Tại sao trào ngược dạ dày gây viêm lưỡi rát lưỡi, lưỡi trắng?
-
Ngày đăng:
13/03/2023 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
371
Nội dung bài viết
ToggleCó một sự thật không phải ai cũng biết đó là trào ngược dạ dày gây viêm lưỡi nếu không có phương pháp điều trị phù hợp. Vậy thực hư về tình trạng này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay.
1. Trào ngược dạ dày thực quản
Trước khi tìm hiểu về trào ngược dạ dày gây viêm lưỡi, bạn cần nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng khi bị trào ngược dạ dày thực quản.
Trào ngược dạ dày là bệnh lý tiêu hóa. Trong đó, dịch dạ dày sẽ bị trào ngược lên ống tiêu hóa và cơ quan phía trên. Khi dịch trào lên chứa acid và enzyme tiêu hóa. Hiện tượng này dẫn đến các tổn thương niêm mạc thực quản. Chúng khiến người bệnh gặp nhiều triệu chứng khó chịu.
1.1. Nguyên nhân khiến bệnh trào ngược dạ dày gây viêm lưỡi
Nguyên nhân gây nên trào ngược dạ dày thực quản được xếp vào hai nhóm chính:
1.1.1. Do chế độ ăn uống sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học xuất hiện kéo dài hàng ngày có thể gây ra những rối loạn và tổn thương cho dạ dày. Từ đó tạo điều kiện cho trào ngược dạ dày dần hình thành và tiến triển, bao gồm:
- Ăn uống không điều độ: Thường xuyên bỏ bữa, ăn quá no, ăn thức ăn nhanh, dầu mỡ, cay nóng, ăn lệch giờ, sử dụng các chế phẩm có hại như rượu, bia, thuốc là…..
- Làm việc quá sức, đầu óc quá căng thẳng gây kích thích và tổn thương hệ thần kinh dẫn đến các rối loạn trong chức năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày.
- Lười tập luyện thể dục, thể thao.
- Người bị béo phì
1.1.2. Do bệnh lý
- Các bệnh lý được cho là nguyên nhân gây ra chứng trào ngược bao gồm:
- Viêm dạ dày
- Loét dạ dày tá tràng
- Hội chứng ruột kích thích
1.2. Triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản
Khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh sẽ gặp phải rất nhiều triệu chứng khó chịu, điển hình nhất là các triệu chứng dưới đây:
- Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua
- Nôn/ buồn nôn
- Nuốt nghẹn, nuốt vướng
- Đầy bụng, ăn không tiêu
- Đắng miệng
Một số trường hợp đặc biệt hơn, khi axit từ dạ dày trào ngược qua thực quản lên cổ họng khoang miệng. Điều này dẫn đến nhiều vấn đề khó chịu. Trong đó có hiện tượng viêm lưỡi, rát lưỡi và lưỡi trắng.
2. Trào ngược dạ dày gây viêm lưỡi, lưỡi trắng
Hiện tượng lưỡi trắng do trào ngược được các chuyên gia lý giải như sau:
- Khác với niêm mạc dạ dày được bao phủ và bảo vệ bởi lớp chất nhầy dày kín, niêm mạc thực quản, họng và miệng rất mỏng manh và không có chất nhầy bảo vệ.
- Dịch chứa trong dạ dày bao gồm thức ăn, acid và các enzyme tiêu hóa bị trào ngược qua thực quản lên miệng. Chúng có thể gây tổn thương niêm mạc và các cơ quan tại đây bao gồm cả lưỡi.
- Trong miệng chứa rất nhiều vi khuẩn. Vậy nên, thức ăn trong dạ dày trào ngược lên, bám dính lại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển và tấn công gây tổn thương lưỡi.
- Kết hợp hai yếu tố trên khiến lưỡi của người bệnh trào ngược thường có lớp váng trắng, dễ bị rát đỏ. Thậm chí lưỡi còn có cảm giác chua, đắng miệng cả ngày.
- Trong những đợt trào ngược mạnh, dịch dạ dày có thể tràn sang hệ thống hô hấp như mũi, thanh quản, khí quản, phổi… gây ra các bệnh lý hô hấp nghiêm trọng.
3. Cách xử lý viêm lưỡi, lưỡi trắng
Để khắc phục tình trạng lưỡi trắng, viêm lưỡi do trào ngược dạ dày gây ra, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau đây:
3.1. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để giảm trào ngược dạ dày gây viêm lưỡi
- Các bác sĩ khuyên khuyến cáo bệnh nhân trào ngược dạ dày gây rát lưỡi nên đánh răng 2 – 3 lần/ ngày sau mỗi bữa ăn.
- Nên súc miệng với nước muối sinh lý để kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn có hại trong khoang miệng.
3.2. Làm sạch bợn trắng bám trên lưỡi
- Bợn trắng đó có thể là môi trường lý tưởng cho sự trú ngụ và phát triển của vi khuẩn.
- Do vậy, người bệnh có thể sử dụng muối, sữa chua, lô hội…. để loại bỏ các bợn trắng này.
3.3. Tăng cường uống nước
- Lượng nước sẽ cuốn trôi và làm sạch khoang miệng liên tục.
- Do vậy, hãy uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
- Tuy nhiên, bạn cần dàn đều lượng nước uống trong cả ngày, tránh uống nhiều nước cùng một lúc sẽ gây ra tình trạng trào ngược.
3.4. Áp dụng mẹo giảm trào ngược dạ dày gây rát lưỡi
- Bạn có thể nhai kẹo cao su hoặc các lá thảo dược như: húng quế, lá bạc hà… để giảm bớt tình trạng hôi miệng do trào ngược dạ dày gây ra.
4. Giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày gây viêm lưỡi
Việc điều trị tình trạng rát lưỡi, viêm lưỡi là rất quan trọng. Tuy nhiên, người bệnh cần xác định rõ viêm lưỡi là do trào ngược dạ dày gây nên. Do vậy, để thoát khỏi tình trạng này, bạn cần loại bỏ nguyên nhân. Tức là điều trị dứt điểm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
Để khắc phục và giảm nhẹ tần suất và mức độ trào ngược người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây:
4.1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Bạn nên ăn những món ăn được chế biến từ thực phẩm sạch, tươi sống
- Hạn chế ăn các món ăn không tốt cho dạ dày và dễ gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa. Ví dụ như đồ ăn quá chua, cay, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn công nghiệp chứa nhiều chất bảo quản, thức ăn quá ngọt…
- Loại bỏ các chế phẩm, sản phẩm kích thích làm nặng chứng trào ngược như thuốc lá, sử dụng bia rượu, hoặc cà phê…
- Không ăn quá nhiều trong một bữa, tuyệt đối không được bỏ bữa, nên ăn chậm, nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng tiêu hóa cho dạ dày.
4.2. Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn
Hãy dành thời gian để cơ thể thư giãn mỗi ngày và giảm bớt áp lực trong công việc, cuộc sống. Điều này sẽ tránh được những kích thích từ hệ thần kinh và đảm bảo bạn sẽ hạn chế được những cơn trào ngược xuất hiện bất chợt.
4.3. Tăng cường tập luyện thể dục
- Đảm bảo sức khỏe chung của cơ thể cũng là một cách để khắc phục các triệu chứng do trào ngược dạ dày gây nên.
- Vậy nên, dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày cho các bài tập thể lực nhẹ nhàng sẽ rất tốt cho cơ thể của bạn.
Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng trào ngược dạ dày gây viêm lưỡi. Để có những quyết định điều trị đúng đắn, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra làm rõ nguyên nhân gây bệnh. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, bạn đừng ngại để lại lời nhắn cho chúng tôi trong bài viết này. Chúc bạn mau lành bệnh!
>>> Xem thêm thông tin bệnh lý dạ dày trào ngược tại đây để có phương pháp bảo vệ sức khỏe.