Cảnh giác với vi khuẩn H.PYLORI
-
Ngày đăng:
26/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
302
Đa số các trường hợp bị viêm loét dạ dày và tá tráng đều do vi khuẩn H. pylori gây ra. Sau hơn 30 năm kể từ khi tìm ra vi khuẩn này, giới khoa học vẫn chưa nghiên cứu thành công vắc xin chủng phòng ngừa lây nhiễm hoặc tái nhiễm H. pylori.
Hơn 50% dân số thế giới nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori), trong số những người nhiễm vi khuẩn này, có đến 90%sẽ tiến triển thành bệnh viêm dạ dày mạn tính. Nhiễm H. pylori không có dấu hiệu nào cụ thể. Đến khi trong người thường có các triệu chứng đau, nóng bụng, buồn nôn, ói mửa, thường xuyên ợ hơi, đầy hơi… đi khám mới biết bị viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Nhiễm vi khuẩn H. pylori là nguyên nhân chính làm loét dạ dày tá tràng gây các cơn đau bụng làm ảnh hưởng việc sinh hoạt, học tập, lao động, thậm chí trong trường hợp nặng có thể gây thủng dạ dày hoặc xuất huyết tiêu hóa. Ngoài ra nhiễm H. pylori khiến bạn dễ bị ung thư dạ dày gấp 2-6 lần so với những người không nhiễm.
H. pylori di chuyển rất nhanh, xâm nhập qua lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày và xâm nhập vào lớp tế bào biểu mô lót ngay bề mặt bên trong dạ dày, đặc biệt là khoảng gian bào (được giới hạn bởi màng của các tế bào cạnh nhau, có chức năng kết dính các tế bào với nhau). H. pylori làm giảm chất nhầy bảo vệ thành dạ dày nên acid dịch vị tác động trực tiếp lên thành dạ dày, kết hợp với nhiều yếu tố khác gây nên viêm loét dạ dày. Loại vi khuẩn này chủ yếu lây qua đường ăn uống, phân, dịch tiêu hóa… Hoặc khi dùng thực phẩm, nước uống không hợp vệ sinh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến những quốc gia đang phát triển, điều kiện vệ sinh môi trường còn thấp có tỉ lệ nhiễm H. pylori cao.
Tại Việt Nam, do thói quen ăn uống chung, dùng chung chén bát nên tỉ lệ nhiễm và mắc bệnh về đường tiêu hóa khá cao, khoảng 70%. Con số nhiễm vi khuẩn lớn nhưng nhiều người lại không hề biết mình có nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, chỉ khi có dấu hiệu, đi khám thì mới lo lắng không biết nên “loại bỏ” thế nào.
Để tránh lây nhiễm H. pylori trong cộng đồng, nên sử dụng nguồn thực phẩm và nước uống hợp vệ sinh. Hạn chế dùng chung chén đũa. Với những người bị viêm loét dạ dày – tá tràng do nhiễm H. pylori, cần tuân theo phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra để tránh diễn tiến phức tạp của loại vi khuẩn này đồng thời giảm nguồn lây lan trong cộng đồng. Điều trị vi khuẩn này cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ vì chúng có đặc điểm nằm sâu dưới lớp nhầy và trong môi trường a-xit của dạ dày nên các thuốc kháng sinh dễ bị mất tác dụng, khó thấm qua lớp nhầy để tấn công vi khuẩn. Do đó nếu chữa trị không đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc ngày càng tăng.
Tóm lại “Nhiễm vi khuẩn H. pylori ở dạ dày đã được xác định là nguyên nhân chính gây nên viêm loét dạ dày. Điều trị tiệt trừ vi khuẩn này thành công không những làm lành viêm loét dạ dày mà còn làm giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày về lâu dài. Việc điều trị cần tuân thủ đúng đủ theo phác đồ và sản phẩm hỗ trợ giúp ức chế sự phát triển của HP để bảo đảm tỉ lệ thành công cao mặc dù thuốc có các tác dụng phụ”
CumarGold – Giúp làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh đau dạ dày do vi khuẩn H. pylori, hãy gọi đến tổng đài miễn cước 18001796 để được tư vấn.