3 cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tốt nhất
-
Ngày đăng:
26/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
310
Nội dung bài viết
Toggle
Tùy theo tình trạng mà chúng ta có thể áp dụng từng cách chữa bệnh khác nhau. Sau đây là một số cách điều trị viêm loét dạ dày được áp dụng nhiều nhất
Điều trị viêm loét dạ dày tại nhà bằng thuốc dân gian
Chuối hột trị dứt điểm viêm loét dạ dày tá tràng
Trong chuối hột có nhiều chất có khả năng giải độc tố, sát trùng vết thương, tiêu viêm, kháng khuẩn… có công dụng giảm nhanh các triệu chứng viêm loét dạ dày chỉ trong thời ngắn.
Bạn tiến hành việc điều trị bằng nguyên liệu này theo các bước như sau:
Chuẩn bị: 12 quả chuối hột xanh, 50g kim tiền thảo, 50g bông mã đề và 100g cỏ tranh
Chuối hột bỏ vỏ, sao vàng rồi bỏ trong chảo đất trong 1 tiếng.
Cho tất cả nguyên liệu vào nấu trong 500ml nước cho dến khi còn 200ml nước thì chia ra uống 4 lần trong ngày.
Dùng khoảng 1 tuần là thấy các triệu chứng suy giảm. Tuy nhiên với bài thuốc này đòi hỏi người bệnh phải chủ động được thời gian điều trị bởi cần rất mất thời gian cũng như công sức. Người bệnh cần hết sức kiên trì mới mong bệnh thuyên giảm.
Hết viêm loét dạ dày tá tràng nhờ gừng
Gừng có vị cay, tính ấm có tác dụng chống viêm nhiễm và điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, trong đó có bệnh viêm loét dạ dày. Bạn có thể kết hợp gừng với chanh để chữa các triệu chứng bệnh theo các bước như sau:
Gừng tươi ép lấy nước cốt rồi trộn với nước cốt chanh tươi.
Pha hỗn hợp trong một cốc nước rồi cho mật ong vào khuấy đều.
Uống vào mỗi buổi sáng sẽ thấy các biểu hiện đau giảm hẳn. Tuy nhiên người bệnh cần uống sau khi ăn bởi chanh có xít có thể tác động không tốt tới dạ dày khi rỗng.
Bột nghệ chữa khỏi viêm loét dạ dày tá tràng
Nghệ có nhiều hoạt chất curcumin có tác dụng làm tăng tiết mật, hỗ trợ hệ tiêu hóa nhưng lại không làm tăng tiết mật của dạ dày.
Bạn có thể trị dứt điểm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng bằng các bước tiến hành như sau:
Lấy một cốc nước ấm rồi cho 3 muỗng bột nghệ và 1 muỗng mật ong vào khuấy đều lên.
Dùng trước bữa ăn, mỗi ngày uống 3 lần. Nghệ tuy rất hiệu quả trong điều trị viêm loét dạ dày nhưng cũng có những nhược điểm như nóng trong, gây dị ứng với một số người, vì vậy người bệnh nên cân nhắc khi dùng nếu thấy những triệu chứng đó.
Mật ong chữa dứt viêm loét dạ dày tá tràng
Nguyên liệu này không chỉ chứa nhiều dưỡng chất mà còn có tác dụng kháng khuẩn rất hiệu quả. Ngoài ra mật ong còn có khả năng chữa lành các vết loét bên trong dạ dày.
Cách chữa viêm loét dạ dày tá tràng đơn giản nhất là bạn pha mật ong với nước ấm và uống 2 lần trong ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Không những có tác dụng giảm những cơn đau mà còn giúp cơ thể khỏe mạng hơn.
Điều trị viêm loét dạ dày bằng các loại thuốc tây
Dùng thuốc Tân dược cũng là một trong những biện pháp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng khá hiệu quả. Sau khi xác định tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp. Thông thường, bác sĩ hay chỉ định sử dụng các loại thuốc sau:
Thuốc kháng thụ thể histamin làm chất trung gian đối với các phản ứng viêm và phản ứng dị ứng trong cơ thể. Nhóm thuốc này giúp giảm tiết dịch vị acid, hỗ trợ não dẫn truyền thần kinh. Một số thuốc của nhóm này là: Ranitidine, Nizatidine, Cimetidin…
Thuốc kháng acid có chức năng trung hòa dịch vị acid, ngăn ngừa sự lan rộng của bệnh viêm loét dạ dày. Đồng thời làm giảm bớt những cơn đau do bệnh viêm loét dạ dày gây ra. Một số thuốc kháng acid thường dùng: thuốc Cinetidin, thuốc Nizatidine…
Thuốc giảm tiết dịch vị dạ dày: có tác dụng ức chế khả năng tiết axit của dạ dày, nhờ đó thuốc kháng sinh sẽ hoạt động hiệu quả hơn, giảm tình trạng viêm loét tốt hơn. Một số thuốc thường được dùng trong nhóm này: Omeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole…
Thuốc tạo màng bọc: giúp kết dính với dịch dạ dày vào tạo lớp vỏ bao bọc vết loét trong dạ dày. Nhờ đó mà việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn. Người bệnh thường được chỉ định dùng: Silicate Al, Bismuth, Sucralfatre…
Thuốc diệt vi khuẩn Hp: loại vi khuẩn này là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng nên bạn cần phải tiêu diệt dứt điểm. Các loại thuốc được chỉ định: imidazole, Amoxicilline, Clarithromycin…
Việc dùng thuốc cần hết sức cẩn trọng và làm theo những gì mà bác sĩ đã chỉ dẫn. Một số thành phần của thuốc có thể gây tác dụng phụ mà chỉ có những người có chuyên môn mới biết được. Nếu trong quá trình sử dụng thuốc có dấu hiệu bất thường thì nên liên hệ ngay với bác sĩ để có phương án can thiệp kịp thời.
Điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc đông y
Một cách khác nữa là dùng thuốc đông y điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Nền y học cổ truyền ngày càng phát triển, các bài thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cũng được nghiên cứu kĩ lưỡng hơn để có công hiệu chữa bệnh tốt nhất. Thuốc Đông y có ưu điểm vượt trội hơn các phương pháp khác đó là trị bệnh rất hiệu quả nhờ sự kết hợp của nhiều loại thảo mộc. Do vậy, thuốc rất lành tính, người bệnh không còn phải lo sợ bị phản ứng phụ như khi sử dụng thuốc Tây y hay thiếu căn cứ khoa học như các bài thuốc dân gian. Tuy nhiên những bài thuốc đông y thường tác dụng chậm, không có kết quả rõ rệt, đòi hỏi sự kiên nhẫn cao của người bệnh.
Trên đây là những cách điều trị viêm loét dạ dày khả thi mà chúng tôi thu thập được. Hi vọng các bạn sẽ có những sự lựa chọn đúng đắn cho mình và người thân. Chúc các bạn thành công!