Tinh Bột Nghệ Là Gì? Có Tác Dụng Gì? Cách Sử Dụng Thế Nào?
-
Ngày đăng:
11/10/2020 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
349
Nội dung bài viết
ToggleTinh bột nghệ là gì? Có mấy loại tinh bột nghệ? Tác dụng của tinh bột nghệ là gì? Bột nghệ và tinh bột nghệ có gì khác nhau? Các sử dụng tinh bột nghệ như thế nào đúng cách, hiệu quả? Đây là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều bạn đọc. Đáp án chi tiết sẽ được CumarGold chia sẻ trong bài viết dưới đây.
1. Tinh bột nghệ là gì?
Nghệ (tên tiếng anh là Curcuma Longa) là cây thân thảo lâu năm thuộc họ Gừng, (Zingiberaceae), có củ (thân rễ) dưới mặt đất. Nó có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Tamil Nadu, phía đông nam Ấn Độ, và cần nhiệt độ từ 20 độ C đến 30 độ C (68 độ F và 86 độ F) và một lượng mưa hàng năm đáng kể để phát triển mạnh.
Tinh bột nghệ là sản phẩm được bào chế từ củ nghệ tươi. Nghệ tươi sau khi được loại bỏ tạp chất, tinh dầu, chất xơ, xay nhuyễn, lọc kỹ và thu về tinh bột nghệ nguyên chất. Tinh bột nghệ thu được vẫn còn hàm lượng Curcumin khá cao. Tuy nhiên, sau khi phơi khô nó có dạng cục. Muốn sử dụng bạn phải mang đi nghiền mịn (dạng bột).
2. Các loại tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ được chia thành 4 loại là tinh bột nghệ vàng, tinh bột nghệ trắng, tinh bột nghệ đen và tinh bột nghệ đỏ. Mặc dù màu sắc và giá thành khác nhau nhưng nói chung 4 loại này đều tốt cho sức khỏe và làm đẹp.
2.1 Tinh bột nghệ vàng
Tinh bột nghệ vàng được bào chế từ củ nghệ vàng – tên khoa học là Curcuma Longa. Nghệ vàng thuộc họ gừng, có màu vàng đặc trưng, thường được sử dụng làm gia vị, chữa bệnh và làm đẹp. Tinh bột nghệ vàng khá xốp, màu vàng nhạt và mùi thơm nhẹ. Sản phẩm đã được loại bỏ tinh dầu nên khi sử dụng không có mùi hắc như nghệ tươi. Trên thị trường, tinh bột nghệ vàng được bán với giá khoảng 140.000 – 160.000 đồng/kg.
2.2 Tinh bột nghệ đỏ
Tinh bột nghệ đỏ được bào chế từ củ nghệ đỏ hay còn gọi là nghệ nếp. Củ nghệ đỏ nhỏ hơn củ nghệ vàng, được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Nam nước ta. Loại nghệ này có màu đỏ cam, gần giống màu cà rốt. Thế nhưng, khi bào chế thành tinh bột nghệ nó lại có màu vàng đậm bắt mắt, thơm hơn tinh bột nghệ vàng. Điểm trừ của tinh bột nghệ đỏ là nóng, dễ gây mụn nhọt. Giá bán tinh bột nghệ đỏ khá cao – khoảng 1.000.000 đồng/kg trở lên.
2.3 Tinh bột nghệ đen
Tinh bột nghệ đen được làm từ củ nghệ đen, có nơi gọi là nghệ xanh. Nghệ đen hiếm hơn nghệ vàng và nghệ đỏ. Ruột củ nghệ đen có màu trắng nhạt ở giữa và tím đậm xung quanh. Loại nghệ này có lượng tinh dầu cao, dính chặt vào tay nhưng khi bào chế thành tinh bột nghệ lại có màu trắng ngà và mùi thơm nhẹ.
2.4 Tinh bột nghệ trắng
Tinh bột nghệ trắng được bào chế từ củ nghệ trắng. Nghệ trắng thuộc chi Curcuma, có màu trắng, mùi không nồng như các loại nghệ khác. Theo tài liệu nghiên cứu, nghệ trắng chứa nhiều hoạt chất thuộc nhóm Curcuminoit, có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh.
3. Tác dụng của tinh bột nghệ
Theo rất nhiều nghiên cứu, tinh bột nghệ tốt cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính như tim, hen suyễn và lão hóa sớm. Bên cạnh đó, một số thành phần trong nghệ giúp cải thiện sức khỏe của gan, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ não bộ, phòng bệnh tim mạch, ung bướu. Ngoài ra, tinh bột nghệ còn được coi là “thần dược” làm đẹp của chị em. Dưới đây là 2 công dụng chính của tinh bột nghệ mà bạn nên biết:
3.1 Tác dụng của tinh bột nghệ với sức khỏe
Tinh bột nghệ có chứa chất oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn. Bên cạnh đó, trong sản phẩm này còn có hàm lượng vitamin, protein, canxi, kali, magie, sắt, kẽm, đồng dồi dào, rất tốt cho sức khỏe con người.
- Kiểm soát bệnh dạ dày: Hoạt chất Curcumin trong tinh bột nghệ giúp kháng khuẩn, kháng viêm, nhanh chóng làm lành vết loét, bảo vệ viêm mạc dạ dày, khắc phục tình trạng đầy bụng, khó tiêu và giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi.
- Hỗ trợ điều trị viêm ruột: Curcumin trong tinh bột nghệ giúp giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh viêm ruột.
- Phòng ngừa bệnh ung bướu: Curcumin trong nghệ có khả năng kích hoạt tế bào ung thư tự hủy, ức chế vi khuẩn HP, giúp cơ thể người bệnh phục hồi nhanh sau hóa, xạ trị.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer: Curcumin trong tinh bột nghệ giúp chống lại gốc tự do, giảm lượng Cholesterol xấu trong não và ngăn chặn tác nhân gây bệnh Alzheimer.
- Kiểm soát bệnh tiểu đường: Tinh bột nghệ giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường. Cụ thể, tinh bột nghệ giúp tăng khả năng hoạt động của tế bào tuyến tụy, sản sinh đủ Insulin và điều chỉnh nồng độ Glucose về mức bình thường.
- Phòng bệnh tim mạch: Tinh bột nghệ giúp giảm đáng kể Cholesterol, chất béo trung tính, cải thiện chức năng tim mạch và nồng độ Lipid trong máu.
- Tăng khả năng miễn dịch: Hoạt chất Lipopolysaccharide trong nghệ có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể, kháng virus, kháng viêm, kháng khuẩn và kháng nấm.
3.2 Tác dụng tinh bột nghệ trong việc làm đẹp
Ngoài công dụng với sức khỏe, tinh bột nghệ còn được chị em sử dụng để làm đẹp. Cụ thể, tinh bột nghệ hỗ trợ trị mụn, loại bỏ tế bào chết, dưỡng ẩm, sáng da, chống lão hóa, giảm lông mặt, chữa nứt gót chân, trị gàu, ngăn ngừa rụng tóc, giảm cân,…
- Trị mụn: Trong tinh bột nghệ có chất kháng viêm, kháng khuẩn, loại bỏ tế bào chết, kiểm soát bã nhờn, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, làm mờ thâm sẹo do mụn gây ra.
- Dưỡng ẩm, sáng da, chống lão hóa: Tinh bột nghệ chứa canxi, giúp da giảm thô ráp, nứt nẻ; vitamin B6 có tác dụng dưỡng da, tái tạo tế bào mới; hoạt chất Curcumin có khả năng phá hủy sắc tố melanin, chống lão hóa, giúp da trở nên trắng sáng, mịn màng.
- Chữa nứt gót chân: Tinh bột nghệ kết hợp với dầu dừa trị nứt gót chân hiệu quả. Hoạt chất Curcumin trong nghệ có tác dụng chống viêm, khử trùng và làm lành vết nứt ở gót chân.
- Giảm cân: Tinh bột nghệ kết hợp với các nguyên liệu thiên nhiên khác, có khả năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giảm mỡ nhanh chóng.
- Ngăn ngừa rụng tóc, trị gàu: Curcumin trong tinh bột nghệ được khoa học chứng minh rất tốt trong việc chăm sóc tóc. Hoạt chất này sẽ thấm sâu vào trong da, giúp máu lưu thông tốt và tăng cường dưỡng chất đến nang lông, ngăn ngừa sự bong tróc lớp vảy sừng. Currcumin ức chế sự tăng trưởng của Beta – một trong những nguyên nhân gây rụng tóc.
4. Cách sử dụng tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ hỗ trợ điều trị bệnh, tăng cường sức đề kháng và làm đẹp. Bạn có thể uống, ăn hoặc làm mặt nạ đắp mặt. Thông tin chi tiết sẽ được chia sẻ ngay sau đây.
4.1 Uống tinh bột nghệ
Uống tinh bột nghệ giúp giảm đau dạ dày, phòng chống ung thư dạ dày, ung thư đường ruột, giúp tình trạng viêm khớp được cải thiện. Bạn nên chú ý đến thời điểm uống tinh bột nghệ, tốt nhất nên uống vào buổi sáng, trước khi ăn 15 phút hoặc sau khi ăn nhẹ 20 phút. Mỗi ngày chỉ nên uống tối đa 2 cốc tinh bột nghệ, nếu dùng quá liều lượng có thể gây nên tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, thiếu sắt,… Người bị bệnh liên quan đến máu không nên dùng tinh bột nghệ.
Cách 1: Tinh bột nghệ và nước ấm
Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 thìa tinh bột nghệ nguyên chất và khoảng 250ml nước ấm
Bước 2: Cho tinh bột nghệ vào cốc nước ấm, khuấy đều
Bước 3: Sử dụng khi tinh bột nghệ tan hoàn toàn và còn ấm
Cách 2: Tinh bột nghệ và mật ong
Bước 1: Chuẩn bị khoảng 2 thìa tinh bột nghệ, 1 thìa mật ong nguyên chất và 1 cốc nước ấm (dưới 40 độ)
Bước 2: Cho tinh bột nghệ, mật ong vào cốc nước ấm
Bước 3: Khuấy đều và sử dụng
4.2 Ăn tinh bột nghệ
Ngoài cách uống bạn có thể ăn tinh bột nghệ. Người ta thường kết hợp ăn tinh bột nghệ với mật ong (viên), trộn với sữa chua,…giúp phòng bệnh, đặc biệt là bệnh đau dạ dày
+) Viên tinh bột nghệ và mật ong
Bước 1: Chuẩn bị khoảng 200g tinh bột nghệ, 200ml mật ong và 1 lọ thủy tinh
Bước 2: Cho tinh bột nghệ, mật ong vào bát, dùng thìa trộn đều
Bước 3: Vo hỗn hợp thành từng viên nhỏ bằng đầu ngón tay út
Bước 4: Xếp ra khay, có thể dùng máy sấy sấy nhẹ (không phơi trực tiếp dưới ánh nắng)
Bước 5: Cho vào lọ thủy tinh và bảo quản nơi thoáng mát
+) Trộn bột nghệ với sữa chua
Bước 1: Chuẩn bị 1 hộp sữa chua không đường, 1 thìa tinh bột nghệ
Bước 2: Cho những nguyên liệu đã chuẩn bị vào bát nhỏ, trộn đều
Bước 3: Ăn vào buổi sáng hoặc tối, 1 lần/ngày
4.3 Mặt nạ tinh bột nghệ
Mặt nạ tinh bột nghệ có tác dụng làm trắng, dưỡng ẩm, tăng độ mịn màng cho da. Dưới đây là cách làm mặt nạ tinh bột nghệ hiệu quả mà không mất quá nhiều thời gian và công sức của bạn.
+) Mặt nạ tinh bột nghệ và mật ong
Bước 1: Chuẩn bị 1 thìa tinh bột nghệ và 1 thìa mật ong nguyên chất
Bước 2: Trộn đều mật ong và tinh bột nghệ để tạo hỗn hợp sền sệt
Bước 3: Vệ sinh da mặt bằng nước ấm, thoa hỗn hợp lên da
Bước 4: Thư giãn trong khoảng 15 – 20 phút
Bước 5: Rửa lại bằng nước mắt, lau khô bằng khăn mềm
+) Mặt nạ tinh bột nghệ và chanh
Bước 1: Chuẩn bị 1 thìa tinh bột nghệ và 1 thìa nước cốt chanh
Bước 2: Trộn đều 2 nguyên liệu trên để tạo hỗn hợp sền sệt
Bước 3: Rửa bằng nước ấm, thoa đều hỗn hợp lên mặt
Bước 4: Lưu lại trong khoảng 15 – 20 phút
Bước 5: Rửa lại bằng nước mát và dưỡng ẩm cho da
4.4 Nano Curcumin
Mặc dù tinh bột nghệ có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe và làn da nhưng khi sản xuất theo phương pháp truyền thống sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức mà hiệu quả không cao. Nano Curcumin ra đời khắc phục được những hạn chế khi sử dụng nghệ truyền thống. Curcumin được bào chế bằng công nghệ Nano giúp tăng độ hấp thu lên 95%.
Đặc biệt, hiệu quả hỗ trợ của Nano Curcumin vượt trội so với Curcumin thông thường, đem đến hy vọng cho người mắc bệnh lý dạ dày cấp và mạn tính. Tháng 9/2013, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chiết xuất thành công Nano Curcumin từ củ nghệ vàng, chất lượng tương đương với các chế phẩm của Mỹ.
Nguồn nguyên liệu quý này đã được chuyển giao cho Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI, sản xuất sản phẩm CumarGold. CumarGold ra đời đã đưa Việt Nam trở thành nước thứ 10 trên thế giới bào chế thành công Nano Curcumin. Sản phẩm cũng giúp đánh dấu bước đột phá lớn của các nhà khoa học Việt trong ứng dụng công nghệ Nano để nâng tầm giá trị thảo dược truyền thống.
CumarGold là niềm hy vọng của người bị viêm loét dạ dày – tá tràng. Không chỉ an toàn mà sản phẩm còn dễ sử dụng. Những hạn chế khi ăn/uống tinh bột nghệ đều được khắc phục với viên nang mềm CumarGold.
5. Sự khác nhau giữa tinh bột nghệ và bột nghệ
Không ít người lầm tưởng tinh bột nghệ chính là bột nghệ. Thực chất, chúng khác nhau cả về đặc điểm, cách chế biến và công dụng. Tìm hiểu sự khác nhau giữa tinh bột nghệ và bột nghệ thông qua bảng dưới đây.
Nội dung |
Bột nghệ |
Tinh bột nghệ |
Cách chế biến |
– Xay trực tiếp củ nghệ đã phơi khô thành dạng bột – Không loại bỏ chất xơ, tạp chất, dầu, chì,… |
– Nghệ tươi rửa sạch, gọt vỏ, thái lát, sấy khô, nghiền nhỏ, lắng lọc – Loại bỏ tạp chất, chất xơ, dầu, chì, asen,… và lấy tinh bột |
Đặc điểm |
– Màu đậm – Mùi nồng – Rất đắng – Nặng hơn bột gạo – Nhiều cặn, có váng dầu – Không mịn, nhiều hạt – Độ tơi xốp bình thường |
– Màu nhạt hơn – Mùi dịu – Vị đắng nhẹ – Nhẹ hơn bột gạo – Ít cặn, không váng dầu – Rất mịn, không hạt – Rất tơi xốp |
Công dụng |
– Được dùng để tạo màu cho món ăn và một số loại bánh – Dùng làm mặt nạ nhưng có thể gây vàng da, khó rửa sạch |
– Điều trị các bệnh dạ dày, tá tràng, đường ruột – Ngăn ngừa ung bướu, bệnh tim mạch – Làm đẹp, giảm cân |
Hàm lượng Curcumin |
Thấp |
Trung bình |
6. Tác dụng phụ của tinh bột nghệ
Các chuyên gia nhận định, việc sử dụng tinh bột nghệ sai cách sẽ khiến người dùng phải gánh chịu không ít hậu quả. Thực tế, tạp chất, mủ, nhựa, dầu, chất xơ trong tinh bột nghệ đã được loại bỏ nhưng chưa hoàn toàn. Curcumin trong củ nghệ dù rất tốt đối với bệnh lý dạ dày nhưng nếu dùng không đúng cách và liều lượng có thể gây nên một số tác dụng phụ như:
- Chảy máu: Theo lương y Bùi Đắc Sáng, nếu dung nạp quá nhiều hoạt chất Curcumin sẽ làm chậm quá trình đông máu, dẫn đến hiện tượng chảy máu. Do đó, người đang sử dụng thuốc chống đông máu hay thuốc liên quan đến tiểu cầu nên thận trọng khi dùng tinh bột nghệ.
- Đau bụng: Nghệ có tính cay, nếu dùng trong thời gian dài có thể gây đau bụng. Vì vậy, bạn nên dùng viên nghệ Nano hoặc tinh bột nghệ mịn để curcumin dễ dàng tan trong nước, chất dinh dưỡng được hấp thu vào dạ dày nhiều hơn và tránh được tình trạng đau bụng.
- Buồn nôn, tiêu chảy: Một số nghiên cứu đã chứng minh, sử dụng tinh bột nghệ trong một thời gian dài, quá liều lượng có thể gây tiêu chảy, toát mồ hôi, buồn nôn, nôn mửa do niêm mạc dạ dày bị kích thích.
- Kích thích tử cung: Tinh bột nghệ có thể kích thích tử cung co bóp và gây nguy hiểm cho thai nhi, đặc biệt là thai nhi dưới 37 tuần. Vì vậy, phụ nữ mang thai phải thận trọng khi sử dụng tinh bột nghệ.
- Rong kinh: Nghệ có khả năng khai thông khí huyết nên tốt cho người bị tích huyết, bế kinh. Do đó, bạn nên dùng tinh bột nghệ trước chu kỳ kinh nguyệt từ 1 – 2 tuần. Tuyệt đối không dùng tinh bột nghệ trong kỳ kinh nguyệt vì hoạt chất Curcumin có thể phá huyết gây nên hiện tượng rong kinh.
- Tắc ruột: Tinh bột nghệ dễ bị vón cục – hiện tượng hồ hóa tinh bột trong dạ dày. Tinh bột nghệ dễ bị kết tủa, các sợi xơ thực vật bị kết dính khi gặp thức ăn chứa nhiều axit hay tinh bột. Theo đó, các khối bã rắn chắc được hình thành và gây nên hiện tượng tắc ruột.
- Dị ứng hoặc nhiễm độc: Tinh bột nghệ được bào chế thủ công, nguyên liệu không đảm bảo và có thể khiến người dùng bị dị ứng nhiễm độc do nấm, tạp chất.
7. Một số câu hỏi liên quan đến tinh bột nghệ
7.1 Đang có kinh nguyệt uống tinh bột nghệ được không?
Đang có kinh nguyệt uống tinh bột nghệ được không? Đáp án là không. Bởi vì Curcumin trong tinh bột nghệ có thể gây loãng máu, rong kinh và một số tác dụng phụ không mong muốn. Bạn nên uống tinh bột nghệ trước chu kỳ kinh nguyệt từ 1 – 2 tuần để giảm triệu chứng đau bụng và đau lưng.
7.2 Bột nghệ và tinh bột nghệ loại nào tốt hơn?
Tinh bột nghệ tốt hơn so với bột nghệ. Hầu như dược chất của nghệ đều dựa vào hàm lượng Curcumin. Hàm lượng Curcumin trong tinh bột nghệ cao hơn nhiều lần so với bột nghệ. Bên cạnh đó, tinh bột nghệ đã được loại bỏ tạp chất, chất xơ, dầu, chì,… còn bột nghệ thì chưa. Ngoài ra, khi uống tinh bột nghệ bạn sẽ giảm cảm giác nóng ran trong người, đau bụng, buồn nôn như khi uống bột nghệ.
7.2 Tinh bột nghệ của hãng nào tốt?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa chỉ cung cấp tinh bột nghệ. Giữa một “rừng” thông tin, bạn băn khoăn không biết tinh bột nghệ của hãng nào tốt. Sau đây là một số gợi ý dành cho bạn:
- Tinh bột nghệ Quê Việt
- Tinh bột nghệ An Bình
- Tinh bột nghệ Hilobee
- Tinh bột nghệ Đất Việt
- Tinh bột nghệ Bảo An
- Tinh bột nghệ Hoàng Minh Châu
- Tinh bột nghệ Dicumin,…
7.3 Tinh bột nghệ chữa bệnh gì?
Y học cổ truyền và y học hiện đại đánh giá cao khả năng chữa bệnh của tinh bột nghệ. Tinh bột nghệ có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh:
- Bệnh dạ dày
- Ung bướu
- Hen suyễn
- Tiểu đường
- Gan
- Bệnh tim mạch
- Viêm khớp dạng thấp
- Trầm cảm
- Alzheimer
- Rối loạn tiêu hóa
7.4 Tinh bột nghệ bảo quản được bao lâu?
Thông thường, tinh bột nghệ có thể sử dụng trong 12 tháng kể từ ngày sản xuất. Thế nhưng, trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện sản phẩm bị biến chất, đổi màu, ẩm mốc bạn nên ngưng sử dụng. Để có thể bảo quản được lâu, nên chọn tinh bột nghệ mới sản xuất, không nên mua với số lượng lớn, cho vào túi zip hay lọ thủy tinh sau khi mua về và bảo quản ở nơi thoáng mát.
7.5 Tinh bột nghệ nguyên chất có màu gì?
Tinh bột nghệ nguyên chất có màu vàng tươi. Tuy nhiên, nếu nghệ kém chất lượng sẽ cho ra sản phẩm có màu vàng đục. Thực tế, màu tinh bột nghệ nguyên chất còn phụ thuộc vào nguyên liệu là nghệ vàng, đỏ, đen hay trắng. Để nhận biết tinh bột nghệ nguyên chất bạn cần dựa vào mùi vị (không đắng, không hắc, mùi thơm nhẹ), trạng thái (tơi xốp, mềm mịn).
7.6 Tinh bột nghệ có bán ở hiệu thuốc không?
Tinh bột nghệ có bán ở hiệu thuốc không? Đáp án là có. Mua tinh bột nghệ tại hiệu thuốc bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn về chất lượng sản phẩm (có giấy phép an toàn thực phẩm của nhà sản xuất và chịu sự giám sát của cơ quan quản lý thị trường).
Bài viết đã giúp bạn có được thông tin chi tiết về tinh bột nghệ. CumarGold không ngại hỗ trợ bạn giải đáp các vướng mắc xoay quanh bệnh dạ dày. Vì vậy, nếu có bất cứ câu hỏi nào, hãy liên hệ tổng đài 18001796 để được tư vấn miễn phí hoặc comment bên dưới bài đăng để chúng tôi kịp thời giải đáp. Đừng quên ghé thăm website CumarGold thường xuyên để không bỏ lỡ những bài viết hữu ích khác nhé!