Những thói quen tốt cho việc chữa trị viêm loét dạ dày
-
Ngày đăng:
19/02/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
293
Bệnh viêm loét dạ dày là căn bệnh về đường tiêu hoá phổ biến nhất hiện nay, nhất là ở Việt Nam khi vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm còn chưa được làm tốt, căn bệnh này lại càng xuất hiện rộng rãi hơn và có thể có ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính.
Viêm loét dạ dày ảnh hưởng thế nào tới sức khoẻ của bạn?
Khi bị đau dạ dày hay viêm loét dạ dày, người bệnh sẽ phải thường xuyên đối mặt với những cơn đau ở vùng thượng vị dai dẳng và có thể ập đến bất cứ lúc nào mà không hề báo trước.
Ngoài những cơn đau, là việc dạ dày hoạt động trì trệ gây hiện tượng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Sau mỗi bữa ăn có thể bị ợ nóng, ợ chua liên tục, cảm giác buồn nôn luôn chực trờ.
Với mỗi người bị viêm loét dạ dày thì ăn uống không còn là niềm vui nữa mà sẽ trở thành nỗi ám ảnh tới sợ hãi. Cũng bởi vậy mà tình trạng chán ăn, mất cảm giác thèm ăn ở người bệnh viêm loét dạ dày rất phổ biến, hiện tượng này kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng cơ thể bị thiếu chất, suy nhược, ốm yếu, sụt cân liên tục dẫn tới sức đề kháng giảm sút và dễ mắc phải nhiều căn bệnh khác,
Vì vậy, để chữa viêm loét dạ dày hiệu quả, ngoài việc dùng thuốc hay các phương pháp chữa trị khác thì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học luôn là một yếu tố quan trọng góp phân vào việc điều trị bệnh nói chung. Để làm được điều này, người bệnh cần phải thực sự nghiêm túc và khắt khe với bản thân trong việc duy trì những thói quen tốt, kết hợp với phác đồ điều trị viêm loét dạ dày để hiệu quả chữa bệnh tốt hơn.
Ăn uống điều độ, đúng cách
Việc đầu tiên cần duy trì và làm tốt chính là duy trì chế độ ăn uống điều độ, ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ, đảm bảo dạ dày luôn hoạt động theo một thời gian biểu, không bị rơi vào tình trạng co bóp mà trong dạ dày không có thức ăn, khiến vết loét trầm trọng hơn.
Ngoài ra, nên ăn đủ bữa, ăn tối trước 7h tối và đi ngủ vào khoảng từ 10-11h. Khi ăn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, ăn các đồ ninh mềm, ăn chậm, nhai kỹ, không vừa ăn vừa làm việc riêng khiến dạ dày mất tập trung trong việc tiêu hoá thức ăn.
Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học
Với người bệnh đang trong quá trình chữa viêm loét dạ dày, cần lưu ý lựa chọn thực phẩm ăn hàng ngày như sau:
- Nên tăng cường bổ sung thêm chất xơ từ các loại rau xanh, vitamin từ hoa quả tươi.
- Ăn thêm các loại thực phẩm có khả năng làm giảm axit dạ dày như: bánh mì, cơm trắng, bánh quy…
- Nên bổ sung thêm một số loại thực phẩm có chứa men vi sinh có lợi cho đường tiêu hoá như: sữa chua, sốt miso…
- Bổ sung tinh bột nghệ trong bữa ăn hàng ngày để hỗ trợ làm lành vết loét dạ dày.
- Hạn chế các loại thực phẩm, hoa quả có vị chua, có tính axit cao như: quả nhóm cam chanh, bún, dưa muối, cà muối, giấm… hay các loại thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh.
- Nên ăn đồ luộc hoặc được ninh mềm, hạn chế đồ chiên, xào nhiều giàu mỡ.
- Kiêng tuyệt đối đồ uống có gas và chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, coca…
- Giảm tới mức tối thiếu đồ ăn, gia vị có tính cay nóng.
Không lạm dụng thuốc giảm đau
Hạn chế tối đa việc sử dụng các thuốc giảm đau, kháng viêm, đặc biệt là trong các trường hợp mắc các bệnh thông thường như cảm cúm, đau đầu, đau nhức cơ… Nếu cần, hãy dùng thuốc với sự chỉ dẫn của nhân viên y tế.
Dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý
Không nên để cơ thể phải đối mặt với tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài. Khi cảm thấy áp lực công việc đè nén, bạn nên dành thời gian thư giãn, vừa giúp bạn lấy thêm năng lượng để hoàn thành công việc tốt hơn, vừa không làm ảnh hưởng tới hoạt động của dạ dày và hạn chế được nguy cơ mắc bệnh.