HP gây ra trào ngược dạ dày hiệu quả, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa đồng thời kết hợp xây dựng cho mình chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, hợp lý.
4.1. Phác đồ điều trị triệt để vi khuẩn HP
Điều trị triệt để vi khuẩn HP là điều đầu tiên cần phải làm nếu như người bệnh muốn chữa khỏi chứng trào ngược thực quản. Vi khuẩn HP trong dạ dày có thể chữa được nếu người bệnh tuân thủ theo đúng phác đồ của bác sĩ.
Theo đó, người bệnh có thể tham khảo phác đồ điều trị vi khuẩn HP gây trào ngược dạ dày: Sử dụng 2 loại thuốc kháng sinh kết hợp với 1 loại thuốc giảm tiết axit dưới đây.
Amoxicillin
- Amoxicillin: Là loại kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm Beta lactam, có độ bền cao với môi trường dạ dày, được sử dụng nhiều nhất trong các phác đồ điều trị vi khuẩn HP
- Cơ chế hoạt động: Ức chế sinh tổng hợp Mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn HP
- Liều dùng: uống 1000mg x 2 lần/ngày, sau khi ăn
- Tác dụng phụ không mong muốn: Amoxicillin có thể gây sôi bụng, đi ngoài, nôn, buồn nôn,…
Clarithromycin
- Clarithromycin: Là loại kháng sinh thuộc nhóm Macrolid, rất nhạy cảm với vi khuẩn HP và được đánh giá mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị vi khuẩn HP.
- Cơ chế hoạt động: Ức chế sinh tổng hợp Protein của vi khuẩn HP
- Liều dùng: Uống 500mg x 2 lần/ngày, sau khi ăn
- Tác dụng phụ không mong muốn: Rối loạn tiêu hóa, nổi mề đay, ban đỏ, mẩn ngứa
Thuốc Omeprazole
- Cơ chế: Điều chế tiết axit mạnh, đặc biệt khi kết hợp thuốc Omeprazole với các loại thuốc kháng sinh sẽ mang lại hiệu quả cao nhất.
- Liều lượng sử dụng: 40mg/ngày chia thành 2 lần, uống sau các bữa ăn.
- Tác dụng phụ không mong muốn: tiêu chảy, táo bón, đau đầu
4.2. Chế độ sinh hoạt hợp lý và ăn uống khoa học
Một chế độ sinh hoạt khoa học và hơp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả, theo đó những người bị trào ngược thực quản do vi khuẩn HP gây ra cần lưu ý những vấn đề sau:
4.2.1. Chế độ sinh hoạt hợp lý
Người nhiễm vi khuẩn HP gây trào ngược dạ dày cần duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý:
- Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya: Để không làm cản trở tới quá trình tiêu hóa thức ăn
- Duy trì cân nặng lý tưởng: Giữ cân nặng hợp lý sẽ hạn chế được lượng mỡ thừa tập trung ở bụng gây ảnh hưởng tới hoạt động của cơ thắt thực quản từ đó giúp hạn chế được tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày: Bên cạnh đó việc chia nhỏ bữa ăn còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, dạ dày không phải tiết ra nhiều acid dịch vị để tiêu hóa thức ăn từ đó giúp hỗ trợ điều trị trào ngược đầy hiệu quả
- Khi ngủ cần kê cao đầu: Nhằm giúp cho thực quản cao hơn so với dạ dày, điều này sẽ làm giảm tình trạng trào ngược dạ dày.
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi vệ sinh: Để ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại cho dạ dày- tá tràng đặc biệt là vi khuẩn Hp gây trào ngược dạ dày.
- Không nên mặc quần áo bó sát: Việc mặc quần áo quá chật sẽ làm tăng áp lực lên phần bụng và cơ vòng thực quản dưới, làm cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn điều này sẽ tạo điều kiện gây ra trào ngược dạ dày.
- Tránh làm việc và vận động mạnh sau khi ăn: Bởi vận động mạnh sau khi ăn sẽ làm cản trở hoạt động tiêu hóa của dạ dày, khiến dạ dày bị tổn thương, làm tăng tiết acid dạ dày từ đó tình trạng trào ngược dạ dày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tránh căng thẳng, mệt mỏi: Các nghiên cứu đã chỉ ra việc loại bỏ căng thẳng, stress sẽ làm giảm nhanh các triệu chứng của trào ngược dạ dày. Chính vì thế, bạn nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.
- Tích cực luyện tập thể dục thể thao: Để tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể trước những tác nhân gây hại từ bên ngoài, tăng cường chức năng tiêu hóa.
4.2.2. Điều trị vi khuẩn hp gây trào ngược dạ dày bằng việc ăn uống
Những thực phẩm người bị trào ngược thực quản nên ăn bao gồm:
- Bông cải xanh: Chứa nhiều chất xơ giúp giảm vi khuẩn có hại cho đường ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa để thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn. Bên cạnh đó hoạt chất Sulforaphane có trong bông cải xanh còn giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP.
- Bánh mì: Bánh mì có khả năng thu hồi lượng acid dư thừa trong dạ dày, hạn chế những tổn thương trong dạ dày từ đó giúp hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày do vi khuẩn HP hiệu quả.
- Gừng: Gừng có chứa nhiều chất kháng viêm, chất chống oxy hóa có tác dụng ức chế sự tồn tại và phát triển của vi khuẩn HP.
- Sữa chua: Chứa Probiotic giúp duy trì sức khỏe của hệ tiêu hóa, giúp tiêu hóa thức ăn nhanh, và đặc biệt giúp tiêu diệt vi khuẩn HP hiệu quả.
- Thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa: Cam, việt quất, yến mạch, lúa mạch, gạo lứt,… có chứa chất chống oxy hóa giúp trung hòa acid dịch vị dạ dày, giảm những tổn thương ở niêm mạc dạ dày từ đó giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP gây trào ngược dạ dày hiệu quả.
- Nano curcumin: Nano curcumin giúp tiêu diệt hiệu quả tới 65 chủng vi khuẩn HP và làm giảm tiết acid trong dạ dày và tăng yếu tố bảo vệ dạ dày.
Thực phẩm người bị trào ngược dạ dày nên tránh:
- Thực phẩm chiên rán, đồ ăn được chế biến sẵn: Cánh gà chiên, khoai tây chiên, xúc xích, lạp xưởng, thịt nướng, thịt mỡ, thịt xông khói…sẽ khiến quá trình tiêu hóa gặp nhiều khó khăn và khiến dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Rượu bia và các chất kích thích: Sẽ làm tăng tiết acid dịch vị dạ dày gây tổn thương và bào mòn niêm mạc dạ dày. Điều này sẽ tạo điều cho vi khuẩn HP sinh sối và phát triển gây trào ngược dạ dày.
- Thực phẩm có tính axit cao: Dưa muối, cà muối, cam, quýt, khế, chanh, xoài, cóc, su su, đồ uống có gas, nước ép cam,… có tính axit cao, chúng sẽ làm tăng lượng acid dạ dày khiến tình trạng trào ngược thực quản càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Đồ ăn cay nóng: Mì cay, ớt, hạt tiêu, sa tế, mù tạt, muối ớt… gây kích thích và làm tăng tiết acid dịch vị dạ dày. Từ đó khiến dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng hơn tạo cho vi khuẩn HP phát triển gây trào ngược dạ dày.
Trên đây là những thông tin liên quan tới vi khuẩn HP gây trào ngược dạ dày . Hy vọng với bài viết này các bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.