Các loại thực phẩm bạn ăn ảnh hưởng không nhỏ đến lượng axit dạ dày tiết ra. Do đó, biết được trào ngược dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì sẽ giúp giảm các triệu chứng khó chịu của trào ngược axit dạ dày hiệu quả.
1. Kiến thức chung về bệnh trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày đang dần trở thành căn bệnh phổ biến hiện nay. Theo thống kê của Hội khoa học Tiêu hóa, có đến 70% dân số Việt Nam có nguy cơ mắc bệnh dạ dày, trong đó phổ biến nhất là trào ngược dạ dày thực quản.
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch vị dạ dày (chứa dịch mật, axit, pepsi và đôi khi cả thức ăn) bị tống ngược lên thực quản, thậm chí tới tận khoang miệng.
Thông thường, bạn có thể bị trào ngược dạ dày sau khi ăn no hoặc uống nước có ga, không kèm thêm các triệu chứng. Tuy nhiên, nếu trào ngược dạ dày xảy ra thường xuyên thì đó chính là bệnh lý.
Nguyên nhân của bệnh trào ngược dạ dày đến từ thói quen ăn uống sinh hoạt thiếu khoa học và 1 số bệnh lý dạ dày như:
Thói quen tiêu thụ nhiều thức ăn cay nóng, giàu axit, nhiều dầu mỡ, hút thuốc lá, uống rượu bia,…
Ăn quá nhiều hoặc bỏ bữa, hoạt động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn.
Một số loại thuốc khi sử dụng trong thời gian dài có thể tạo điều kiện cho bệnh trào ngược như: thuốc huyết áp, aspirin, ibuprofen,…
Bệnh lý dẫn đến trào ngược như nhiễm trùng, tổn thương thần kinh thực quản,…
Vậy người bị trào ngược dạ dày nên làm gì để bệnh nhanh khỏi hơn ?
Đầu tiên người bị trào ngược cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống để giảm các triệu chứng trào ngược. Có nhiều loại thực phẩm có thể giúp người bị trào ngược cải thiện hiệu quả tình trạng của mình. Ngược lại, có những thực phẩm mà người bị trào ngược dạ dày nên hạn chế ăn.
Việc hiểu trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì kết hợp với việc sinh hoạt hợp lý sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng, hỗ trợ điều trị hiệu quả.
2. Nguyên tắc chế độ ăn của người trào ngược dạ dày
Hầu hết mọi người đều biết, bệnh trào ngược dạ dày tiến triển khi có sự mất cân bằng giữa các yếu tố tấn công dạ dày và yếu tố bảo vệ dạ dày.
Yếu tố tấn công điển hình là tính axit của dịch vị dạ dày. Nó trực tiếp gây ra những triệu chứng cũng như là biến chứng của bệnh. Chống lại với yếu tố tấn công này, cơ thể bảo vệ dạ dày nhờ độ mạnh yếu của cơ thắt thực quản dưới, lớp chất nhầy phủ trên niêm mạc dạ dày.
Từ đó, có thể rút ra kết luận với người bệnh trào ngược cần lựa chọn những thực phẩm theo nguyên tắc: làm giảm tính axit, bảo vệ thực quản.
Chọn lựa những thực phẩm có tính kiềm, trung hòa axit : Đó là các sản phẩm làm từ tinh bột như bánh mỳ, bột yến mạch..hay các sản phẩm đạm dễ tiêu.
Tránh những thực phẩm gây tăng tiết axit hoặc tăng kích thích tới cơ thắt thực quản dưới như đồ uống có ga, đồ chua nhiều axit như chanh, cam, đồ ăn nhiều gia vị, đồ tính nóng, bạc hà, dưa muối các loại…
Cụ thể, trao đổi với chúng tôi, GS TS Bác Sỹ Nguyễn Khánh Trạch, Nguyên Phó Chủ tịch Hội Tiêu hóa Việt Nam – chuyên gia về tiêu hóa hàng đầu ngành y học hiện nay, có đưa ra những gợi ý cho câu hỏi “trào ngược dạ dày nên ăn gì?” mà chúng tôi tổng hợp lại sau đây.
3. Trào ngược dạ dày nên ăn gì
Chế độ ăn uống thiếu khoa học khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng. Vì vậy, để giảm các triệu chứng khó chịu, tăng hiệu quả điều trị, phòng ngừa trào ngược dạ dày tái phát thì người bệnh nên chú ý đến việc xây dựng chế độ ăn uống.
3.1 Rau
Rau xanh luôn đứng đầu tiên trong danh sách trào ngược axit dạ dày nên ăn gì. Bởi các loại rau xanh tự nhiên ít chất béo và đường, giúp làm nóng dạ dày, làm mát dạ dày hiệu quả và rất tốt cho hệ tiêu hóa. Măng tây, rau bina, cải xoăn, súp lơ và cải brussels đều có tính kiềm cao, tốt cho dạ dày mà bạn nên thường xuyên sử dụng.
3.2 Gừng
Gừng có đặc tính chống viêm tự nhiên và đó là cách điều trị hiệu quả cho chứng trào ngược axit dạ dày và các vấn đề về đường tiêu hóa khác.
Các hợp chất phenolic của gừng có thể giảm kích ứng đường tiêu hóa và làm giảm các cơn co thắt dạ dày. Điều này giúp giảm khả năng axit chảy từ dạ dày trở lại thực quản.
Gừng giúp làm lành các vết loét dạ dày. Bạn có thể thêm gừng công thức nấu ăn hoặc uống trà gừng để giảm triệu chứng khó chịu.
3.3 Trào ngược dạ dày nên ăn gì: Bột yến mạch
Giống như các loại thực phẩm giàu chất xơ khác, bột yến mạch có thể giúp ngăn chặn các triệu chứng trào ngược axit dạ dày.
Bột yến mạch không chỉ thúc đẩy sức khỏe đường ruột mà còn làm giảm táo bón và khiến bạn cảm thấy no lâu sau khi ăn.
Khi bạn cảm thấy no, bạn sẽ không ăn quá nhiều và do đó giúp dạ dày không bị quá tải. Bột yến mạch còn hấp thụ axit trong dạ dày từ đó làm giảm các triệu chứng trào ngược.
3.4 Trái cây noncitrus
Trái cây noncitrus bao gồm dưa, chuối, táo và lê. Chúng tốt cho dạ dày vì ít có khả năng gây ra các triệu chứng trào ngược hơn so với trái cây có tính axit.
Các loại trái cây này có hàm lượng axit thấp giúp phủ một lớp lót trên thực quản. Nhờ vậy, thực quản sẽ bớt khó chịu hơn khi trào ngược axit dạ dày xảy ra. Các loại quả này cũng có hàm lượng chất xơ cao giúp tăng cường hệ tiêu hóa, tránh chứng khó tiêu.
3.5 Thịt nạc và hải sản
Các loại thịt nạc như thịt gà, thịt lợn nạc, thịt thăn bò và hải sản như mực, tôm, cua,…chứa ít béo, giúp làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Cách chế biến tốt nhất là luộc hoặc hấp chúng để giữ nguyên dưỡng chất.
3.6 Lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như Canxi, Sắt, Kẽm, các Vitamin,…Lòng trắng trứng có ít chất béo hơn lòng đỏ và không chứa các chất gây kích ứng dạ dày.
3.7 Chất béo lành mạnh
Nguồn chất béo lành mạnh bao gồm quả bơ, quả óc chó, hạt lanh, dầu ô liu, dầu mè, dầu hướng dương, mỡ cá hồi da trơn, cá trích, cá mòi… rất tốt cho dạ dày. Chúng không chứa các chất gây kích ứng dạ dày. Do đó, bạn nên giảm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa và thay thế chúng bằng những chất béo không bão hòa lành mạnh hơn.
3.8 Các loại đỗ đậu
Các loại đỗ đậu là một trong những thực phẩm được khuyên dùng cho người bị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản bởi chúng chứa nhiều chất xơ, các amino acid cần thiết.
Một lưu ý khi sử dụng một số loại như đậu Hà Lan, đậu đỏ, đậu xanh cần ngâm các hạt đậu qua đêm, khi ăn chia thành nhiều bữa nhỏ để tránh các phức hợp carbonhydrat có trong đậu khiến người bệnh bị đầy hơi.
3.9 Các loại đạm dễ tiêu
Đóng vai trò như một chiến binh, các loại đạm dễ tiêu như thịt thăn lợn, thịt lưỡi lợn, thịt ngan trung hòa axit, làm giảm các triệu chứng bệnh.
Đối với người bệnh trào ngược dạ dày không nên ăn nhiều thịt vịt và thịt gà vì thịt gà tính nóng, thịt vịt tính lạnh đều không tốt cho người bệnh..
3.10 Sữa chua
Ăn sữa chua khi no giúp tiêu hóa nhanh thức ăn, cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày bởi trong sữa chua có chứa nhiều men lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa. Nên ăn sữa chua hàng ngày, tránh ăn lúc đói để đạt hiệu quả cao nhất..
3.11 Kẹo cao su
Nước bọt có tình kiềm vì thế một trong các phương pháp là giảm axit trong thực quản là tăng tiết nước bọt, tăng kiềm trung hòa axit.
Việc nhai kẹo cao su không những cung cấp oxi cho não mà còn giúp kích thích sản xuất nước bọt, làm giảm đau cho người bệnh mắc hội chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Lưu ý: Bạc hà ảnh hưởng không tốt tới cơ thắt thực quản dưới nên không nên dùng kẹo cao su bạc hà.
3.12 Bánh mỳ
Bánh mì có khả năng thấm hút tốt do đó có thể thấm bớt acid dạ dày và làm cân bằng lại môi trường axit trong dạ dày. Nhờ vậy, lượng axit tiếp xúc với niêm mạc dạ dày sẽ bị hạn chế. Người bị trào ngược khi ăn bánh mì sẽ hạn chế tổn thương niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa acid trào ngược lên thực quản.
3.13 Nên uống sữa tươi
Sữa tươi là loại sữa phổ biến trên thị trường. Trong sữa tươi có nhiều vitamin, protein, đường, nước, mỡ sữa, chất khoáng và chất khô không béo. Người bị trào ngược dạ dày nên uống sữa tươi. Bởi vì, sữa tươi giúp trung hòa axit dạ dày, bổ sung axit lactic và dinh dưỡng cho cơ thể.
Lưu ý khi uống sữa:
Không nên uống quá 400ml sữa tươi mỗi ngày.
Không uống sữa khi đói.
Sử dụng sữa bò cần tách kem giảm chất béo, axit hoặc sử dụng sữa dê thay thế.
Nên chọn loại sữa đã tách chất béo, có màu trắng và uống khi còn ấm.
Thời điểm dùng sữa thích hợp nhất là sau ăn khoảng 02 giờ.
3.14 Mật ong
Mật ong xưa nay được mọi người biết có rất nhiều công dụng đến sức khỏe như tăng cường năng lượng, điều hòa đường huyết, giảm ho, làm lành các vết thương… nhưng còn 1 công dụng rất lớn đó là tốt cho tiêu hóa.
Có rất nhiều cách sử dụng mật ong như 1 gia vị trong các bữa ăn hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả.
4. Trào ngược dạ dày kiêng ăn gì
Theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, người bị trào ngược dạ dày thực quản nên tránh xa thực phẩm dưới đây:
Thực phẩm chua, chứa nhiều axit
Người bị trào ngược dạ dày nên tránh các thực phẩm giàu axit như:
Chanh
Mận tươi
Cóc
Xoài xanh
Mơ
Cam, quýt, bưởi chua
Cà chua
Nho xanh
Thực phẩm nhiều muối và đường, đồ ngọt
Một chế độ ăn nhiều đồ ngọt và đường sẽ chống lại tác dụng chống viêm của axit béo omega-3 và khiến cho các vết viêm loét trong dạ dày trở nên trầm trọng hơn. Thực phẩm nhiều muối và đường đều khiến dạ dày phải hoạt động quá tải để tiêu hóa chúng làm tăng sản xuất axit dạ dày.
Các thực phẩm nhiều nên hạn chế ăn gồm:
Cà muối
Dưa muối
Cá mắm
Ô mai hoa quả
Bánh ngọt
Trà sữa
Phô mai
Socola…
Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo
Khi ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, khối lượng chất béo gây áp lực lớn lên hệ tiêu hóa. Các chất béo từ dầu mỡ như carbs và protein được tiêu hóa chậm nhất và nó đòi hỏi dạ dày phải huy động lượng lớn các enzyme và dịch tiêu hóa để phá vỡ nó. Do đó, nhóm thực phẩm này làm hệ thống tiêu hóa hoạt động quá tải dẫn đến đầy hơi, buồn nôn và khó chịu.
Người bị trào ngược dạ dày nên tránh xa:
Nội tạng động vật
Khoai tây chiên
Gà rán
Mỡ động vật
Đồ ăn chế biến sẵn,… vì chúng đều chứa rất nhiều dầu mỡ.
Thực phẩm gây đầy bụng khó tiêu
Trào ngược dạ dày vốn đã làm cho hoạt động tiêu hóa của dạ dày bị ảnh hưởng. Khi ăn các thực phẩm khó tiêu hóa, các triệu chứng của bệnh sẽ càng trầm trọng. Chúng sinh ra khí, men khiến người bệnh cảm thấy nóng rát bụng và ậm ạch khó chịu vì đầy bụng cả ngày.
Các thực phẩm người bị trào ngược cần tránh xa gồm:
Rau củ già xơ cứng
Sữa béo
Đậu lăng
Đậu phộng
Hành tây
Thực phẩm cay nóng
Bệnh trào ngược dạ dày sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu thường xuyên tiêu thụ đồ ăn hoặc gia vị cay nóng. Bởi vì, đồ ăn, gia vị cay nóng làm cho thực quản dưới co thắt, gây nên tình trạng trào ngược dạ dày. Chính vì vậy, trào ngược dạ dày nên tránh xa:
Kim chi
Mì cay
Ớt
Hạt tiêu
Mù tạt
Nên kiêng những đồ uống, thức phẩm có chứa chất kích thích
Rượu
Bia
Nước ngọt có gas: Coca, Pepsi…
Cà phê
Thuốc lá
Trào ngược dạ dày vốn là một bệnh rất dễ tái phát và gây biến chứng. Ngoài tuân thủ những nguyên tắc ăn uống, người bệnh cần phối hợp với điều chỉnh lối sống của mình như: tập thể dục thường xuyên, giảm cân, ăn, ngủ đúng giờ, điều độ, kê cao gối khi ngủ, ngủ nằm nghiêng bên trái.
Trên đây là tổng hợp các món ăn cho các bạn đang muốn tìm hiểu trào ngược dạ dày nên ăn gì, về bản chất các món ăn sẽ hỗ trợ chữa trào ngược từ gốc vì thói quen ăn uống chính là nguồn gốc gây nên các bệnh về dạ dày. Hãy lưu ý những thực phẩm này để dạ dày luôn khỏe mạnh nhé.
Cập nhật nhanh các thông tin sức khỏe dạ dày, trào ngược để có phương pháp điều trị nhanh chóng ngay tại đây.