Skip to main content

Mẹo hay điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

  • Ngày đăng:

    26/03/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    310

Muốn biết được làm thế nào để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả cũng như an toàn nhất, mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng nghệ và mật ong

Nghệ và mật ong là bài thuốc dân gian được lưu truyền từ ngàn xưa, có tác dụng giảm triệu chứng trong bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, khi bệnh nhân đang có vết loét, không nên sử dụng nghệ đen và nghệ vàng bởi có tác dụng phụ làm hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, đặc biệt trong môi trường acid dạ dày làm vết loét khó lành, có thể bị nặng hơn.

Mật ong là một vị thuốc được sử dụng làm thuốc bổ cho cả người lớn và trẻ em, giúp làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, nhờ đó làm giảm các triệu chứng đau xót khó chịu của bệnh.

Tuy nhiên, đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp thì việc điều trị bằng nghệ và mật ong là không có hiệu quả. Trong trường hợp này, bệnh nhân nhất thiết phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sỹ để diệt vi khuẩn Hp trước khi sử dụng các loại thuốc khác để điều trị.

Điều trị bằng cải bắp

Trong bắp cải có lượng nước cao, có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin C, B1, B2, canxi, photpho, sắt… và đặc biệt có vitamin U giúp làm lành vết loét. Do vậy, bắp cải cũng được xem là bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng rất hiệu quả.

Cách sử dụng: dùng khoảng 250g nước ép bắp cải nấu sôi và sử dụng trước bữa ăn 2 lần mỗi ngày. Sử dụng liên tục trong 10 ngày để làm giảm bớt các triệu chứng và làm lành vết loét tốt hơn.

Điều trị bằng củ cải và ngó sen

 

 Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng của cải và ngó sen

Củ cải và ngó sen có tác dụng chữa xuất huyết dạ dày, do vậy cũng được dùng để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.

Cách sử dụng: Lấy lượng bằng nhau củ cải và ngó sen đem rửa sạch rồi giã nát lọc lấy nước uống. Mỗi lần uống 50g và uống 2 lần/ngày.

Điều trị bằng hạt đinh hương và quả lê

Sử dụng hạt đinh hương kết hợp với quả lê là bài thuốc giúp giảm các triệu chứng nôn mửa do viêm loét dạ dày tá tràng gây ra.

Cách sử dụng: Lấy liều lượng khoảng 15 hạt đinh hương nhét vào quả lê đã khoét rỗng ở giữa sau đó đem hầm chín để ăn.

Chế độ ăn uống hợp lý trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng hữu ích cho cơ thể kết hợp với những loại thực phẩm tốt cho bệnh dạ dày tá tràng, đồng thời kiêng sử dụng những loại thực phẩm gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày như các gia vị cay nóng, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn chứa nhiều chất bảo quản, tẩm nhiều gia vị, tránh những loại đồ uống có gas, có cồn, tránh hút thuốc.

Ngoài ra, nên chú ý:

  • Ăn chậm, nhai kỹ
  • Không ăn quá no hoặc để quá đói
  • Ăn uống điều độ, đúng giờ

Trên đây là một vài phương pháp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng đơn giản dễ áp dụng. Tuy nhiên khi có các triệu chứng bệnh bạn nên đến các trung tâm y tế để được các bác sĩ chuyên khoa chuẩn đoán và tìm nguyên nhân cụ thể cũng như được tư vấn biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x