Bài thuốc trị viêm loét dạ dày bằng thảo dược
-
Ngày đăng:
26/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
322
Nội dung bài viết
Toggle
Viêm loét dạ dày là bệnh về đường tiêu hóa phổ biến hiện nay và ngày càng có xu hướng ngày một tăng lên. Có nhiều phương pháp để chữa trị căn bệnh này, tùy theo mức độ nặng nhẹ cũng như thể trạng của người bệnh. Phần lớn nhiều người lựa chọn các loại thuốc trị viêm loét dạ dày Tây y để chấm dứt các triệu chứng bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, cũng có nhiều bệnh nhân lo ngại về các tác dụng phụ của thuốc Tây y, đã tìm đến các bài thuốc trị viêm loét dạ dày bằng thảo dược thiên nhiên.
Tác dụng phụ của thuốc trị viêm loét dạ dày Tây y
Nhóm thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn H.Pylori
– Clarithromycin khiến người dùng có thể gặp phải các rối loạn về tiêu hóa, đặc biệt là ở người bệnh trẻ với tần suất 5%. Ngoài ra, một số phản ứng quá mẫn cảm cũng có thể xảy ra như ngứa, ban đỏ, nổi mề đay. Trường hợp hiếm gặp, người sử dụng thậm chí có thể bị ảnh hưởng chức năng gan, tăng bilirubin huyết thanh, tăng bạch cầu ưa eosin…
– Amoxicilin có tác dụng phụ thường gặp bao gồm: nôn, buồn nôn, đi ngoài, hay viêm đại tràng màng giả…
– Metronidazol và Tinidazol nếu dùng trong thời gian ngắn có thể gặp phải các triệu chứng như: buồn nôn, đi ngoài, phát ban… còn dùng kéo dài có thể gây ra mất cảm giác.
Nhóm thuốc kháng acid
Nhôm hydroxid khi vào ruột sẽ kết hợp với phosphat tạo thành nhôm phosphate không tan và được thải trừ theo phân ra ngoài, có xu hướng gây táo bón. Chưa kể đến, phosphat bị thải trừ nên dẫn đến tính trạng cơ thể thiếu phosphat, gây nên chứng nhuyễn xương.
Magnesi hydroxid gây ra các tác dụng phu như đi ngoài, đắng miệng, buồn nôn và nôn. Thận trọng với người bị suy thận vì thuốc được Bài thuốc tiết qua thận.
Nhóm thuốc chống tiết acid sử
– Cimetidin nếu sử dụng kéo dài có thể gặp các vấn đề như rối loạn thần kinh, tăng men gan, tăng creatinin máu, giảm bạch cầu, hay gây bât lực tạm thời và các vấn đề về tim mạch… Nên thận trọng khi sử dụng trong điều trị đau dạ dày dài ngày vì thuốc có khả năng tương tác với các loại thuôc khác.
– Ranitidine ít có tác dụng hơn tuy nhiên người dùng vẫn có thể bắt gặp các tác dụng phụ như: đau đầu, chóng mặt, ỉa chảy, ban đỏ, có thể bị giảm tiểu cầu trong máu, tăng men transaminase…
– Omeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole, Rabeprazole, Esomeprazole… có thể gây ra các tác dụng phụ như: khô miệng, rối loạn tiêu hóa, tăng men gan, đau đầu, chóng mặt…
Những bài thuốc thuốc trị viêm loét dạ dày bằng thảo dược thiên nhiên
Bài thuốc 1:
Nguyên liệu: Lá khôi 10g, chút chít 10g, lá khổ sâm 12g, nhân trần 12g, bồ công anh 12g.
Cách dùng: Tán bột, pha 30 g với nước sôi để nguội uống mỗi ngày
Bài thuốc 2:
Nguyên liệu: Lá khôi 20g, hương phụ 8g, hậu phác 8g, bồ công anh 20g, khổ sâm 16g, nghệ 8g, và cam thảo nam 16g.
Cách dùng: Sắc với nước uống ngày 1 thang.
Bài thuốc 3:
Nguyên liệu: Hoàng cầm 16g, mạch nha 20g, hoàng liên 8g, mai mực 20g, hạt dành dành 12g, cam thảo 6g, sơn thù 2g và đại táo 12g.
Cách dùng: Sắc với nước uống ngày 1 thang.
Bài thuốc 4: Tiêu đạo hòa trung
Nguyên liệu: Hoắc hương 12g, mộc hương 12g, gừng tươi 12g, củ sả 8g, vỏ quýt 8g, hạt cải 12g và sa nhân 6g.
Cách dùng: Sắc với nước uống ngày 1 thang.
Bài thuốc 5:
Nguyên liệu: Nghệ (phơi khô tán bột) và mật ong.
Cách dùng: lấy 10g bột nghệ hòa với 10g mật ong và 100 ml nước sôi để nguội uống ngày 2-3 lần, uống trước bữa ăn khoẳn 15-20phut.
Bài thuốc 6:
Nguyên liệu: Mai mực, kê nội kim và gạo nếp rang lượng bằng nhau tán bột.
Cách dùng: Uống sau bữa ăn ngày 2 lần mỗi lần 10
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm loét dạ dày cũng như phương thuốc trị viêm loét dạ dày bằng thảo dược thiên nhiên khá hiệu quả. Hy vọng rằng sẽ giúp các bạn nhiều trong quá trình điều trị bệnh. Chúc bạn khỏe mạnh.