Bạn có biết: Ăn quá nhanh có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng
-
Ngày đăng:
19/02/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
294
Cuộc sống ngày càng hiện đại dẫn đến nhiều thay đổi đến chóng mặt. Từ những áp lực trong công việc hàng ngày, còn người phải chạy đua với thời gian để thích nghi và hoàn thiện mọi thứ. Vì vậy, đa số mọi người không có đủ thời gian cho việc ăn uống thường ngày của bản thân. Điều này dần tạo nên những thói quen xấu cho sức khoẻ của bạn như ăn thật nhanh để kịp giờ làm, vừa ăn vừa làm… Và hệ quả kéo theo là một chuỗi những vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là với hệ tiêu hoá nói chung. Trong đó, phải kể đến vấn đề gặp nhiều nhất chính là viêm loét dạ dày tá tràng – một căn bệnh phổ biến của lối sống hiện đại.
Vậy bạn có biết rằng, việc không tập trung khi ăn và ăn với tốc độ quá nhanh có thể khiến cho dạ dày của bạn bị ảnh hưởng. Và có nguy cơ dẫn đến đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng. Hãy cùng tìm hiểu lý do tại sao ăn nhanh lại có thể làm bạn mắc căn bệnh này nhé.
Ăn quá nhanh có thể làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày
– Điều đầu tiên chúng ta đều biết, chính là hoạt động của khoang miệng mỗi khi ăn. Thức ăn được bạn đưa vào khoang miệng, sẽ được hoạt động của miệng giúp nghiền nhỏ trước khi được đưa xuống dạ dày. Khi bạn nhai kỹ, thức ăn được nghiền nhỏ và đi xuống một cách dễ dàng, giúp cho chuỗi hoạt động tiêu hoá thức ăn sau đó được vận hành trơn tru, nhẹ nhàng hơn. Dạ dày sẽ được giảm bớt áp lực tại thời điểm tiếp nhận thức ăn.
Bởi vậy, nếu bạn không tập trung khi ăn, ăn quá nhanh thì thức ăn sẽ không được xử lý kỹ. Lúc này, một lượng lớn thức ăn đến dạ dày vẫn còn ở trạng thái thô. Dạ dày phải tăng co bóp và tăng tiết acid để tiêu hoá những thức ăn này một lần nữa. Thức ăn và acid bị lưu lại lâu hơn, có nguy cơ làm cho niêm mạc dạ dày bị bào mòn bởi chính acid dịch vị. Nếu tình trạng ăn nhanh kéo dài, thì viêm loét dạ dày tá tràng là điều khó có thể tránh.
– Mặt khác, việc nhai không kỹ và nuốt vội làm cho thức ăn, acid dịch vị đổ ồ ạt vào dạ dày. Dễ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hoá và các triệu chứng khác như đầy bụng, đầy hơi,… Những điều này hoàn toàn có thể làm nguy cơ đau dạ dày, viêm loét dạ dày của bạn tăng lên, kéo theo những cơn đau bụng, cơn buồn nôn hay nôn khi ăn… Đồng thời, nếu như bạn là người đã và đang mắc các bệnh về dạ dày thì việc bệnh chuyển sang mạn tính, dẫn đến khó chữa trị dứt điểm là rất dễ xảy ra.
Như vậy, có thể thấy rằng thói quen ăn uống góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo bạn có một sức khỏe tốt. Đặc biệt với những người bệnh viêm dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng thì người bệnh cần phải chú ý nhiều hơn, ăn chậm, nhai kỹ để giảm gánh nặng co bóp tiêu hóa cho dạ dày, từ đó làm giảm tình trạng viêm loét dạ dày.