Triệu chứng và thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bạn cần biết
-
Ngày đăng:
26/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
330
Nội dung bài viết
ToggleThuốc điều bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tốt luôn là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm và tìm hiểu. Tuy nhiên, người bệnh lại ít biết rằng, trước khi tìm hiểu và sử dụng thuốc điều trị, chúng ta phải nhận biết được dấu hiệu của bệnh, tìm ra nguyên nhân gây bệnh mới có được biện pháp chữa trị hiệu quả nhất.
Các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng thường gặp
Đau vùng bụng
Đau tức vùng bụng trên là biểu hiện sớm nhất của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Có những trường hợp cơn đau còn lan cả ra phía sau lưng.
Cơn đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, nhưng thường xuất hiện khi đói hoặc sau khi ăn vài tiếng hoặc cả khi ăn quá no.
Mức độ đau không giống nhau, có thể chỉ đau sơ, hoặc có thể nhẹ nhưng kéo dài, nặng hơn thì thấy bụng quặn thắt đi kèm tức ngực, đau lưng.
Xem thêm: Đau dạ dày xuyên lưng và 8 cách xử lý
Buồn nôn và nôn
Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng, thức ăn sau khi ăn trong quá trình tiêu hóa, những vết viêm loét gây đau khiến dạ dày lập tức phản xạ bằng cách co bóp mạnh hơn gây ra hiện tượng bị nôn ói. Tình trạng này để lâu sẽ khiến cho chức năng dạ dày bi suy yếu, thậm chí khi nôn còn thấy cả thức ăn của bữa trước do dạ dày không thể tiêu hóa được.
Khi nôn thức ăn ra ngoài bạn nên chú ý xem phần nôn có dính lẫn máu hay không. Nếu bị chảy máu trong lòng dạ dày cần hết sức cẩn trọng, do xuất huyết nghiêm trọng có thể nguy hiểm tính mạng.
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là triệu chứng thường gặp ở những người bị viêm loét dạ dày tá tràng, và còn gây ra chứng bệnh táo bón hoặc tiêu chảy. Tình trạng ứ đọng thức ăn thường xuyên cũng khiến cho người bệnh cảm giác chướng bụng kèm theo đó là hiện tượng ợ nóng, ợ chua gây đau rát ở cổ và ngực rất khó chịu.
Dễ dàng bị sụt cân
Thức ăn đi vào không được phân hủy, chưa kể còn nôn hết ra thức ăn, chất dinh dưỡng không được chuyển hóa làm cho cơ thể không thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Hơn nữa, những triệu chứng của bệnh khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như chế độ nghỉ ngơi của người bệnh, khiến cơ thể nhanh chóng suy nhược, dễ dàng sụt cân.
Thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng phổ biến
Các bác sỹ khi kê đơn thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng cho người bệnh đều tuân thủ theo định hướng nguyên tắc chung và sử dụng theo ba nhóm thuốc như sau:
– Nhóm thuốc giảm yếu tố gây viêm loét dạ dày tá tràng và giảm tăng tiết acid dạ dày
– Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng
– Nhóm thuốc diệt trừ vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP)
Để đạt được mục tiêu điều trị, các bác sỹ thường dùng kết hơp một số thuốc kháng sinh diệt khuẩn với các loại thuốc có tính làm trung hòa acid (chặn acid), và thuốc làm liền sẹo, bao khô vết loét. Việc sử dụng thuốc tây y để điều trị bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị và liệu trình sử dụng thuốc của bác sĩ.
Lưu ý: Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) có khả năng kháng thuốc ngày càng cao. Đồng thời, việc sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày dễ làm mất đi lớp dịch nhầy bảo vệ trong niêm mạc, từ đó xuất hiện những điểm phù nề sung huyết, đó chính là điều kiện cho vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) quay trở lại để khu trú, khiến cho bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tái phát.
Để khắc phục tình trạng trên, hiện nay các bác sỹ đông y thường sử dụng các thảo dược, bài thuốc y học cổ truyền để chữa trị bệnh dạ dày tá tràng đem đến hiệu quả lâu dài hơn và ít gây tác dụng phụ.
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cũng như các loại thuốc điều trị bệnh. Hy vọng rằng, bạn sẽ tìm ra được phương thuốc thích hợp nhất với bản thân mình. Chúc bạn luôn mạnh khỏe.