Công nghệ Nano mở ra “kỷ nguyên mới” cho ngành y dược nước nhà
-
Ngày đăng:
19/02/2019 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2020 -
Số lần xem
292
Sáng ngày 5/8/2016, tại khách sạn RiverSide, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng đã diễn ra hội thảo “Ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực Y-Dược” do Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam tổ chức.
GS.TSKH Dương Ngọc Hải – Nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam giữ vai trò chủ tọa Hội thảo, ngoài ra sự kiện còn có sự góp mặt của PGS.TS Nguyễn Hoài Châu – Nguyên Trưởng ban Ứng dụng, triển khai Công nghệ, Viện HLKHCNVN, các nhà khoa học đến từ Viện Vật lý, Viện Khoa học Vật liệu, các trung tâm nghiên cứu trên cả nước…
Xem thêm:
Tại Hội thảo, 6 đề tài lớn lần lượt tham gia báo cáo bao gồm:
- “Các sản phẩm thiên nhiên & Công nghệ chế biến trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng” của TS Trần Quốc Toàn – Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên
- “Bảo tồn và phát triển các cây dược liệu tỉnh Quảng Nam – Thực trạng và giải pháp” của bà Phan Thị Á Kim – GĐ Sở KH&CN Quảng Nam
- “Công nghệ Nano – Nâng tầm giá trị dược liệu Việt” của bà Lê Phương Dung – GĐ Marketing Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI
- “Bàn rửa khử trùng và máy làm sạch không khí dùng trong bệnh viện và các cơ sở y tế” của ông Trần Mạnh Hải, viện Công nghệ môi trường
- “Máy phát tia Plasma lạnh, hỗ trợ điều trị vết thương” của TS Đỗ Hoàng Tùng, Viện Vật lý
- “Công nghệ chia sẻ hình ảnh dữ liệu đa khoa” của Ths. Đào Văn Tuyết, Trung tâm Vệ tinh Quốc gia.
Trong đó đề tài “Công nghệ Nano – Nâng tầm giá trị dược liệu Việt” do bà Lê Phương Dung trình bày nhận được sự quan tâm lớn nhất khi đề cập đến xu hướng Nano hóa dược liệu trong dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh.
Đề tài chỉ ra những rào cản trong hấp thu của các dược liệu Việt Nam như:
- Tính tan kém
- Kém bền khiến cho khả năng hấp thu không cao
- Giảm hiệu quả điều trị, khó ứng dụng trong lâm sàng
- Các dạng bào chế viên nang, viên nén khó phát huy được hiệu quả
- Nhiều hoạt chất nguồn gốc dược liệu có tác dụng dược lý tốt nhưng khó ứng dụng trên lâm sàng.
Bà Dung cũng chỉ ra việc “Nano hóa” chính là giải pháp tối ưu nhất, phát huy tối đa tác dụng của các dược chất ít tan, giúp tăng độ hòa tan, cải thiện sự hấp thu vào máu và tế bào, giữ ổn định nồng độ trong máu, giảm liều dùng, giảm tác dụng phụ, giải phóng dược chất có kiểm soát, có tính hướng đích, tác dụng chọn lọc.
Tại sự kiện, bà Lê Phương Dung đã trình bày một đề án mới về hệ dẫn thuốc ưu Việt: Phức hệ Nano FGC được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu của Viện Khoa học Vật Liệu.
Ông Lê Cảnh Hưng, Trưởng văn phòng đại diện báo Nhân đạo và đời sống vui mừng chia sẻ: “Nghe xong đề tài Nano hóa dược liệu của công ty CVI, tôi thấy “sướng” quá.
Vì bản thân tôi bị đau dạ dày đa polyp đã gần chục năm nay, may nhờ được một người em giới thiệu sử dụng CumarGold, sau phẫu thuật uống đều 6 viên/ngày, giờ thì uống duy trì 2 viên để dự phòng, sau gần một năm đã thấy dễ chịu hẳn.
Và tôi tin sản phẩm mới sắp ra mắt sẽ còn mang đến cho những người mắc bệnh mạn tính như tôi một lựa chọn hoàn hảo hơn nữa”.
GS.TSKH Dương Ngọc Hải đánh giá cao hướng đi của Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI khi áp dụng thành công mô hình kết hợp giữa 3 nhà: Nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông.
Hướng đi này được kỳ vọng sẽ tạo được một bước đột phá lớn trong việc phát triển các dược liệu quý trong nước trước kia chỉ được sản xuất dưới dạng sản phẩm thô, giá trị thấp và hiệu quả chữa trị bệnh chưa cao, thì nay tìm được hướng đi mới là sử dụng vật liệu cấu trúc Nano, điều này khiến thuốc tới đích là các tế bào ung bướu, giảm chi phí, thời gian…cho người bệnh.
Trong những tháng tới, CVI sẽ tiếp tục phối hợp cùng Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam tổ chức các hội thảo khoa học chuyên sâu nhằm tìm ra những dược liệu mới, ứng dụng công nghệ Nano để cho ra các sản phẩm thiết thực chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Nhận thông báo
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments