Skip to main content

Phân tích vi sinh để biết vi khuẩn h pylori thuộc nhóm vi sinh vật nào?

  • Ngày đăng:

    25/02/2020
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    409

Khả năng tồn tại trong môi trường axit dạ dày khắc nghiệt của H.pylori khiến khá nhiều người bất ngờ. Vi khuẩn H pylori thuộc nhóm vi sinh vật nào? Đừng bỏ qua những thông tin dưới đây nhé.

1. Vi khuẩn H.pylori thuộc nhóm sinh vật nào?

H pylori, H.pylori hay HP đều là những cái tên viết tắt của vi khuẩn Helicobacter pylori. H.pylori thuộc nhóm vi khuẩn ưa acid, hiếu khí, gram âm. Chúng sinh trưởng tốt nhất trong môi trường acid, phạm vi pH từ 0 tới 5,5. Ở trong cơ thể người, chúng có thể thích nghi tốt với môi trường acid của dạ dày.

Vi khuẩn HP tạo thành ổ viêm loét niêm mạc dạ dày
Hình ảnh vi khuẩn HP dạng xoắn khuẩn tạo thành ổ viêm loét niêm mạc dạ dày

Hình thể vi khuẩn H Pylori khá đa dạng. Khi ở trong cơ thể người, HP thường ở có hình dạng xoắn, chữ S, cong nhẹ, dấu phẩy “,” hoặc cong cánh cung. Khi thải ra môi trường ngoài, khuẩn HP sẽ thay đổi về dạng hình cầu để có thể tồn tại lâu hơn.

Vi khuẩn H Pylori được phát hiện và công bố bởi 2 bác sĩ người Úc là Barry Marshall và Robin Warren vào năm 1982. Tuy nhiên, phải đến những năm 90, các nhà khoa học và bác sĩ mới thật sự công nhận sự tồn tài của khuẩn HP cũng như những tác động tiêu cực của chúng tới sức khỏe. Khi này, thuốc kháng sinh bắt đầu được chính thức sử dụng trong phác đồ điều trị các bệnh dạ dày do H Pylori gây ra.

2. Phân nhóm vi khuẩn H Pylori dựa theo đặc điểm sinh học

2.1. Đặc điểm sinh học và phân nhóm H Pylori

  • Có dạng xoắn hoặc dấu phẩy, thường gọi là xoắn khuẩn.
  • Thuộc nhóm vi khuẩn gram âm, bắt màu đỏ tím khi nhuộm Gram.
  • Khi nuôi cấy trong ống nghiệm, vi khuẩn phát triển tốt nhất ở mức pH từ 5,5-7,5.
  • H Pylori có thể tồn tại trong môi trường acid cao như dạ dày do sở hữu cơ chế sinh tồn khéo léo, tự bảo vệ chủ động thông qua lớp màng urea.
  • H Pylori sở hữu một số protein nhạy cảm với pH và BabA nên có thể phát triển mạnh trong môi trường acid cao của dạ dày.
Cấu trúc vi khuẩn HP
Cấu trúc vi khuẩn H pylori quyết định đến việc phân nhóm vi khuẩn này

2.2. Các yếu tố độc lực của H pylori:

Vi khuẩn H Pylori có nhiều kháng nguyên khác nhau, một số kháng nguyên quan trọng có thể đề cập như CagA, Urease, VacA… đây vừa là những kháng nguyên bảo vệ vi khuẩn khỏi sự tấn công tiêu diệt của hệ miễn dịch. Mà còn là các độc tố quyết định khả năng gây viêm loét dạ dày của vi khuẩn HP.

Các yếu tố độc lực của vi khuẩn H
Các yếu tố độc lực của vi khuẩn HP giúp chúng tồn tại và gây độc cho dạ dày

Xem chi tiết tại bài viết: Vì sao vi khuẩn HP có thể tồn trại trong dạ dày?

3. Vi khuẩn H.pylori được tìm thấy ở đâu?

Nơi có thể tìm thấy vi khuẩn HP thường là dưới lớp nhầy niêm mạc dạ dày
Đặc điểm cấu tạo của H Pylori thích hợp cư trú dưới lớp nhầy niêm mạc dạ dày. Cụ thể, chúng có khả năng di chuyển linh hoạt, bám dính và tiết enzym phân huỷ lớp nhầy để chui sâu xuống phía dưới niêm mạc. Hơn nữa, vi khuẩn HP còn có Flagellum (hệ thống lông và đuôi) giúp nó chui sâu vào lớp nhầy niêm mạc dạ dày
H Pylori chủ yếu gây bệnh bên trong và bên dưới của lớp niêm mạc thượng bì của dạ dày.

Xem thêm:

4. Đặc điểm dịch tễ của vi khuẩn H pylori

Trên thế giới

Vi khuẩn H Pylori là vi khuẩn có tỷ lệ lây nhiễm cao, thuộc hàng top thế giới. Các nghiên cứu cho thấy khuẩn HP cực kỳ phổ biến. Trên thế giới, có hơn 60%  người trưởng thành có vi khuẩn HP trong dạ dày.

Ở các quốc gia phát triển, trung bình có 20 – 30% dân số bị nhiễm khuẩn này và tăng nhanh chóng lên đến 50% ở độ tuổi 60. Nếu kéo dài, bệnh có thể chuyển biến xấu thành viêm loét dạ dày, một số khác chuyển thành ung thư dạ dày và gây tử vong.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người da đen có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, tỷ lệ khoảng 70%. Trong khi đó, người da trắng có tỷ lệ mắc thấp hơn, khoảng 34%. Các nghiên cứu dịch tễ học ở 14 quốc gia do Buckley thực hiện cho thấy, những nước đang phát triển có tỷ lệ nhiễm bệnh ở độ tuổi 15 lên đến 80%.

Tỷ lệ nhiễm H Pylori trên thế giới
Tỷ lệ nhiễm H Pylori trên thế giới
Tại Việt Nam

Ở nước ta, nhiễm vi khuẩn H Pylori cũng là tình trạng chung phổ biến của nhiều người và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Theo nghiên cứu, tại các quốc gia Đông Nam Á (gồm Việt Nam), số người nhiễm vi khuẩn HP rơi vào khoảng 55 – 65%.

Vương Tuyết Mai cùng các cộng sự của mình đã sử dụng kỹ thuật Elisa và phát hiện tỷ lệ người nhiễm bệnh ở quần thể 528 người lên đến 75%. Tỷ lệ nhiễm bệnh ở hai giới tính nam và nữ là như nhau. Trong đó, trẻ em nhiễm bệnh thấp hơn người lớn và có khả năng mắc bệnh ở trẻ nhỏ 1 – 2 tuổi.

người Việt Nam nhiễm vi khuẩn HP
55-65% người Việt Nam nhiễm vi khuẩn HP

Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng, vì không phải bất cứ ai nhiễm HP cũng bị mắc bệnh dạ dày. 

5. Nhóm vi khuẩn H pylori nghiêm trọng như thế nào?

Nhiễm khuẩn H Pylori là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá và sức khoẻ dạ dày. Khi mắc bệnh, cơ thể sẽ có những triệu chứng thường thấy như đau bụng dai dẳng, buồn nôn, tiêu chảy, ăn không ngon miệng… Trong đó triệu chứng điển hình nhất là đau bụng vùng thượng vị và ợ nóng.

Vi khuẩn HP gây ra những tác hại nào đối với sức khỏe
Vi khuẩn HP gây ra những tổn thương viêm loét dạ dày nghiêm trọng

Nếu nặng hơn, bệnh do Hp gây ra có thể sinh nhiều biến chứng như viêm loét dạ dày, xuất huyết trong dạ dày, hẹp môn vị khiến dạ dày bị ức tắc, thủng dạ dày, ung thư dạ dày…
Tuy nhiên, H Pylori hoàn toàn có thể được điều trị nếu được phát hiện kịp thời và người bệnh tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ.

Tới đây, mong rằng bạn đã hiểu rõ hơn về vấn đề vi khuẩn H pylori thuộc nhóm vi sinh vật nào. Có thể khẳng định rằng HP khá nguy hiểm khi không được kiểm soát. Do đó, hãy luôn có ý thức phòng tránh và bảo vệ cơ thể khỏi loại vi khuẩn này.

>>Xem thêm:

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x