Đau dạ dày kiêng gì – những vấn đề quan trọng người bệnh cần lưu ý
-
Ngày đăng:
26/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
334
Nội dung bài viết
Toggle
Đau dạ dày là một loại bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi. Đau dạ dày kiêng gì, sinh hoạt như thế nào sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Đau dạ dày kiêng gì về chế độ ăn
Chế độ ăn của người đau dạ dày cần tuân thủ một cách nghiêm túc, điều này giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp cho bệnh tình giảm đáng kể. Vậy người đau dạ dày kiêng gì về ăn uống?
Đau dạ dày kiêng ăn đồ chưa chín như gỏi, tái chín, đồ ăn còn sống, trứng trần… Những vi khuẩn có trong những loại đồ ăn này sẽ khiến đường ruột bị viêm, loét.
Đau dạ dày kiêng ăn đồ cay như ớt, tiêu, kiêng ăn những loại thực phẩm quá giàu chất đạm như cua, ngao… những thực phẩm giàu chất xơ như củ cải, rau cần, hẹ, khoai môn… và kiêng nấm, măng hoặc những đồ chua cũng phải kiêng.
Ăn uống không vệ sinh
Một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra viêm loét đường ruột là lây nhiễm trực khuẩn môn vị. Đối với những người bị viêm loét dạ dày thì tỉ lệ do vi khuẩn này gây ra chiếm tới 70 – 90%.
Thông thường vi khuẩn lây truyền qua đồ đựng thực phẩm và bàn chải đánh răng. Ăn uống không đảm bảo vệ sinh cũng là một trong những nguyên nhân lây nhiễm vi khuẩn này.
No đói không đều
Axit hydrochloric và các chất xúc tác trong dạ dày sẽ luôn ở nồng độ cao khi đói dẫn tới tình trạng “tự tiêu hóa” niêm mạc. Ngược lại, khi ăn quá no lại dễ làm tổn thương đến khả năng tự bảo vệ của dạ dày vì vỏ dạ dày nở to và thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu…. Chính vì thế bạn cần chú ý không nên để dạ dày mình quá đói, khi đói cũng phải ăn từ từ và không ăn quá nhiều vì dạ dày của bạn sẽ phải làm việc quá sức đấy.
Ăn tối quá no
Theo thống kê gần đây cho thấy thì đến hơn 70% dân số không quan tâm đến bữa sáng mà thay vào đó là dồn cho bữa tối. Chính điều này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ và ngủ không an giấc, dẫn đến dễ tăng cân. Bên cạnh đó, niêm mạc dạ dày còn có thể bị kích thích và bài tiết quá nhiều axit hydrochloric, gây ra bệnh đau dạ dày.
Đau dạ dày kiêng gì về chế độ sinh hoạt
Kiêng căng thẳng, stress:
Trạng thái căng thẳng khiến thần kinh ức chế, mất cân bằng gây ảnh hưởng đến chức năng dạ dày, đường ruột khiến cho niêm mạc dạ dày bị thương tổn.
Kiêng uống rượu bia
Uống rượu sẽ tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày. Đồng thời còn có thể dẫn đến xơ gan và viêm tuyến tuỵ mãn tính, và làm cho dạ dày tổn thương ngày càng nặng. Rất nhiều nam giới có thói quen uống rượu bia khi trong bụng trống rỗng, không có gì. Hãy nhớ ăn thêm gì đó trước khi uống để bảo vệ tốt hơn cho dạ dày của mình nhé.
Uống cà phê, trà đặc
Trà đặc, cà phê đều có chất gây kích thích và thông qua quá trình tiêu hóa, sẽ gây ra thiếu máu cho niêm mạc dạ dày, dẫn đến hỏng chức năng bảo vệ niêm mạc dạ dày và gây ra viêm loét dạ dày.
Ăn nhanh
Các giai đoạn của thức ăn trong dạ dày là: “ngâm mềm”, nghiền nát, tiêu hoá. Nếu nhai không kỹ trong khi ăn hoặc ăn nhanh nuốt vội thì thức ăn chưa được nghiền nhỏ thì dạ dày sẽ tăng áp lực nhiều hơn.
Trong khi đó, nhai kỹ, nhai chậm có thể tăng tiết dịch tụy, làm cho axit hydrochloric và dịch mật giảm, rất có lợi cho dạ dày.
Căng thẳng
Trạng thái buồn phiền, căng thẳng, tức giận sẽ nhanh chóng được khuếch tán tới các cơ quan chức năng trong cơ thể, tác động đến hệ thần kinh thực vật gây ra mất cân bằng cho chức năng dạ dày, đường ruột; pepsin và axit hydrochloric tăng tiết làm cho huyết quản dạ dày, môn vị co thắt và tầng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị thương tổn, dẫn đến hình thành bệnh viêm loét dạ dày.
Lạm dụng thuốc tây
Niêm mạc dạ dày thường bị tổn thương do 3 loại thuốc sau: các loại thuốc chống viêm; nhóm axit acetylsalicylic (ví dụ như Aspirin); thuốc hormone như sterol. Chính vì vậy nên hạn chế tránh dùng những loại thuốc này. Nếu bắt buộc phải dùng thì nên khống chế liều lượng và đúng liệu trình, tốt nhất là uống sau khi ăn.
Kiêng hoạt động, làm việc quá sức:
Hoạt động mạnh, làm việc quá sức mà không có thời gian nghỉ ngơi hợp lý khiến cho bệnh dạ dày càng nặng thêm, cơ thể suy nhược, tinh thần bị ức chế và căng thẳng. Vì vậy người bệnh cần cân bằng công việc, sinh hoạt, giải trí để tinh thần được sảng khoái, cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi mọi bệnh tật.