Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
-
Ngày đăng:
06/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
375
Nội dung bài viết
ToggleViêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh đường tiêu hoá khá phổ biến nhưng lại khó điều trị dứt điểm. Để chữa trị khỏi hoàn toàn và không tái phát bệnh dạ dày – tá tràng, bạn cần lưu ý những điều dưới đây.
1. Tại sao viêm loét dạ dày tá tràng lại khó điều trị dứt điểm?
Người bệnh đau dạ dày – tá tràng do rất nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân phổ biến gây bệnh gồm có:
- Tính di truyền.
- Các chấn thương tâm lý, stress, áp lực.
- Rối loạn vận động.
- Vi khuẩn Helicobacter pylori.
- Thói quen ăn uống.
- Thuốc: asprin, thuốc giảm đau NSAIDs, corticoid.
Trong và sau thời gian sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh không cải thiện được các thói quen gây ra bệnh, đau dạ dày sẽ tiếp diễn kéo dài.
2. Thay đổi thói quen ăn uống:
Vết xước hay ổ loét niêm mạc dạ dày, tá tràng thường xuyên phải tiếp xúc với thức ăn, đồ uống. Bởi vậy, lựa chọn thực phẩm khi điều trị đau dạ dày rất quan trọng.
- Bệnh nhân có viêm loét dạ dày tá tràng nên tránh những đồ ăn chua, cay, đồ chiên nhiều dầu mỡ vì chúng kích thích niêm mạc dạ dày khiến các triệu chứng trở nên khó chịu. Các đồ uống như cafe, bia rượu, hay thuốc lá cần hạn chế.
- Bạn hãy lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hoá, giảm gánh nặng cho dạ dày, giảm tác động tới vết loét. Những thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm tiết acid được khuyến khích sử dụng.
- Bên cạnh đó, thời điểm ăn uống cũng rất quan trọng. Bạn không được để quá đói mới ăn, khi đó dạ dày kích thích co bóp gây đau. Bạn cũng không nên ăn quá no khiến dạ dày làm việc quá sức. Nên chia bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa.
3. Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị và các thuốc khác
Việc tổn thương niêm mạc dạ dày – tá tràng là do sự mất cân bằng giữa các yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ. Để điều trị bệnh bạn sẽ phải sử dụng các nhóm thuốc giúp cân bằng lại hai yếu tố này.
Người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng sử dụng các nhóm thuốc:
-
Thuốc trung hòa acid dạ dày: Acid dạ dày và hoạt tính của pepsin chính là nguyên nhân gây nên những vết xước, vết loét dạ dày khi màng nhầy bao bọc niêm mạc giảm bài tiết.
-
Thuốc giảm/ức chế bài tiết acid dạ dày
-
Thuốc bao vết loét dạ dày
-
Kháng sinh nếu bệnh nhân viêm loét có nguyên nhân do vi khuẩn Hp.
Bạn không nên tự ý lựa chọn thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ có trách nhiệm kê đơn, người bệnh viêm dạ dày uống thuốc nên đặc biệt lưu ý tuân thủ điều trị. Nếu bạn ngừng thuốc, uống thuốc không đúng liều lượng, các triệu chứng sẽ không dứt điểm hoàn toàn, đặc biệt người bệnh có vi khuẩn Hp sẽ có nguy cơ tái phát cao.
Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau NSAIDs, coriticoid trong thời gian điều trị. Đi kèm với uống thuốc và chế độ ăn uống, hãy nghỉ ngơi, hoạt động vừa sức và tránh xa căng thẳng tâm lý, stress. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.
Xem thêm: Cẩn thận khi sử dụng thuốc tây y chữa đau dạ dày