Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu có phải triệu chứng đau dạ dày?
-
Ngày đăng:
19/02/2019 -
Lần cập nhật cuối:
27/11/2019 -
Số lần xem
362
Nội dung bài viết
ToggleNhiều lúc bạn có cảm giác ăn nhanh no hơn bình thường (dù ăn rất ít), không thể ăn thêm được nữa và nhiều giờ sau vẫn không thấy đói thì đó là biểu hiện của chứng chướng bụng, đầy hơi. Thậm chí nhiều người còn có biểu hiện buồn nôn, ợ nhiều, khó chịu trong dạ dày hoặc có vị chua trong miệng. Cùng tìm hiểu những dấu hiệu này là gì nhé?
Xem thêm: Cảnh báo những nguy hiểm khi bị đau dạ dày đầy hơi
Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu có thể gây nguy hiểm
1. Những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng chướng bụng đầy hơi
-
Do bạn mắc phải các bệnh lý dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược thực quản, hoặc thậm chí có thể do ung thư dạ dày. Những loại bệnh này chủ yếu do trong dạ dày có vi khuẩn HP, chúng thúc đẩy các phản ứng lên men phế phẩm gây nên đầy bụng, khó tiêu.
-
Do bạn ăn quá nhiều tinh bột, chất béo, dầu mỡ từ các món chiên xào, các loại gia vị hoặc rượu bia, chất kích thích,… khiến cho dạ dày không có đủ men để chuyển hóa hết, dẫn đến ứ bụng, đầy hơi.
-
Những thói quen ăn uống không lành mạnh như nhai vội, nuốt nhanh, vừa ăn vừa làm việc khác (xem tivi,…), ăn không đúng giờ, không đúng bữa, ăn ngay trước khi đi ngủ, vận động ngay sau khi ăn,… cũng khiến thức ăn khó tiêu trong dạ dày của bạn.
-
Do cơ thể bạn rối loạn vận động tiêu hóa ở dạ dày, ruột nên thức ăn xuống chậm, tiêu hóa chậm dẫn đến chướng bụng.
-
Ngoài ra, chứng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu còn do tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng viêm, giảm đau, kháng sinh, thuốc tiểu đường, huyết áp, thuốc tránh thai,…
2. Nếu chủ quan, không chữa trị chướng bụng đầy hơi ngay sẽ gặp nguy hại gì?
Không nên xem thường những dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe mà cơ thể bạn đã lên tiếng, dù đó là bất cứ loại bệnh gì. Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu cũng không là ngoại lệ, nếu không tìm cách giải quyết, bạn có thể sẽ phải đối mặt với những nguy cơ dưới đây:
-
Đầy hơi, chướng bụng là triệu chứng quen thuộc của các bệnh dạ dày, đặc biệt là viêm loét dạ dày. Viêm loét dạ dày nếu để lâu ngày không chữa trị sẽ dẫn đến xuất huyết dạ dày hoặc tệ hơn là ung thư dạ dày. Đến lúc này thì việc điều trị bệnh thực sự khó khăn trên thế giới chưa có một loại thuốc nào có thể đặc trị căn bệnh ung thư quái ác.
-
Khi bạn bị đầy bụng, lượng hơi sinh ra nhiều mà không trung tiện được sẽ đi ngược lên thực quản và thoát ra bên ngoài theo cách “ợ”. Quá trình này gây giãn thực quản, lâu ngày sẽ khiến thực quản tổn thương.
-
Ngoài ra, sau một thời gian dài không điều trị đầy bụng sẽ xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như đau thắt ngực, đau toàn vùng bụng, đau dạ dày, buồn nôn,… sẽ hành hạ bạn từng ngày, từng giờ.
3. Phương pháp điều trị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu:
Xin đừng vội vàng khi tìm cách chữa trị chứng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
Vì sao vậy?
Nhiều người khi bị đầy bụng liền chạy ra tiệm thuốc Tây mua men tiêu hóa hoặc các loại thuốc dạ dày để uống. Đây là cách làm rất có hại vì sử dụng thường xuyên các loại thuốc tây sẽ không tốt cho dạ dày và thận
Theo dân gian, khi bị chướng bụng, đầy hơi bạn có thể
- Dùng khăn nóng hoặc túi chườm nhẹ nhàng chườm đều lên vùng bụng để giảm bớt khó chịu.
- Kết hợp xoa bụng nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ (có thể bôi thêm chút dầu) sẽ khiến bạn dễ chịu hơn.
- Nếu vẫn không thấy đỡ thì hãy cắt vài lát gừng chấm muối nhai hoặc uống vài ngụm trà gừng.
Đây là những cách xử trí tạm thời đối với triệu chứng đầy bụng.
Nếu gặp phải triệu chứng này thường xuyên hơn nữa bạn cần đi khám ở bệnh viện hoặc tại bác sĩ chuyên khoa để biết tình trạng bệnh lý của mình. Nếu như được chẩn đoán triệu chứng chướng bụng đầy hơi là do bệnh lý dạ dày, đến lúc này chúng ta mới sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ.
4. Cần làm gì để phòng tránh chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu:
Để phòng tránh chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu gây ảnh hưởng đến dạ dày cần chú ý đến những điều sau đây:
- Hạn chế những loại thực phẩm và đồ uống gây đầy bụng như cà phê, pho-mát, nước uống có ga, đậu phộng,…
-
Ăn chậm, nhai kỹ.
-
Không uống nhiều nước trong bữa ăn.
-
Tránh ăn quá muộn vào ban đêm.
-
Hạn chế đồ cay nóng.
-
Hạn chế ăn nhiều kẹo cao su, làm không khí vào miệng nhiều.
-
Ngừng hút thuốc hoặc uống rượu…
-
Trong khi ăn thì không nên vừa ăn vừa nói chuyện bởi không khí sẽ lọt vào cùng với thức ăn.
Xem thêm: 5 cách phòng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả
Sản phẩm có chứa Tinh nghệ Nano Curcumin – Chuyển giao từ Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam. Hỗ trợ điều trị Viêm loét dạ dày, hành tá tràng hiệu quả
● Giúp giảm viêm xung huyết dạ dày, lành nhanh vết loét.
● Giảm nhanh viêm đau dạ dày.
● Hết khuẩn HP, ngăn ngừa tái phát