Các nhóm thuốc trị viêm loét dạ dày phổ biến nhất hiện nay
-
Ngày đăng:
06/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
296
Nội dung bài viết
ToggleLoét dạ dày – tá tràng là một bệnh phổ biến ở nước ta. Để điều trị bệnh, các bác sĩ căn cứ nguyên nhân và chọn thuốc thuốc trị viêm loét dạ dày phù hợp.
Xem thêm:
- Những loại hoa quả bạn nên ăn khi bị viêm loét dạ dày
- 9 triệu chứng khi bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
1. Thuốc trị viêm loét dạ dày: Kháng sinh diệt vi khuẩn HP
Người bệnh cần bắt buộc làm xét nghiệm HP. Nếu phát hiện có sự tồn tại của vi khuẩn HP là nguyên nhân gây viêm loét DD-TT cần sử dụng kháng sinh đường uống, không dùng kháng sinh đường tiêm.
Phác đồ điều trị là phải phối hợp thuốc giảm tiết acid với ít nhất hai loại kháng sinh. Không dùng một loại kháng sinh đơn thuần. Hoặc có thể dùng phác đồ ba thuốc (thuốc ức chế bơm proton (PPI) + hai trong ba loại kháng sinh: clarithromycin, amoxicillin, metronidazol) hoặc phác đồ 4 thuốc (PPI+ clarithromycin, amoxicillin, metronidazol)…
2. Thuốc trị viêm loét dạ dày chống tăng tiết dịch vị
Với loại thuốc trị viêm loét dạ dày này có hai loại chính, thuốc ức chế bơm proton và thuốc kháng thụ thể histamine H2. Thường dùng nhất là omeprazon, lansoprazol, pantoprazol… Các loại thuốc này dễ dàng thâm nhập vào bào tương của tế bào viền tiết dịch vị ở thành của dạ dày, có tác dụng ức chế tiết acid chlohydric (HCL) bằng cách liên kết không thuận nghịch bơm proton với men kiểm soát tiết HCl ở giai đoạn cuối (H+/K+-ATPase).
Mỗi chất gắn vào một vị trí khác nhau của “bơm”, tạo nên sự khác nhau về cường độ tác dụng. Loại thuốc bơm proton nào cũng có tác dụng chống tiết mạnh và kéo dài, các thế hệ về sau càng có tác dụng mạnh hơn và kéo dài hơn. Do các thuốc được tích lũy trong tế bào viền nên thời gian bán thải thực tế tới 48 giờ, vì vậy, tác dụng xuất hiện từ từ và kéo dài do đó chỉ cần dùng thuốc một lần/ngày.
Thứ hai là loại chống tiết dịch vị kháng thụ thể histamin – H2 như cimetidin, ranitidin, famotidin. Các chất này có cấu trúc gần giống histamin nên cạnh tranh tác dụng của histamin ở thụ thể H2 tế bào vách dạ dày; nhằm ức chế tiết dịch acid cả ngày và đêm của dạ dày, kể cả tiết dịch acid do kích thích bởi thức ăn, cafein, insulin, pentagastrin. Tuy vậy, thời gian tác dụng ngắn, phải uống nhiều lần trong ngày và có thể gây liệt dương (nam giới) nếu dùng kéo dài (riêng cimetidin còn chống chỉ định với phụ nữ có thai hoặc đang thời kỳ cho con bú).
3. Thuốc trị viêm loét dạ dày kháng acid
Bao gồm các muối nhôm (hydroxyd, phosphat, carbonat), các muối magnesium (hydroxyd, trisilicat, carbonat), calci carbonat, natricarbonat. Một số loại không dùng nữa bởi gây hại dạ dày, tăng tiết gastrin làm cho acid dịch vị (HCl) tiết nhiều hơn trước. Những loại thuốc kháng acid này có nhiệm vụ thực hiện một phản ứng trung hòa HCl tiết ra trong dịch tiêu hóa ở dạ dày, thuốc kháng acid cũng hoạt động như một chất đệm cho acid dạ dày bằng cách làm tăng độ pH, nhằm làm giảm acid ở dạ dày. Nếu dạ dày có quá nhiều acid sẽ gây ra hiện tượng đau, loét hệ tiêu hóa… Vì vậy, những loại thuốc kháng acid được chỉ định dùng để giảm đau và khó chịu trong các rối loạn về hệ tiêu hóa.
Với trường hợp ợ nóng, nếu sử dụng những loại thuốc kháng acid thì có thể tạm thời cải thiện được cảm giác nóng rát. Tuy nhiên nếu lại tiếp tục sử dụng thuốc kháng acid thì dạ dày sẽ bị thiếu acid dẫn đến những khiếm khuyết trong quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng, nhất là vitamin nhóm B và sắt. Acid trong dịch tiêu hóa còn có thêm chức năng tiêu diệt một số vi khuẩn có trong thức ăn. Trường hợp bị thuốc kháng acid trung hòa hết acid thì dạ dày sẽ “phản ứng” bằng cách tiết ra thêm nhiều acid. Vì vậy, nếu sử dụng những loại thuốc kháng acid một cách vô tội vạ thì lợi bất cập hại.
4. Thuốc trị viêm loét dạ dày bao phủ niêm mạc dạ dày
Loại thuốc bao phủ niêm mạc DD-TT thông dụng nhất là gastropulgit có tác dụng bao phủ đồng đều, có tác dụng che chở niêm mạc dạ dày tránh tác dụng của dịch vị, làm dễ liền sẹo trên niêm mạc dạ dày, thực quản, đồng thời có tác dụng hấp phụ độc chất và hơi (là những tác nhân gây kích ứng niêm mạc dạ dày). Thuốc không cản quang (không cần ngưng thuốc trước khi chụp Xquang ổ bụng) và không làm đổi màu phân. Tuy vậy, những người bị suy thận nặng, hẹp ống tiêu hóa, mẫn cảm với thuốc, không sử dụng được.
Xem thêm: Bạn có biết phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng