Những nguyên tắc ăn uống dành cho người đau dạ dày
-
Ngày đăng:
26/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
335
Bệnh nhân đau dạ dày, viêm loét dạ dày có thể gặp những vấn đề nghiêm trọng, những biến chứng nguy hiểm nếu không thực hiện chế độ ăn uống hợp lý. Tuân thủ những nguyên tắc ăn uống phù hợp sẽ giúp bệnh nhân giảm được đáng kể các triệu chứng khó chịu của bệnh, cơ thể dần được cân bằng.
Xem thêm:
Người bệnh đau dạ dày cần chú ý nguyên tắc ăn uống sau
Đầu tiên, thời điểm ăn uống dành cho bệnh nhân bị tổn thương niêm mạc dạ dày rất quan trọng. Bệnh nhân cần có thời gian biểu dùng bữa trong ngày hợp lý và cố định, cần ăn đủ ít nhất ba bữa một ngày. Việc không tuân thủ thời gian dùng bữa trong ngày, ví dụ như khi quá đói bạn mới ăn sẽ kích thích dạ dày tiết acid và làm tăng triệu chứng đau dạ dày.
Đi kèm với thời điểm sử dụng bữa trong ngày, bệnh nhân không nên để quá đói hay ăn quá no mà nên có thêm những bữa phụ trong ngày vào các khung giờ 9 giờ, 14 giờ hay 20 giờ. Một mẹo nhỏ dành cho bệnh nhân rất hiệu quả, bạn nên dự trữ sẵn trong người kẹo hay thực phẩm chứa tinh bột tiện dụng để tránh cơ thể bị quá đói.
Danh sách thực phẩm dành cho người viêm loét dạ dày sẽ bị hạn chế hơn với những đồ ăn, uống được liệt vào “danh sách đen”. Cái tên đầu tiên trong sổ đen là đồ cay, nóng như những đồ ăn chứa ớt hay tiêu kích thích dạ dày co bóp, khiến triệu chứng đau trở nên nghiêm trọng.
Thực phẩm chua cũng nên hạn chế cho bệnh nhân vì tiếp tục làm giảm pH dạ dày trong độ acid trong dạ dày đã không hề nhỏ. Hoa quả có độ chua cao, hay như dưa muối chua cần giảm tối đa trong menu bữa ăn hàng ngày.
Ngoài ra, những thực phẩm làm tăng tiết acid dịch vị dạ dày mà bạn nên cân nhắc như: cá, thịt cá muối, thịt quay,… Hệ tiêu hóa là những cơ quan dễ tổn thương nếu không có chế độ ăn uống hợp lý, bởi vậy hãy bảo vệ sức khỏe của bản thân để tránh các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra khi đau dạ dày nhé. Thực phẩm khuyên dùng cho bạn là những thực phẩm mềm, có khả năng như một lớp bọc bảo vệ dạ dày, thức ăn chứa tinh bột (gạo nếp, bột sắn, bánh mì,…) là gợi ý không tồi.
Cuối cùng, chế độ nghỉ ngơi và làm việc xen kẽ với ăn uống là tối cần thiết. Bệnh nhân khi có dấu hiệu của tổn thương dạ dày cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe. Lập một thời khóa biểu nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý và làm việc vừa sức, tránh tạo cho cơ thể những stress không đáng có. Stress, mệt mỏi, căng thẳng chính là cơ hội tuyệt vời để đau dạ dày quay trở lại. Bệnh nhân nên nhớ, dù khi làm việc quá căng thẳng cũng nên tránh sử dụng thuốc lá, café, rượu bia hay trà đặc. Những thức uống này có thể giúp bản cân bằng lại tinh thần, nhưng với dạ dày không khỏe mạnh thì đó chính là những liều thuốc độc.
Để sớm lấy lại sức khỏe cho bệnh nhân có niêm mạc dạ dày tổn thương do bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày, người bệnh phải nghiêm túc thực hiện những nguyên tắc đã nêu ở trên, những nguyên tắc ăn uống đã đề ra. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!