Skip to main content

Viêm loét dạ dày có phải mổ không? Cảnh báo 6 trường hợp nguy hiểm

  • Ngày đăng:

    06/03/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    337
Viêm loét dạ dày có phải mổ không? Khi nào thì không cần mổ và nếu phải mổ có bị ảnh hưởng hay bị biến chứng gì không? Đâu mới là câu trả lời chính xác, cùng tìm hiểu về căn bệnh viêm loét dạ dày này kèm theo các biến chứng gặp phải ở ngay bài viết dưới này nhé !
Xem thêm:

1. Viêm loét dạ dày có phải mổ không?

Viêm loét dạ dày có mổ không
Viêm loét dạ dày có mổ không
Viêm loét dạ dày là tình trạng tổn thương gây ra viêm loét trên niêm mạc dạy dày, bệnh này phổ biển ở những người thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, chế độ ăn uống thiếu khoa học. Hiện nay với sự phát triển của khoa học đa số các trường hợp viêm loét dạ dày có thể điều trị nội khoa.
Vậy viêm loét dạ dày có phải mổ không? Câu trả lời đó là viêm loét dạ dày cần phải mổ nếu bệnh tiến triển nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, ung thư dạ dày… Vậy khi nào cần phải mổ dạ dày? Cùng tìm hiểu các trường hợp cần phải mổ dạ dày sau:
Xem thêm:

1.1 Hẹp môn vị do loét hành tá tràng

Hẹp môn vị
Hẹp môn vị

Đây là tình trạng teo hẹp môn vị do ổ loét lâu ngày làm teo co rúm môn vị. Những người bị hẹp môn vị không ăn uống được do thức ăn đọng lại ở dạ dày gây nôn ói rất dữ dội, đặc biệt bệnh nhân ói ra thức ăn của ngày hôm trước, có mùi hôi thối dẫn đến suy dinh dưỡng.

Nếu nôn nhiều sẽ gây hiện tượng mất nước và chất điện giải càng làm cho người bệnh mệt mỏi, khó chịu, người gầy, da xanh, thèm ăn nhưng không dám ăn vì ăn vào đau nhiều hơn, mắt trũng, da khô ráp và hay cáu gắt. Dần dần bệnh tiến triển nặng lên, đau thượng vị nhiều hơn, có khi đau lâm râm nhưng có khi đau dữ dội do ứ đọng thức ăn và dịch vị dạ dày, đau nhiều khi nằm, ngồi dậy thì đỡ hơn.

Bệnh này không thể điều trị bằng nội khoa mà phải mổ sớm. Phẫu thuật đặt ra là cắt đi một phần dạ dày đồng thời cắt bỏ chỗ hẹp môn vị. Sau đó tái lập lưu thông tiêu hoá bằng cách nối dạ dày với ruột non đoạn đầu tiên. Như vậy thức ăn mới xuống được ruột và tiêu hoá được.

Sức khoẻ sẽ không được như cũ sau khi cắt đoạn dạ dày. Chết độ ăn uống dành cho người bị hẹp môn vị phẫu thuật đó là chia ra thành nhiều bữa, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hoá. Các hoạt động phải nhẹ nhàng. Và đi khám định kỳ 6 tháng một lần để bác sĩ theo dõi

Xem thêm: Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Chủ quan có thể gây chết người

1.2 Thủng dạ dày

Thủng dạ dày
Thủng dạ dày

Đây là biến chứng ở bệnh nhân bị viêm loét dạ dày lâu năm. Các vị trí loét dạ dày khác của dạ dày cũng có thể bị biến chứng chảy máu. Một loại biến chứng cũng rất thường gặp và và rất nguy hiểm là thủng dạ dày- tá tràng. Có những bệnh nhân do bị loét ngầm nên bình thường không đau bụng hoặc đau rất ít, đột nhiên bị thủng dạ dày phải cấp cứu.

Bệnh nhân đột ngột có cơn đau dữ dội như dao đâm, bụng gồng cứng như gỗ không thuộc nà giảm được. Khi bị thủng dạ dày thì dịch dạ dày sẽ chảy vào ổ bụng làm viêm nhiễm các tạng trong ổ bụng. Trong trường hợp bị thủng dạ dày mà không được mổ sớm và cấp cứu không kịp thời thì dễ đưa đến viêm phúc mạc (màng bụng), gây sốc và có thể bị tử vong. Vậy trả lời cho câu hỏi: viêm loét dạ dày có phải mổ không thì đây là một trong những câu trả lời dành cho bạn.

Phương pháp thường sử dụng đó là khêu may lại chỗ thủng, rửa sạch ổ bụng và đặt ống dẫn lưu. Ống này thường sẽ được rút vào ngày thứ 2 sau khi mổ lúc này dịch đã chảy hết ra.

Dưới đây là một trường hợp cụ thể: 10 tuổi đã thủng dạ dày:

Tại khoa Phẫu thuật trẻ em – BV Việt Đức, những năm gần đây số trẻ được phẫu thuật dạ dày ngày càng tăng, trung bình 5-7 ca/tháng. Như trường hợp bệnh nhi Nguyễn Thành N., 10 tuổi (ở Hưng Yên) được đưa vào cấp cứu trong tình trạng đau đột ngột, vật vã, nôn ra máu… Kết quả thăm khám khẳng định bé bị thủng dạ dày do viêm loét. Rất may N. được mổ cấp cứu kịp thời nên tránh nguy hiểm tới tính mạng
Đáng chú ý, nếu như đau dạ dày trước kia chỉ gặp ở người lớn thì ngày nay, số trẻ em mắc bệnh cũng chiếm tỷ lệ đáng kể do học tập căng thẳng, thức khuya, ăn uống không điều độ. Nguy hiểm hơn, đa phần trẻ viêm loét dạ dày nhập viện trong tình trạng muộn do bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em tiến triển rất nhanh. Bệnh nếu không được hỗ trợ điều trị sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, đặc biệt là biến chứng gây hẹp môn vị.
1.3 Chảy máu đường tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng
Xuất huyết tiêu hoá
Xuất huyết tiêu hoá

Là biến chứng thường gặp nhất, hiện tượng máu thoát ra khỏi lòng mạch chảy vào ống tiêu hoá, biểu hiện nôn ra máu do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản.  Đặc biệt là loét hành tá tràng rất dễ làm chảy máu. Chảy máu hành tá tràng có thể ồ ạt phải cấp cứu hoặc chảy máu ri rỉ làm cho đi cầu phân máu có thể máu đỏ hoặc phân có màu đen hôi thối. Nguyên nhân là do chỗ viêm loét dạ dày nằm trên đường đi của mạch máu lớn, đáy ổ loét dạ dày soái mòn làm vỡ mạch máu gây ra hiện tượng chảy máu

Thông thường với trường hợp vị chảy máu đường tiêu hoá do viêm loét dạ dày cần được tiến hành nội soi bằng ống soi mềm từ đó biết được vị trí chảy máu và tiến hành cầm máu bằng cách chích chất làm xơ và cầm máu. Nhưng với những trường hợp thất bại thì cần phải mổ cấp cứu để cầm máu.

Vậy viêm loét dạ dày có phải mổ không thì với trường hợp xuất huyết đường tiêu hoá điều trị không thành công thì cũng cần phải mổ cấp cứu để cầm máu

1.4 Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày

Có thể nói ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm loét dạ dày. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ có nguy cơ tử vong rất cao.

Khi bị ung thư dạ dày thì sử dụng phương pháp mổ để làm chậm tiến triển của bệnh hoặc chữa dứt điểm bệnh. Các bác sĩ có thể cắt toàn bộ dạ dày hoặc cắt bỏ phần dạ dày bị ung thư.

Việc cắt bỏ dạ dày thể được chỉ định nếu người bệnh xuất hiện u lành tính để ngăn chặn các khối u chuyển sang u ác tính nhưng nếu có nguy cơ chúng sẽ chuyển thành ác tính nếu không được lấy đi.

1.5 Loét dạ dày tá tràng điều trị nội khoa không thành công

Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng

Nếu bệnh viêm loét dạ dày điều trị nội khoa không thành công, để lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến tinh thần, sức khoẻ của người bệnh thì trường hợp này cũng cần phải tiến hành mổ.

Với trường hợp này thì thường bị cắt một phần dạ dày, thời gian nằm viện từ 8-10 ngày. Sau đó cần có chế độ ăn uống phù hợp và cần tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi

1.6 Béo phì bị viêm loét dạ dày có phải mổ không?

Người bệnh có thể phải ăn ít hơn vì dạ dày giảm kích thước. Sử dụng biện pháp mổ chỉ là cách cuối cùng khi các phương pháp giảm cân, tập thế dục, thuốc thất bại

Đọc đến đây các bạn đã trả lời câu hỏi: Viêm loét dạ dày có phải mổ không chưa. Ngay dưới đây các bạn có thể tham khảo thêm về quá trình mổ dạ dày được tiến hành như thế nào?

2. Quá trình mổ dạ dày như thế nào

Phẫu thuật cắt bỏ dạ dày
Phẫu thuật cắt bỏ dạ dày là một trong những bước trong quy trình mổ dạ dày

2.1 Làm xét nghiệm trước khi mổ dạ dày

Các xét nghiệm bạn phải làm trước khi mổ dạ dày:O

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm hình ảnh

Đồng thời xem tiểu sử sức khoẻ xem có đủ để phẫu thuật không. Lưu ý với trường hợp có thai và bệnh tiểu đường phải thông báo với bác sĩ.

2.2 Các loại phẫu thuật và kỹ thuật mổ dạ dày

Các loại phẫu thuật mổ dạ dày:

Có ba loại phẫu thuật mổ dạ dày đó là: Mổ dạ dày một phần, cắt toàn bộ và cắt vạc dạ dày:

  • Mổ một phần dạ dày: Bác sĩ cắt bỏ nửa phần dưới dạ dày
  • Cắt toàn bộ dạ dày: Bác sĩ sẽ cắt toàn bộ dạ dày. Sau đó sẽ kết nối thực quản trực tiếp với ruột non
  • Cắt vạc dạ dày: Bác sĩ sẽ cắt bỏ 3/4 dạ dày giúp dạ dày nhỏ hơn và dài hơn theo hình dạng ống

Kỹ thuật cắt bỏ dạ dày:

Hiện nay sử dụng 2 kỹ thuật cắt bỏ dạ dày đó là: kỹ thuật cắt dạ dày mổ hở và cắt dạ dày bằng phương pháp nội soi:

  • Kỹ thuật cắt dạ dày mổ hở: Các công cụ chuyên biệt sẽ được sử dụng để rạch một đường dài ở giữa bụng của người bệnh sau đó cắt đi một phần hoặc toàn bọ tuỳ theo từng trường hợp.
  • Phương pháp mổ nội soi: Các bác sĩ sẽ rạch những đường nhỏ trên bụng người bệnh, sử dụng ống nội soi có gắn laser và các công cụ chuyên biệt vào dạ dày và thực hiện cắt đi một phần hoặc toàn bộ dạ dày của người bệnh

2.3 Các biến chứng sau mổ dạ dày

Viêm loét dạ dày có phải mổ không và nếu mổ có thể dẫn đến các biến chứng nào là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Các biến chứng có thể gặp phải khi mổ dạ dày đó là:

  • Bị hở, loét vết nối thực quản – tá tràng – ruột non: Khi các vết nối bị hở hoặc loét, biểu hiện của người bệnh là đau bụng, giảm cân, chảy máu tiêu hóa, toàn thân suy nhược, hoặc hổng tá tràng… nếu không được điều trị sớm rất có thể sẽ gây tử vong tuy nhiên trường hợp này hiếm khi xảy ra
  • Kém hấp thu các chất dinh dưỡng: Khi cắt bỏ dạ dày, thức ăn từ thực quản xuống hỗng tràng tới thẳng ruột non, các enzym tiêu hoá và dịch mật tiết ra không đủ thời gian hấp thụ các chất dinh dưỡng vì thế mà sẽ mất đi một lượng dinh dưỡng.
  • Bị hội chứng Dumping: Hội chứng này thường gặp ở những người phẫu thuật cắt bỏ dạ dày. Hội chứng này thường gây ra các vấn đề tiêu hoá như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.

2.4 Phục hồi sau phẫu thuật

Phục hồi sau khi phẫu thuật
Phục hồi sau khi phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật dạ dày cần phải có chế độ ăn uống và sinh hoạt để giúp bệnh nhân phục hồi:

Chế độ ăn uống:

  • Nên ăn thức ăn mềm, loãng, dễ tiêu hoá, súp, canh có mức độ đặc dần
  • Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày từ 6-8 bữa
  • Nhai kỹ và ăn chậm để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày
  • Tránh những thức ăn cay nóng, chứa nhiều acid, không sử dụng bia, rượu, thuốc lá, các chất kích thích khác
  • Ăn các loại thực phẩm giàu sắt, canxi, vitamin C và D

Xem thêm: Viêm loét dạ dày nên ăn gì? 9 thực phẩm giúp nhanh lành vết loét

Chế độ nghỉ ngơi:

  • Nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng, làm việc quá sức
  • Chỉ vận động nhẹ
  • Hạn chế đi lại nhiều

3. Giải pháp nào bảo vệ, ngăn ngừa biến chứng?

Để bạn không cần phải quan tâm đến viêm loét dạ dày có phải mổ không thì các bạn nên có những biện pháp bảo về và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm từ bệnh viêm loét dạ dày.
Trước đây, ưu tiên hàng đầu của các chuyên gia y tế cho bệnh nhân viêm loét dạ dày là dùng thuốc kháng sinh diệt H.Pylori và thuốc ức chế tiết acid. Tuy nhiên, uống quá nhiều kháng sinh sẽ gây loạn khuẩn, rối loạn tiêu hóa, tổn thương gan và thận, nếu dùng liều quá cao, lâu dài sẽ gây viêm gan, suy thận mạn.
Còn sử dụng lâu dài các thuốc giảm tiết acid mạnh lại làm gia tăng nguy cơ gãy xương, một số trường hợp làm suy giảm khả năng tình dục và dễ tiến triển thành ung bướu. Hiện nay, để giảm tác dụng bất lợi cho các bệnh nhân viêm loét dạ dày mạn tính khi phải sử dụng thuốc thường xuyên và lâu dài, các chuyên gia y tế có xu hướng quay trở lại với các thảo dược trong đó có Nano Curcumin, dạng bào chế công nghệ cao của tinh nghệ. Ở bài viết sau chúng tôi sẽ viết chi tiết về vấn đề này.
Đọc đến đây các bạn đã trả lời được câu hỏi: Viêm loét dạ dày có phải mổ không chưa? Viêm loét dạ dày là một căn bệnh rất phổ biến hiện nay nếu phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh có thể hoàn toàn chữa được, còn nếu để lâu thì rất có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm vì vậy các bạn khi có biểu hiện về bệnh dạ dày nên đến các bệnh viện để được khám và tư vấn nhé. Chúc các bạn luôn có một sức khoẻ tốt nhất!
Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x