Bệnh Đau Dạ Dày Có Lây Không? Lây Qua Đường Nào?
-
Ngày đăng:
09/10/2020 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
362
Nội dung bài viết
ToggleĐau dạ dày là bệnh phổ biến ở nước ta và đang có xu hướng gia tăng. Khi bị đau dạ dày, người bệnh sẽ phải đối mặt với hàng loạt triệu chứng như đau rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, chán ăn, mệt mỏi, căng thẳng, giảm cân. Nếu không điều trị sớm và đúng cách, đau dạ dày sẽ biến chứng thành thủng dạ dày, ung thư dạ dày, xuất huyết dạ dày,… Vậy, đau dạ dày có lây không? Đáp án chính xác có ngay trong bài viết dưới đây của CumarGold.
1. Bệnh đau dạ dày có lây không?
Đau dạ dày có lây được không? Đáp án là CÓ. Theo các chuyên gia, vi khuẩn HP là tác nhân chính gây đau dạ dày. Và đây là nguyên nhân chính khiến bệnh đau dạ dày có thể lây trực tiếp từ người này sang người khác. Trong cơ thể người, vi khuẩn HP tồn tại và phát triển chủ yếu ở dạ dày, khoang miệng, dịch tiêu hóa,… HP có dạng chữ S hoặc cong, có 4 – 6 lông mảnh nằm ở đầu giúp nó di chuyển dễ dàng trong dịch nhầy của niêm mạc dạ dày.
Khi gặp điều kiện tốt, vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) sẽ hoạt động mạnh mẽ và làm tổn thương dạ dày, tá tràng, thực quản. HP có khả năng lây lan từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, nguồn nước, ăn uống chung và dụng cụ y tế không đảm bảo vệ sinh. Theo các chuyên gia, Việt Nam có trên 70% người bị nhiễm khuẩn HP. Khi nhiễm vi khuẩn HP bạn sẽ gặp những triệu chứng lâm sàng như:
- Đau rát thượng vị
- Ợ nóng, ợ chua, ợ hơi
- Đau vùng bụng sau khi ăn
- Đầy hơi, khó tiêu
- Khó nuốt, nghẹn, mất khẩu vị
- Hôi miệng
- Mệt mỏi, giảm cân
- Buồn nôn, nôn ra dịch màu cà phê hoặc đen
2. Đau dạ dày lây qua đường nào?
Bệnh đau dạ dày thường lây qua đường miệng – miệng, dạ dày – dạ dày, dạ dày – miệng và phân – miệng. Cụ thể:
2.1 Miệng – miệng
Miệng – miệng là con đường lây nhiễm phổ biến của khuẩn HP. HP tồn tại trong nước bọt của người bị đau dạ dày. Người bình thường nếu tiếp xúc (trực tiếp/gián tiếp) với dịch tiêu hóa, nước bọt sẽ bị nhiễm vi khuẩn HP. Theo đó, ăn uống chung (mớm cơm, chung bát/đũa/cốc, nước chấm,…) hoặc hôn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn HP lây lan và phát triển.
2.2 Phân – miệng
Phân – miệng là con đường lây nhiễm vi khuẩn HP khó kiểm soát. HP trong đường ruột sẽ được đào thải ra ngoài cùng với phân. Người bình thường tiếp xúc với phân của người bệnh có nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn này.
2.3 Dạ dày – dạ dày hoặc dạ dày – miệng
Vi khuẩn HP lây qua đường dạ dày – dạ dày, dạ dày – miệng chủ yếu là do dụng cụ y tế không được khử trùng đúng cách. Khi đó, vi khuẩn HP sẽ bám vào dụng cụ nội soi dạ dày và lây lan sang người bình thường.
3. Cách phòng tránh lây nhiễm bệnh đau dạ dày do vi khuẩn HP
Theo các chuyên gia tiêu hóa, để phòng tránh lây nhiễm khuẩn HP cần chú ý đến những vấn đề sau:
- Đảm bảo ăn chín, uống sôi
- Vệ sinh vật dụng ăn uống và dụng cụ nấu ăn sạch sẽ
- Hạn chế ăn đồ sống như tiết canh, gỏi, rau sống
- Hạn chế ăn mắm tôm, mắm ruốc bởi vì nó là đồ ăn lên men, không tốt cho người bị đau dạ dày
- Bổ sung thực phẩm chứa probiotic có lợi cho sức khỏe như sữa chua, sữa bơ, phô mai, súp rong biển, trà nấm thủy sâm
- Không nên sử dụng chung cốc, chén, đũa, bát, nước chấm
- Bỏ thói quen dùng đũa của mình đảo, chọc ngoáy và gắp thức ăn cho người khác
- Hình thành thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Tắm cho thú cưng, dọn dẹp nhà bếp, nhà vệ sinh và phòng ngủ thường xuyên
- Động viên người thân đến cơ sở y tế để chữa trị sớm nếu bị nhiễm vi khuẩn HP
Trên đây là đáp án chính xác của câu hỏi “Bệnh đau dạ dày có lây không?”. Hãy cho CumarGold biết những băn khoăn của bạn về bệnh lý dạ dày bằng cách liên hệ tổng đài miễn cước 18001796 hoặc comment tại mục bình luận phía dưới bài đăng. Truy cập website Cumargold thường xuyên để không bỏ qua những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!