Phân biệt bệnh viêm loét dạ dày và viêm loét tá tràng
-
Ngày đăng:
26/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
270
Nội dung bài viết
ToggleViêm loét dạ dày – tá tràng đều là các căn bệnh thường gặp về đường tiêu hóa, tuy nhiên nhiều người vẫn lầm tưởng hai căn bệnh này là một. Việc phân biệt chính xác vị trí viêm loét sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh sau này chính xác và nhanh hơn. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ điều này.
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày hay viêm loét tá tràng nhìn chung đều có cùng nguyên nhân gây bệnh. Phổ biến có thể kể đến gồm:
-
Nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori, một loạn xoắn khuẩn gam âm, nguyên nhân của 90% các ca viêm loét dạ dày tá tràng hiện nay.
-
Ăn uống không điều độ: Ăn không đúng giờ, không đủ bữa, vừa ăn vừa làm việc, thường xuyên để bụng quá đói hoặc ăn quá no, ăn quá nhanh, không nhai kĩ.
-
Lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, đặc biệt là thuốc giảm đau trong điều trị xương khớp, thuốc kháng viêm, thuốc có chứa corticoid…
-
Chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh như: ăn quá cay, quá chua, ăn đồ quá nóng hoặc lạnh, dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
-
Do căng thẳng đầu óc, áp lực trong thời gian dài mà không thể giải tỏa
-
Một số khác đến từ các trường hợp mắc các bệnh như tiểu đường, xơ gan, hội chứng cushing…
Triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng
Bệnh viêm loét dạ dày và viêm loét tá tràng tuy giống nhau về nguyên nhân gây bệnh nhưng lại có triệu chứng khác nhau ở một số đặc điểm sau:
Viêm loét dạ dày:
-
Cơn đau bụng thường xuất hiện ở vùng trên rốn hoặc ngay dưới ức. Đau có thể xuất hiện khi đói hoặc khi ăn no. Khi đang đói mà bị đau ăn bánh mì hay cơm sẽ đỡ đau. Cơn đau tăng lên ki ăn chuối tiêu, đu đủ, dứa, các loại quả chua…
-
Luôn có cảm giác buồn nôn và dễ nôn khi ăn no. Thường gặp triệu chứng khó tiêu, ợ hơi, ợ chua sau khi ăn hoặc có thể bị trào ngược thực quản.
-
Có thể bị xuất huyết trong trường hợp bệnh nặng: nôn ra máu đỏ, tim đập nhanh, mệt mỏi, huyết áp tụt nhanh hoặc đi đại tiện ra phân đen, vã mồ hôi…
Viêm loét tá tràng:
-
Đau bụng thường xuất hiện ở vùng thượng vị, đau âm ỉ và kéo dài, bụng luôn có cảm giác đầy, chướng và cồn cào như đói
-
Cơn đau bụng có thể giảm khi ăn và sau đau trở lại từ sau 2-3 giờ sau khi ăn
-
Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng thường đau vào buổi đêm và sáng sớm, hay bị táo bón, khó đi đại tiện
-
Nếu cơn đau tăng lên khi ăn và dễ bị nôn thì đây là triệu chứng của viêm loét môn vị.
Dựa vào những triệu chứng trên cũng có thể phần nào chẩn đoán được người bệnh đang bị viêm loét dạ dày hay viêm loét hành tá tràng. Tuy nhiên, để việc điều trị được chuẩn xác và tiết kiệm thời gian, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để khám và làm các xét nghiệm cần thiết, đặc biệt là tiến hành nội soi dạ dày để xác định chính xác vị trí vết loét, mức độ của bệnh hơn, test HP, sinh thiết máu, định lượng axit để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có biện pháp phòng và điều trị bệnh hợp lý.