4 nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi
-
Ngày đăng:
26/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
311
Nội dung bài viết
Toggle
Ung thư phổi là căn bệnh ung thư có thời gian tiến triển và tỷ lệ tử vong cao nhất trong các loại bệnh ung thư. Đây cũng là căn bệnh ung thư phổ biến hàng đầu hiện nay với con số 1,8 triệu ca mắc bệnh mới mỗi năm.
Nguyên nhân của bệnh ung thư phổi
Thuốc lá
Nhắc đến ung thư phổi là không thể bỏ qua thuốc lá. Theo thống kê, 90% các trường hợp ung thư phổi xuất phát từ việc hút thuốc lá.
Khói thuốc lá khi xâm nhập vào cơ thể trong thời gian dài sẽ khiến cho các tế bào biểu mố phế quản sinh ra vảy trồi, những vay trồi này theo thời gian sẽ phát triển thành ung thư và lan rộng ra tới các tế bào bình thường khác.
Ngoài ra, hít phải khói thuốc lá một cách gián tiếp cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi.
Ảnh hưởng từ công việc
Do đặc thù công việc, những người phải làm việc trong môi trường có chất phóng xạ như uranium, radium… hoặc phải thường xuyên tiếp xúc với kim loại như: than đá, nhựa đường, đồng, sắt, thiếc, crom, asen, dầu mỏ, khí đốt… cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thử phổi cao hơn so với người bình thường do phải liên tục hít thờ không khí có nồng độ khí radon cao.
Bệnh phổi mãn tính
Người có tiền sử mắc các bệnh về phổi, đặc biệt là các căn bệnh mãn tính như: lao, bụi phổi, phổi silic… cũng dễ bị ung thư phổi nếu không có biện pháp điều trị đúng đắn và dứt điểm.
Những căn bệnh thông thường như viêm phế quản cũng có thể phát triển và biến chứng thành ung thư phổi nếu như quá trình điều trị trước đây để lại sẹo xơ trong phổi khiến các vảy tế bào có cơ hội tiến triển thành bệnh ung thư.
Cơ địa tự nhiên
Di truyền là cũng là một trong các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư phổi. Cụ thể, với những người trong gia đình có tiền sử bị ung thư phổi thì tỷ lệ mắc bệnh này ở những thế hệ sau cũng cao hơn, do khả năng miễn dịch và cân bằng nội tiết cơ thể có thể hoạt động kém hơn so với người bình thường.
Lời khuyên cho người mắc bệnh ung thư phổi
Đối với bệnh ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng, việc phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm sẽ luôn cho kết quả điều trị tốt nhất. Tuy nhiên, theo thống kê, có tới 85% các trường hợp ung thư phổi chỉ được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, rất khó điều trị và hồi phục.
Bởi vậy, để phòng ngừa và bảo vệ sức khoẻ một cách hiệu quả nhất, bản thân mỗi chúng ta cần điều chỉnh để có một chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ và lành mạnh. Nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và duy trì chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp giúp tăng cường sức khoẻ.
Ngoài ra, cần chủ động trong việc kiểm tra sức khoẻ định kì, tự trang bị những kiến thức cần thiết về sức khoẻ cho bản thân, theo dõi những thay đổi của cơ thể, nếu có hiện tượng bất thường cần tới cơ sở y tế khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh những rủi ro không đáng có.