Skip to main content

Đau Dạ Dày Ở Trẻ Em – Nguyên nhân và Cách chữa

  • Ngày đăng:

    27/06/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    448

Đau dạ dày là bệnh phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn nghĩ bệnh này chỉ xuất hiện ở người lớn. Thế nhưng, đau dạ dày ở trẻ em đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Tham khảo bài viết sau để có được thông tin chi tiết về bệnh đau dạ dày ở trẻ em.

Đau dạ dày ở trẻ em
Đau dạ dày ở trẻ em đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp

1. Nguyên nhân gây ra đau dạ dày ở trẻ em

Cơ thể trẻ đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện, sức đề kháng vẫn còn kém cho nên dễ trở thành đối tượng tấn công của các loại vi khuẩn trong đó có vi khuẩn HP. Vi khuẩn HP thường xâm nhập vào cơ thể trẻ thông qua đường miệng – miệng, phân – miệng hoặc qua các vật dụng trung gian. Bên cạnh sự tấn công của vi khuẩn HP, đau dạ dày ở trẻ em còn do một số nguyên nhân sau:

  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Cha mẹ thường muốn con khỏe mạnh nên ép con phải ăn thật nhiều. Điều đó khiến cho dạ dày của trẻ không tiêu hóa kịp, dẫn đến hiện tượng trào ngược – trẻ cảm thấy buồn nôn, nôn nhiều. Thêm nữa, việc cha mẹ cho trẻ ăn đồ cay nóng, nước ngọt có ga thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày.
  • Căng thẳng kéo dài: Chương trình học quá nặng, học nhiều khiến trẻ lo lắng, căng thẳng tâm lý và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa trong đó có dạ dày.  
  • Sử dụng thuốc: Việc cha mẹ cho trẻ uống sai liều lượng thuốc, không tuân thủ chỉ định của bác sĩ sẽ làm cho môi trường acid trong dạ dày trẻ bị thay đổi, dạ dày bị tổn thương gây nên những cơn đau.
  • Di truyền: Ông bà, cha mẹ mắc bệnh lý dạ dày thì con cũng có nguy cơ cao mắc bệnh dạ dày bẩm sinh.

2. Triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em

Triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em
Cơn đau dạ dày thường xuyên xuất hiện sẽ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, da xanh xao

Đôi khi, cha mẹ không để ý đến các triệu chứng của bệnh đau dạ dày ở trẻ em hoặc hiểu lầm đó là do đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, giun sán,… Cha mẹ đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám ngay nếu phát hiện cơ thể trẻ có những dấu hiệu sau: 

  • Đau bụng, chướng bụng: Một trong những dấu hiệu của đau dạ dày ở trẻ em đó chính là đau bụng. Tình trạng này thường xảy ra với trẻ từ 10 tuổi đến 16 tuổi. Trẻ sẽ đau vùng thượng vị giống người lớn, cơn đau có thể dữ dội hoặc âm ỉ đặc biệt vào ban đêm. Mỗi cơn đau có thể kéo dài trong vài chục phút hay hàng giờ. Bên cạnh đó, trẻ bị đau dạ dày còn có dấu hiệu đầy bụng, khó tiêu. Trẻ dưới 10 tuổi, biểu hiện đau thường giống với đau bụng do giun chui ống mật.     
  • Đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua: Dấu hiệu tiếp theo của đau dạ dày ở trẻ em là đầy bụng, khó tiêu. Đây là triệu chứng thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Dịch acid trong dạ dày trào ngược còn làm cho trẻ bị ợ hơi, ợ chua. Nếu không điều trị kịp thời có thể trẻ sẽ gây viêm loét dạ dày.
  • Chán ăn: Đau dạ dày khiến trẻ ăn không ngon miệng, chán ăn. Nguyên nhân là do vi khuẩn HP trong dạ dày gây đầy bụng dẫn đến việc trẻ không cảm thấy ngon miệng khi ăn, trẻ nhỏ hơn có thể bỏ bú.
  • Da xanh xao, chóng mặt: Cơn đau dạ dày thường xuyên xuất hiện sẽ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, da xanh xao, trẻ ngại vận động và thể trạng kém hơn so với các bạn cùng trang lứa.
  • Buồn nôn và nôn: Đây là dấu hiệu thường gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi bị đau dạ dày. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến xuất huyết tiêu hóa. 
  • Đại tiện ra máu hoặc có màu đen: Hiện nay, có khoảng 50% trẻ bị đau dạ dày có dấu hiệu đi ngoài ra máu hoặc phân có màu đen. Khi đó, cha mẹ không nên chủ quan mà hãy đưa con đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
  • Dấu hiệu khác: Trẻ thường xuyên chóng mặt, niêm mạc nhợt nhạt, lòng bàn tay trắng bệch, không tập trung,…

3. Đau dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không?

Đau dạ dày không quá nguy hiểm nếu ở giai đoạn sớm, phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu chủ quan, để bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn, dạ dày tổn thương sẽ khiến cho chức năng của nó bị hạn chế, làm chậm quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, cơ thể trẻ không thể phát triển bình thường như các bạn cùng lứa tuổi . Vì vậy, nếu thấy trẻ có những triệu chứng mà chúng tôi chia sẻ trên đây, hãy cho trẻ đến các cơ sở y tế để kiểm tra và áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời, phù hợp.

4. Cách chẩn đoán đau dạ dày ở trẻ em

4.1 Tiền sử

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán đau dạ dày ở trẻ em bằng hàng loạt câu hỏi như:

  • Đau ở đâu?
  • Đau vào lúc nào?
  • Đau liên tục hay theo cơn?
  • Cường độ đau ra sao?
  • Đau có tăng lên  khi ăn không?
  • Cách giảm đau đã áp dụng?
  • Triệu chứng kèm theo khi đau là gì?
  • Số lần đau trong tuần hoặc trong tháng?
  • Gia đình có ai bị đau như vậy không?
  • Có uống thuốc gì liên quan đến bệnh dạ dày không?
  • Trẻ có thay đổi chế độ ăn trước khi đau không?
  • Có bị sốt hay cảm thấy đau khi đi tiểu không?
  • Đau có mối liên hệ với bữa ăn hay khi đi ngoài hay không?

4.2 Xét nghiệm

  • Chụp X quang dạ dày: Tia X sẽ xuyên qua cơ thể, được ghi nhận vào một tấm chắn đằng sau người bệnh và hình ảnh xuất hiện. Các bác sĩ dựa vào hình ảnh để chẩn đoán và gợi ý phương pháp điều trị.
  • Nội soi dạ dày: Là phương pháp sử dụng ống soi mềm qua đường miệng để kiểm tra ống tiêu hóa. Khi đó, hình ảnh sẽ xuất hiện và bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.  
  • Phân tích nước tiểu, siêu âm, soi phân: Mục đích là để loại trừ các nguyên nhân gây đau bụng khác. 

>> Tìm hiểu thêm: Đau dạ dày khám ở đâu tốt, uy tín?

5. Cách trị đau dạ dày ở trẻ em

5.1 Thuốc Tây điều trị đau dạ dày ở trẻ em

Thuốc Tây y điều trị đau dạ dày ở trẻ em
Thuốc Tây y điều trị đau dạ dày ở trẻ em

Nếu các cơn đau dạ dày ở trẻ em xuất hiện liên tục và dữ dội, cha mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc đau dạ dày. Một số loại thuốc chữa đau dạ dày ở trẻ em bạn có thể tham khảo:

  • Yumangel: Thuốc có khả năng làm giảm nhanh tình trạng đau bụng, nôn mửa, đầy hơi
  • Phosphalugel: Thuốc có dạng sữa, được sử dụng cho cả trẻ em dưới 6 tháng tuổi
  • Gastropulgite: Giúp giảm nhanh các cơn đau bụng, hiện tượng ợ hơi, ợ chua, đầy bụng

5.2 Chữa đau dạ dày ở trẻ bằng bài thuốc dân gian

Chữa đau dạ dày ở trẻ bằng bài thuốc dân gian
Chữa đau dạ dày ở trẻ bằng bài thuốc dân gian hiệu quả

Uống đủ nước

Các cơn đau dạ dày ở trẻ em sẽ xuất hiện nhiều và nặng nề hơn nếu trẻ không được uống đủ nước. Khi trẻ uống đủ nước, lượng acid trong dạ dày được pha loãng, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Không nên cho trẻ uống quá nhiều nước trong một lần, điều đó sẽ tăng áp lực cho dạ dày của trẻ.

Gừng và mật ong

Gừng có tính ấm và chứa nhiều hoạt chất tốt cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, mật ong có khả năng kháng khuẩn, xoa dịu các tổn thương tại dạ dày một cách nhanh chóng. Bạn có thể kết hợp mật ong và gừng để chữa đau dạ dày ở bé. Cho vào cốc nước ấm khoảng ¼ thìa nước cốt gừng và ½ thìa mật ong, khuấy đều và cho trẻ uống mỗi ngày.

Xoa bụng

Khi trẻ phải đối mặt với những cơn đau dạ dày, cha mẹ có thể dùng dầu oliu, dầu ấm và xoa theo chiều kim đồng hồ trên bề mặt bụng. Động tác massage cần đảm bảo nhẹ nhàng, đúng cách để có thể giảm tình trạng đau và khiến trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. 

Chườm ấm

Nước ấm là cách hữu hiệu để xoa dịu những cơn đau dạ dày ở trẻ em. Bạn có thể đựng nước ấm vào chai thủy tinh hoặc sử dụng túi chườm để lăn qua lại trên bụng trẻ. Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm để trẻ cảm thấy đỡ đau và tinh thần thoải mái hơn.

CumarGold

Sản phẩm CurmaGold của Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI đã giúp hàng nghìn người thoát khỏi tình trạng viêm loét dạ dày, giảm bệnh lý mạn tính, cải thiện sức khỏe. CumarGold có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, làm lành vết thương nhanh chóng, tăng tiết chất nhầy mucin, bảo vệ dạ dày, ngăn ngừa bệnh tái phát. Trẻ bị đau dạ dày (6 – 12 tuổi) có thể sử dụng sản phẩm này với liều lượng như sau: 

  • Liều tấn công: 1 viên/lần, 1 lần/ngày
  • Liều duy trì và bồi bổ sức khỏe: 1 viên/ngày

>> Tìm hiểu thêm: Bài Thuốc Dân Gian Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Tại Nhà

6. Cách phòng tránh đau dạ dày ở trẻ em

Để phòng tránh đau dạ dày ở trẻ em, cha mẹ nên:

  • Giữ vệ sinh thân thể cho trẻ
  • Hướng dẫn trẻ rửa tay, chân sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Không để trẻ dùng chung đồ cá nhân với người lớn, bởi vì, việc dùng chung đồ cá nhân rất dễ lây bệnh trong đó có bệnh viêm dạ dày ruột
  • Cho trẻ ăn chín, uống sôi và đồ ăn phải được bảo quản tốt
  • Bổ sung chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh dạ dày

7. Trẻ bị đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?

Trẻ bị đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì
Trẻ bị đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?

7.1 Bé bị đau dạ dày nên ăn gì?

Bên cạnh việc điều trị đau dạ dày ở bé thì cha mẹ cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống. Trẻ bị đau dạ dày nên ăn:

  • Các loại đồ ăn mềm như súp, cháo, trứng hấp để trung hòa acid dạ dày
  • Uống sữa, mật ong, bánh mềm,… để giảm tiết dịch vị
  • Thực phẩm giàu chất xơ như rau, củ, quả, hạt thuộc họ đậu, bột yến mạch để tránh gây áp lực cho dạ dày và hạn chế táo bón
  • Thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày như bột sắn, bột/gạo nếp, bánh mì

7.2 Trẻ bị đau dạ dày nên kiêng gì?

Cha mẹ cũng cần biết về những thực phẩm mà trẻ bị đau dạ dày nên kiêng, cụ thể:

  • Đồ uống gây kích ứng dạ dày như nước ngọt có ga, có vị chua
  • Các loại trái cây có vị chua như xoài xanh, cóc, me, cam, quýt, chanh,…
  • Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, đông lạnh, đồ ăn nhanh,…

Trên đây là thông tin về đau dạ dày ở trẻ em. Hãy cho chúng tôi biết vấn đề mà bạn hoặc người thân đang gặp phải bằng cách liên hệ tổng đài 18001796  hoặc comment bên dưới bài viết. Thường xuyên truy cập cumargold.vn để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh lý dạ dày và sản phẩm tốt nhé!

>> Tìm hiểu thêm:

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x