Skip to main content

“Mê cung” thực phẩm chức năng giả: Vừa uống vừa… run

  • Ngày đăng:

    26/03/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    314

Trước tốc độ tiêu thụ thực phẩm chức năng tăng mạnh trong những năm gần đây, thì số lượng các vụ bắt giữ thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ ngày càng nhiều và khó kiểm soát.

Bỏ tiền triệu mua TPCN giả

6 tháng đầu năm 2015, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã xử phạt gần 1,5 tỷ đồng đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng, thu hồi 5 giấy xác nhận công bố sản phẩm, 6 giấy xác nhận nội dung quảng cáo. Trong đó, từ đầu năm 2015 đến nay, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cũng đã thu hồi 99 sản phẩm và thu hồi 188 số tiếp nhận phiếu công bố đã cấp. Một trong những lý do thu hồi giấy phép trên là sản phẩm của doanh nghiệp không như tiêu chuẩn công bố. Trên thực tế, thời gian gần đây, hàng loạt vụ việc về sản phẩm chức năng giả đã bị phanh phui.

Vừa qua, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an TP Hà Nội đã phát hiện kho hàng của Công ty VQTech (trụ sở ở khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) chứa thực phẩm chức năng nghi giả. Cơ quan điều tra thu giữ khoảng 20 tấn thực phẩm chức năng kém chất lượng, có thành phần không đúng như doanh nghiệp công bố, chủ yếu là sản phẩm thực phẩm chức năng sữa ong chúa Costar, 100% Royal Jelly 1.450mg, Omega 3…Ngày 24/6, công an TP.HCM đã triệt phá cơ sở làm giả thực phẩm chức năng. Thực phẩm chức năng được quảng cáo là thuốc giảm béo được Công ty Bảo Khang (đường Phan Văn Trị, phường 10, quận Gò Vấp) mua từ một người Trung Quốc thông qua mạng Internet rồi chuyển về TPHCM dán nhãn mác biến thành hàng hiệu của Mỹ bán ra thị trường với giá cao. Hiện Cơ quan điều tra đang gửi các mẫu thực phẩm chức năng giảm béo đi giám định, bởi không loại trừ đây là hàng thực phẩm chức năng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người dùng.

Hiện nay, người tiêu dùng có thể mua bất kì loại TPCN nào và không cần bác sĩ kê đơn hay tư vấn. Không cần đi đâu, chỉ cần lên mạng, khi gõ các tên TPCN như Royal Jelly 1450, tảo biển, Gulucosamin, Fish oil, Collagen sẽ có hàng trăm kết quả đưa ra. Các sản phẩm được quảng cáo là hàng nhập khẩu chính hãng, trên lọ từng sản phẩm đều có tem chống hàng giả của Bộ Công an, đảm bảo hàng mới chính hãng 100%, được niêm phong bằng seal trong… Giá trên các trang mạng khác nhau, chênh từ vài chục đến cả trăm ngàn đồng/hộp. Chẳng hạn, nhau thai cừu Golden Health của Úc (15000mg x 100 viên) nơi bán 850.000 đồng/hộp, nơi bán 1 triệu đồng/hộp.

TS Nguyễn Văn Đoàn – Giám đốc Trung tâm Dị ứng – miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai – chia sẻ: Trung tâm đã từng tiếp nhận nhiều trường hợp dị ứng do sử dụng TPCN nghi giả. Thậm chí, có trường hợp TPCN được tinh chế, sản xuất với công nghệ hiện đại, người sử dụng không tránh khỏi nguy cơ bị dị ứng. Nhiều người dùng loại TPCN đó an toàn, không việc gì nhưng người khác sử dụng có thể bị dị ứng. Khi bị dị ứng TPCN, nhẹ thì nổi mề đay, mẩn ngứa da ở nhiều cơ quan trên cơ thể, nặng là có triệu chứng khó thở, đau bụng, nôn, tiêu chảy, viêm đỏ kết mạc. Nặng nhất, bệnh nhân bị sốc phản vệ với các triệu chứng người tím tái, huyết áp tụt, loạn nhịp tim, trụy mạch và tử vong.

Hậu quả của TPCN đã lộ diện

Ths.Bs Nguyễn Trung Cấp – Phụ trách khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) – cho biết, bệnh viện từng tiếp nhận nhiều ca nguy kịch do dùng TPCN nghi giả, trong đó có 1 trường hợp tử vong. Trường hợp bệnh nhân Bùi Thúy H (27 tuổi, ở huyện Thanh Trì, Hà Nội) khiến bác sĩ nhớ mãi. Là con gái, H muốn sở hữu một thân hình cân đối chứ không phải quá cân. Nghe bạn bè mách bảo, H nhờ một người quen mua giúp TPCN giảm cân ở Thái Lan. Sau khi uống và thực hiện chế độ ăn giảm cân như hướng dẫn, tháng đầu H giảm được 5kg. Sang tháng thứ 2, H thấy mệt mỏi, sức khỏe giảm sút mà cân nặng vẫn tăng, mặt và chân phù ra, mắt và da hơi vàng.

Ngay lập tức, H được người nhà đưa vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương kiểm tra. Kết quả xét nghiệm cho thấy, H có tình trạng tăng men gan, giảm albumin máu. Khi biết bệnh nhân dùng TPCN, các bác sĩ đã yêu cầu bệnh nhân bỏ TPCN, thực hiện chế độ ăn bình thường và dùng các thuốc hỗ trợ gan. May mắn cho H, chỉ sau 2 tuần điều trị, sức khỏe của cô đã phục hồi. Sau lần đó, H không dám dùng TPCN nữa và chấp nhận thân hình quá khổ, chỉ dám tập thể dục kết hợp ăn uống hợp lý với hy vọng giảm cân mà sức khỏe ổn định.

Vào cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng viên gan B, bệnh nhân Trần Thị M (48 tuổi, ở Thái Bình) được các bác sĩ cho thuốc điều trị kháng virus. Sau một thời gian sử dụng thuốc, sức khỏe bệnh nhân dần ổn định. Tuy nhiên, được người quen mách bảo, chị M đã tự ý ngừng thuốc kháng virus, chuyển sang uống TPCN. Chỉ sau 1 tháng, tình trạng vàng da, vàng mắt, chướng bụng xuất hiện. Nặng hơn, chị M rơi vào tình trạng mất tri giác, chậm chạp dần, rồi lơ mơ. Ngay lập tức, người nhà đưa chị M vào cấp cứu với chẩn đoán suy gan cấp do viêm gan mạn bùng phát cấp tính. Bệnh nhân phải điều trị hỗ trợ gan, lọc thay huyết tương, dùng lại thuốc kháng virus. Sau 1 tháng điều trị tích cực, sức khỏe bệnh nhân dần ổn định.

Không may mắn như những trường hợp trên, Ths.BS Nguyễn Trung Cấp cho hay, cuối năm 2014, đã có trường hợp tử vong sau khi uống thuốc nam và TPCN chữa viêm gan. Một bệnh nhân nam ở Hải Phòng bị viêm gan C, bắt đầu chớm xơ gan và đang được điều trị duy trì khá ổn định theo đơn của bác sĩ. Nghe lời khuyên của bạn bè, bệnh nhân bỏ điều trị đông y mua một loại thuốc bí truyền đặc trị viêm gan của thầy lang. Chưa đến 2 tuần dùng thuốc, bệnh nhân bị suy gan nặng. Mặc dù đã được cứu chữa hết sức tích cực nhưng do tình trạng tổn thương gan càng ngày càng trầm trọng nên bệnh nhân đã tử vong chỉ sau vài ngày nằm viện.

Người tiêu dùng nên căn cứ vào những giấy chứng nhận và những danh hiệu của đơn vị có uy tín trao.

Làm sao mua được thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe?

Một trong những tiêu chí để chọn dùng sản phẩm thông minh là người tiêu dùng nên căn cứ vào những giấy chứng nhận và những danh hiệu của đơn vị có uy tín trao. Ngày 28/6, tại Hà Nội, Hiệp hội TC và BVNTD Việt Nam đã tổ chức lễ tôn vinh “Thương hiệu Việt Nam tin dùng năm 2015” nhằm hỗ trợ, tư vấn các doanh nghiệp nâng cao độ tin cậy với người tiêu dùng. Theo GSTSKH Nguyễn Thiện Phúc – Phó chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam (TC và BNTD Việt Nam) thì danh hiệu này như một căn cứ để người tiêu dùng lựa chọn mua sản phẩm.

Bởi để có danh hiệu này, doanh nghiệp cần phải qua một ‘bộ lọc’ các tiêu chí. Bản thân GS Phúc khẳng định, hiệp hội đã chỉ đạo ban tổ chức là Báo Người tiêu dùng Việt Nam khi lựa chọn doanh nghiệp đạt danh hiệu cần dựa vào yếu tố tin cậy, chất lượng không phải chỉ là thi đua. “Đối với lĩnh vực thực phẩm chức năng, chúng tôi yêu cầu doanh nghiệp cần quảng cáo chính xác, Hiệp hội đã làm việc với Bộ Y tế về việc này để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm sau khi được chứng nhận”. GS.TSKH. Nguyễn Thiện Phúc chia sẻ: Để trở thành thương hiệu Việt Nam tin dùng, doanh nghiệp cần đạt được 4 tiêu chí: Hàng hóa phải có chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn; Sản phẩm không có tranh chấp về sở hữu trí tuệ, kiểu dáng hàng hóa, không có kiện tụng. Doanh nghiệp phải tổ chức sản xuất cung cấp dịch vụ tốt, tôn trọng khách hàng, đảm bảo hậu mãi tốt.Ngoài ra, môi trường sản xuất không ảnh hưởng đến xã hội.

Bà Đặng Thị Kim Hiên, Tổng Biên tập Báo Người Tiêu Dùng cho biết: Chương trình nhằm cung cấp thông tin từ chính cơ quan ngôn luận của Tổ chức bảo vệ quyền lợi Người Tiêu Dùng về thương hiệu có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ uy tín chất lượng. Những thương hiệu này có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giúp người tiêu dùng thuận tiện hơn trong việc tìm mua và ưu tiên dùng hàng Việt Nam. “Chúng tôi tiến hành khảo sát các doanh nghiệp dựa trên bình chọn của người tiêu dùng. Với sản phẩm thực phẩm chức năng, để nhận danh hiệu “Thương hiệu Việt Nam tin dùng, cần được cấp phép của cơ quan nhà nước Việt Nam”, bà Hiên nói.

Ông Phan Văn Hiệu, Chủ tịch HĐQT công ty Dược mỹ phẩm CVI, đơn vị có sản phẩm nano curcumin với tên gọi CumarGold 2 lần giành danh hiệu “Chúng tôi rất vui và vinh dự khi nhận được giải thưởng này. Đây là sự ghi nhận quý báu của người tiêu dùng dành cho những cốgắng và tâm huyết của các nhà khoa học Việt Nam nói chung và công ty Dược mỹ phẩm CVI nói riêng. Sự ra đời CumarGoldđánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền khoa học Việt Nam trong việc nâng tầm giá trị các thảo dược truyền thống, mang lại hy họng cho hàng triệu bệnh nhân ung thư, viêm loét dạ dày trên cả nước. Chúng tôi rất xúc động khi lần thứ 2 liên tiếp, CumarGold được nhận Giải thưởng Top 10 Thương hiệu Việt Nam tin dùng vì đó chính là niềm tin của hàng triệu người dân dành cho CumarGold. Trên thị trường hiện nay có không ít các sản phẩm được quảng cáo rầm rộ có chứa Nano Curcumin như CumarGold, nhưng tôi tin người tiêu dùng luôn đủ sáng suốt để lựa chọn được sản phẩm chất lượng tốt nhất.

PGS-TS Phạm Hữu Lý, Phó chủ tịch hội đồng khoa học, Viện Hàn lâm Khoa học – Công nghệ Việt Nam (Viện HLKHCNVN). Ông là người có nhiều năm nghiên cứu về công nghệ nano chia sẻ: Nano Curcumin do Viện HLKHCNVN sản xuất đã được nghiên cứu chặt chẽ, có hệ thống để đánh giá hoạt tính sinh học, tác dụng dược lý trong một thời gian dài và được các nhà khoa học công nhận. Nano Curcumin của viện đã được khẳng định hiệu quả chống ung thư trên nhiều dòng tế bào ung thư, viêm loét dạ dày tại Trung tâm Ung thư thực nghiệm, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngoài ra khả năng hòa tan trong nước, thẩm thấu qua màng tế bào, sinh khả dụng của Nano Curcumin đã được Viện HLKHCNVN nghiên cứu bài bản và khó có cơ sở nào tại VN có thể nghiên cứu được như vậy.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x