Skip to main content

Tìm hiểu về căn bệnh Ung thư phổi

  • Ngày đăng:

    26/03/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    309

Với mong muốn đem đến cho quý vị những thông tin hữu ích trong việc nhận biết, dự phòng và chiến thắng căn bệnh ung thư, chúng tôi đã liên hệ với các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực ung bướu tại Việt Nam để giải đáp tất cả những thắc mắc của bệnh nhân. Trong nội dung đầu tiên này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về bệnh ung thư phổi, một loại ung thư phổ biến nhất trên toàn cầu và chiếm số lượng nhiều nhất trong các loại ung thư cùng GS.TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc bệnh viện K, Phó Chủ tịch Hội Ung bướu Việt Nam.

Xin cảm ơn GS đã nhận lời mời tham gia chuyên mục của chúng tôi. Thưa GS, nước ta là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi cao nhất thế giới. Chính vì vậy việc nhận biết và dự phòng nó là cực kì quan trọng, xin GS có thể chia sẻ cho độc giả những dấu hiệu nhận biết của bệnh ung thư phổi được không ạ ?

GS Nguyễn Bá Đức: Ở Việt Nam, đa số người bệnh đến bệnh viện đều ở giai đoạn muộn, nhưng chúng ta  nên lưu ý khi có những dấu hiệu báo động sau thì cần chủ động đến thầy thuốc để thăm khám phát hiện sớm bệnh, cụ thể  :

– Ho dai dẳng kéo dài không khỏi có thể đến hàng tháng
– Đau tức ngực dai dẳng
– Khạc đờm có máu
– Khó thở càng ngày càng tăng
– Khàn tiếng
– Triệu chứng nặng : ho ra máu, xuất hiện hạch ở cổ, 2 bên bả vai,có thể di căn sang bộ phận khác.
 

GS.TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc bệnh viện K, Phó Chủ tịch Hội Ung bướu Việt Nam

Những triệu chứng của ung thư phổi nó giống như các bệnh đường hô hấp chung, đều có các triệu chứng như : Ho về đêm, ho ra máu, đau ngực, sốt, khó thở…làm sao để phân biệt với bệnh ung thư phổi để chúng ta phát hiện sớm để điều trị kịp thời thưa GS ?

GS Nguyễn Bá Đức: Những triệu chứng trên là những triệu trứng không điển hình của bệnh ung thư phổi nên khi có những triệu chứng trên bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để khám, bác sĩ sẽ kết hợp những triệu chứng lâm sàng và những xét nghiệm như siêu âm, chụp X-quang phổi, để có thể đưa ra chuẩn đoán chính xác nhất.

Thưa GS, ung thư đang ngày càng trẻ hóa, có những trường hợp 15,16 tuổi đã mắc bênh ung thư, vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến hiện tượng này?
 
GS Nguyễn Bá Đức: Ung thư thường là bệnh của tuổi già bởi do sự tích lũy theo thời gian của yếu tố độc hại của môi trường, tác nhân của ung thư. Tuy nhiên do môi trường ngày càng ô nhiễm và tình trạng nghiện thuốc lá mà đặc biệt là giới trẻ nên tác động đến sớm hơn ở những người này. 
 
Hiện nay chúng ta cũng thấy là có rất nhiều quan điểm xoay quanh việc ung thư có di truyền hay không, vậy đâu mới là thông tin chính xác, xin GS có thể đưa ra nhận định của mình?
 
GS Nguyễn Bá Đức: Có 2 nhóm nguyên nhân, yếu tố nguy cơ dẫn đến bênh ung thư :
 
– Nguyên nhân môi trường : Ô nhiễm môi trường, thuốc lá, tia phóng xạ,virus, vi khuẩn, bệnh nghề nghiệp
– Nguyên nhân bên trong : Chiếm tỷ lệ thấp,biểu hiện rõ về yếu tố di truyền, nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ.
Quan niệm tất cả ung thư đều di truyền là không đúng! Một số bệnh ung thư di truyền như : Dapolys trực tràng, ung thư võng mạc mắt ở trẻ…
 
Thưa GS, ung thư phổi có thể do nguyên phát hoặc thứ phát. Vậy thì ung thư nào có khả năng di căn sang phổi thưa GS?
 
GS Nguyễn Bá Đức: Phổi là cơ quan có rất nhiều mạch máu để lấy oxy nuôi dưỡng cơ thể nên nó rất hay bị di căn của nhiều loại ung thư chẳng hạn như : ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư hạch, ung thư đại trực tràng.
 
Bệnh này chia làm mấy giai đoạn và hiện nay khoa học đã có những phương pháp điều trị nào thưa GS?
 
GS Nguyễn Bá Đức: Ung thư phổi có 4 giai đoạn tùy thuộc vào kích thước của khối u (T1,T2, T3, T4 trong đó T là Tumor-khối u), số lượng hạch (N1, N2, N3 trong đó N là node-hạch), mức độ di căn xa ( M – metastasis ) . T, M,N là 3 thông số nói lên mức độ phát triển khối u của bệnh, của hạch của di căn. Giai đoạn 1 là nhẹ nhất, giai đoạn 4 là có di căn xa. Giai đoạn sớm phương pháp căn bản để loại khối u ra ngoài cơ thể mang lại kết quả lâu dài là phẫu thuật , tuy nhiên khi khối u lan rộng phải dùng phương pháp như xạ trị để kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Trong hóa trị ngày nay người ta đã nghiên cứu ra thuốc đích, phù hợp với một số người nhất định.
 
Phần cuối, xin GS có thể đưa ra lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và tập luyện cho các bệnh nhân đang điều trị ung thư phổi?
 
GS Nguyễn Bá Đức: Với bệnh nhân ung thư nói chung và bệnh ung thư phổi cũng vậy trong quá trình điều trị thường rất nặng nề, gây tổn hại cho cơ thể nên tất cả bệnh nhân cần đảm bảo tốt chế độ dinh dưỡng để đạt hiệu quả điều trị cao nhất, riêng với bệnh nhân ung thư người ta khuyên nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều omega 3 như rau xanh, củ cải, cà chua, cà rốt, dầu cá, cá hồi, nấm. Không nên kiêng món ăn gì trừ khi mình thấy có triệu chứng khó chịu khi ăn .

Xin được cảm ơn GS.TS Nguyễn Bá Đức về những thông tin sức khỏe hữu ích vừa rồi.

 

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x