Skip to main content

Bị bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì để tránh tái phát

  • Ngày đăng:

    26/03/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    320

Đối với người bệnh bị viêm loét dạ dày nói riêng và cách bệnh về đường ruột nói chung, việc ăn uống thực dưỡng là một trong những nguyên nhân hàng đầu trong quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh. Vậy người bệnh bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì để tránh bệnh tái phát? Hãy cùng chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: 

1. Nên ăn những thực phẩm giàu nhiệt lượng và vitamin

Những thực phẩm giàu nhiệt lượng và vitamin, với lượng protein thích hợp, lượng mỡ thấp như các vitamin C, B1, A..đều rất có lợi cho việc chữa lành và khỏi chỗ loét. Nhiệt lượng đủ đảm bảo cho người mắc bệnh duy trì thể lực, trong khi thực phẩm có lượng mỡ thấp sẽ tránh kích thích dạ dày tiết ra quá nhiều dịch axit.

  • Nên ăn các loại trứng, thịt như trứng gà, trứng vịt, thịt lợn, trâu, dê, gà, ngan và cá.
  • Các loại rau quả tốt nên ăn bao gồm: Củ cải, rau chân vịt, cải trắng, chuối, quýt, dưa hấu, quất.

2. Nên ăn những thực phẩm chế biến từ bột mì và ngũ cốc

Lượng kiềm có trong bột mỳ có tác dụng trung hòa axit. Tuy nhiên, thói quen của người Việt là ăn cơm trắng, do vậy nếu ai không thích ăn bột mì hoặc chán do ăn quá nhiều thì cũng có thể thay thế bằng các loại ngũ cốc như cháo hoặc cơm nhão. Ngoài ra, các loại ngũ cốc khác như đậu, bánh mì, bánh, các loại chế biến từ lúa mì, đậu tương, đậu phụ cũng đều rất tốt cho người mắc bệnh viêm loét dạ dày.

3. Bị viêm loét dạ dày nên ăn những nhóm thực phẩm sau đây

  • Nhóm thực phẩm có tính hút axit:; Những người mắc bệnh viêm loét dạ dày nên ăn một số món ăn có tính hút axit làm từ gạo nếp, khoai, sắn, hoặc bánh quy, bánh xốp… sẽ giúp bọc niêm mạc dạ dày rất tốt.

  • Nhóm thực phẩm có tính tiêu hóa nhanh, tránh đầy bụng: Nên sử dụng những thực phẩm có lợi cho tiêu hóa như sữa chua dùng hàng ngày sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn, có lợi cho đường tiêu hóa.
  • Nhóm thực phẩm giúp làm lành vết loét: Một số thực phẩm có công dụng giúp làm lành vết viêm loét đã được dân gian lưu truyền lại từ xa xưa như nghệ vàng, mật ong, rau củ tươi có chứa các vitamin A, C, B,…đều là những thực phẩm giúp nhanh liền vết loét. Ngoài ra, tôm cũng là một trong những loại thực phẩm giàu vitamin bổ sung vi kẽm cho cơ thể.

4. Phương pháp chế biến thức ăn hợp lý cho người viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày chủ yếu gây nên do thói quen ăn uống, một khi bạn đã mắc phải căn bênh này, thì bạn cần phải có một chế độ ăn uống nghiêm ngặt.

Ngoài việc cần nhận biết được những loại thực phẩm nào là tốt đối với việc hỗ trợ điều trị bệnh để đưa vào thực đơn hàng ngày, bạn cũng cần phai biết cách chế biến chúng như thế nào là hợp lý bằng các phương pháp như: luộc, hấp sẽ tốt hơn.

Các món ăn chiên xào, rán thườn khó tiêu hóa, không có lợi cho việc điều trị viêm loét dạ dày. Bởi, nếu khó tiêu hóa, thời gian đọng lại trong dạ dày lâu, sẽ làm dịch vị dạ dày tiết axit nhiều hơn.

Với những chia sẻ của chúng tôi trên đây về vấn đề bị viêm loét dạ dày nên ăn gì để bệnh tránh tái phát, hy vọng sẽ giúp các bạn điều chỉnh lại được chế độ ăn uống và đưa vào thực đơn bữa ăn của mình những thực phẩm có lợi cho việc chữa trị bệnh viêm loét dạ dày, tránh làm cho bệnh trầm trọng hơn.

Xem thêm: NSƯT Chiều Xuân và câu chuyện về nỗi ám ảnh mang tên “viêm loét dạ dày”

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x