Ợ Hơi Sau Khi Ăn – Triệu Chứng Cảnh Báo Nhiều Căn Bệnh Nguy Hiểm
-
Ngày đăng:
21/02/2023 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
336
Nội dung bài viết
ToggleCó rất nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng ợ hơi sau khi ăn. Từ những nguyên nhân lành tính như uống nước có ga cho đến những nguyên nhân nguy hiểm như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày. Nhưng làm thế nào để biết ợ hơi sau ăn chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường hay đó là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm hơn?
1. Ợ hơi trong khi ăn và sau khi ăn
Khi ăn uống, chúng ta nuốt thức ăn vào bụng và kèm theo đó là 1 lượng không khí nhất định. Ngay cả trong lúc dùng bữa, dạ dày đã co bóp nghiền thức ăn và sinh ra khí dư thừa từ lượng không khí đó.
Phản xạ ợ hơi trong khi ăn có thể dễ dàng diễn ra để đẩy không khí dư thừa ra ngoài nếu bạn ăn đồ ăn chứa quá nhiều không khí, hoặc ăn nhanh khiến lượng không khí dư thừa nhiều hơn bình thường.
Hiện tượng này chỉ là phản xạ bình thường của cơ thể, bất cứ ai cũng có phản xạ như vậy. Tương tự là hiện tượng ơ hơi sau khi ăn sẽ diễn ra một khi lượng khí dư thừa vẫn còn.
2. Thói quen ăn uống gây ợ hơi sau khi ăn?
Thói quen ăn uống của người Việt ta thực sự có nhiều điểm không hợp lý, thiếu khoa học, điều này gây ra rất nhiều vấn đề về hệ tiêu hóa mà ợ hơi sau khi ăn chỉ là 1 trong rất nhiều vấn đề đó.
- Ăn nhiều đồ ăn cay nóng quá mức
- Sử dụng các loại hoa quả chứa nhiều axit như cam, chanh, cóc, xoài…
- Thói quen ăn nhanh, vừa ăn vừa nói, vừa xem TV, điện thoại…
- Ăn quá no, ăn các thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ hay khi uống bia, rượu, các loại nước có gas….
- Nhiều người có thói quen ăn xong đã nằm ngay hoặc vận động mạnh cũng hay ợ hơi sau khi ăn.
Khi những thói quen này kéo dài sẽ gây nhiều bệnh lý dạ dày, những bệnh này là những bệnh phổ biến nhất mà người Việt hay gặp. Khi mắc các bệnh lý dạ dày, ợ hơi liên tục sau khi ăn sẽ xảy ra như 1 triệu chứng điển hình.
3. Nguyên nhân bệnh lý gây ợ hơi sau khi ăn
Khi bị mắc những bệnh lý này triệu chứng ợ hơi sau khi ăn sẽ xuất hiện ngày một nhiều và nặng hơn:
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược axit dạ dày được cho là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra triệu chứng ợ hơi sau khi ăn. Ở thời điểm bình thường, nếu lượng khí trong ống tiêu hóa không quá lớn thì có thể thoát ra ngoài qua hậu môn theo chiều nhu động của đường ruột.
Tuy nhiên, nếu mắc phải bệnh lý trào ngược axit dạ dày, chức năng của cơ thắt thực quản dưới sẽ bị suy giảm khiến cho lượng hơi trong đường tiêu hóa sẽ liên tục thoát ra qua đường miệng ở thời điểm bất kỳ trong ngày.
Không dừng lại ở đó, các cơn ợ có thể mang theo cả acid dịch vị và enzyme tiêu hóa gây tổn thương niêm mạc thực quản và hầu họng. Do vậy, bên cạnh triệu chứng ợ hơi liên tục sau khi ăn dai dẳng không dứt, người bệnh trào ngược dạ dày còn gặp phải các triệu chứng khác như:
- Nóng rát dạ dày – thực quản- hầu họng: Do acid và enzyme bào mòn tổn thương tế bào ở niêm mạc vùng này.
- Tức ngực: Kích thích làm tăng trương lực cơ các cơ vùng ngực, gây co cứng dẫn đến tức ngực, khó thở.
- Buồn nôn: Do niêm mạc và hệ thống đầu mút dây thần kinh thực quản trở nên nhạy cảm sau khi bị tổn thương, dễ bị kích thích tạo ra cảm giác nôn, buồn nôn…
- Nuốt vướng: Tế bào niêm mạc thực quản bị phù nề do acid làm tổn thương. Hệ quả là lòng thực quản bị hẹp lại, nhạy cảm và gây nên tình trạng khó nuốt.
Viêm niêm mạc dạ dày
Khi các tổn thương nhỏ như vết xước, ổ viêm có đường kính nhỏ hơn 0,5 cm… xuất hiện trên niêm mạc dạ dày thì bệnh lý viêm niêm mạc dạ dày được hình thành. Tình trạng này xảy ra do sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công (acid dịch vị, enzyme tiêu hóa, vi khuẩn HP…) và sự suy giảm của yếu tố bảo vệ (bicarbonat, chất nhầy…).
Viêm niêm mạc dạ dày khiến cho acid dạ dày tiết quá nhiều và quá trình tiêu hóa bị ngưng trệ dẫn đến thức ăn lên men, sinh hơi, sinh khí bất thường gây ợ hơi.
Ngoài triệu chứng ợ hơi sau khi ăn, người bệnh còn có thể bị đau hạ sườn trái, đau tức thượng vị, ợ chua….
Loét dạ dày tá tràng
Khi các ổ viêm trên niêm mạc dạ dày vượt quá 0,5 cm thì được xác định là loét dạ dày. Lượng acid dư thừa của dạ dày theo thức ăn xuống tá tràng tác động làm tổn thương tá tràng dẫn đến tá tràng cũng bị viêm theo.
Cơ chế gây ợ hơi sau khi ăn và các triệu chứng mắc kèm ở người bệnh loét dạ dày tá tràng cũng tương tự như ở người viêm niêm mạc dạ dày.
4. Biến chứng nguy hiểm của ợ hơi sau khi ăn
Không chỉ khiến người bệnh khó chịu, hay bị ợ hơi sau khi ăn do nguyên nhân bệnh lý dạ dày còn khiến người bệnh phải đối diện với những biến chứng nguy hiểm nếu bệnh không được kiểm soát và điều trị tốt.
Viêm hệ thống hô hấp
Viêm hệ thống hô hấp có thể tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh về lâu dài. Các vấn đề về hô hấp mà người bệnh có thể gặp phải bao gồm:
- Viêm phế quản
- Viêm phổi
- Viêm khí quản
- Viêm mũi
Nếu không để ý kỹ, người bệnh và bác sĩ rất dễ nhầm lẫn nguyên nhân thực sự gây ra các chứng bệnh hô hấp dẫn đến điều trị sai hướng khiến bệnh tái phát nhiều lần và trở thành mãn tính.
Hẹp thực quản
Chít hẹp thực quản là biến chứng xuất hiện khi niêm mạc thực quản xuất hiện các vết sẹo do tổn thương viêm loét tái đi tái lại nhiều lần. Các vết sẹo này làm mất đi độ co giãn đàn hồi của thực quản, làm hẹp lòng thực quản dẫn đến những khó khăn trong ăn uống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Nguy hiểm hơn, tại các điểm hóa sẹo, thực quản không còn độ đàn hồi nên dễ bị vỡ, rách nếu nuốt phải lượng thức ăn lớn, rất khó chữa trị.
Barrett thực quản
Barrett thực quản là hiện tượng tế bào lót ở vùng thấp thực quản bị biến đổi bất thường. Đây là giai đoạn tiền ung thư thực quản cảnh báo nguy cơ ung thư rất lớn.
Ung thư thực quản
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất mà người bệnh phải đối diện. Các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản lúc này sẽ xuất hiện một cách dữ dội khiến người bệnh vô cùng đau đớn và khó chịu. Các chỉ số về thể chất cũng giảm sút nhanh chóng và rõ rệt. Việc điều trị ung thư thực quản khiến người bệnh đau đớn, mệt mỏi và tỷ lệ thành công cũng không cao.
Vậy nên, thay vì phải đối diện với những biến chứng nguy hiểm này, người bệnh cần điều trị dứt điểm ngay khi được xác định mắc phải bệnh lý trào ngược dạ dày.
5. Bị ợ hơi sau khi ăn nên ăn gì tốt?
Khẩu phần ăn hàng ngày có thể tác động trực tiếp đến mức độ ợ hơi sau khi ăn do trào ngược dạ dày gây nên. Hãy lưu ý những điều sau để các triệu chứng trào ngược không “gõ cửa” làm phiền bạn.
Thực phẩm tốt cho người bị ợ hơi sau khi ăn cần phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:
- Sữa chua: làm giảm sự tích lũy chất lỏng hoặc khí trong dạ dày, từ đó làm giảm các triệu chứng ợ hơi, đầy bụng. Nhưng chú ý không nên dùng khi bị đói.
- Đu đủ chính: tác dụng giải phóng khí và hơi trong bụng.
- Chuối: luôn là loại hoa quả hỗ trợ tốt cho tiêu hóa sau khi ăn
- Dứa: Măng tây, bơ, đậu hà lan, actiso, vừng, ớt chuông, đậu xanh, cà rốt, bí đỏ, cải ngồng, bông cải xanh, cần tây, rau hẹ, cải xoăn……
- Dưa hấu: có thể ngăn chặn chứng ợ hơi lớn tiếng nhờ vào nồng độ kali và hàm lượng nước cao.
- Giấm táo: Khác với các loại giấm thông thường, pha 1 muỗng canh giấm táo với một cốc nước ấm và uống trước mỗi bữa ăn có thể hạn chế khá nhiều triệu chứng ợ hơi sau khi ăn.
6. Bị ợ hơi sau khi ăn không nên ăn gì tốt?
Những thực phẩm dưới đây có thể khiến chứng ợ hơi sau khi ăn tiến triển nặng hơn. Vậy nên, hãy hạn chế tối đa hoặc loại bỏ nó khỏi khẩu phần ăn của bạn:
- Thực phẩm chứa chất kích thích: Rượu, bia, nước uống có gas, đồ uống chứa cồn….
- Thực phẩm cay nóng: Ớt, tiêu, mù tạt….
- Thực phẩm chiên xào: Nhiều dầu mỡ, thức ăn công nghiệp, thức ăn đóng gói
- Thực phẩm có tính acid: các loại hoa quả chua như cam, quýt, chanh…. Các loại dấm thông thường.
- Các món ăn nhiều tinh bột: bánh mỳ, bánh ngọt, khoai tây, khoai lang hay ngay cả thức ăn làm từ bột gạo như cơm cũng chứa rất nhiều không khí là thủ phạm gây ợ hơi nhiều sau khi ăn.
7. Các cách hỗ trợ chữa ợ hơi sau khi ăn.
Để việc chữa ợ hơi sau khi ăn thuận lợi, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Chia nhỏ bữa ăn: Người bệnh có thể ăn 4 – 5 bữa/ ngày thay vì 3 bữa chính. Mỗi bữa chỉ nên ăn khoảng 60% lượng thức ăn so với bình thường. Sự điều chỉnh này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho dạ dày khi tiêu hóa, từ đó khắc phục triệu chứng ợ hơi sau khi ăn.
- Ăn đúng giờ giấc: Việc ăn sai giờ, bỏ bữa có thể hình thành thói quen xấu cho dạ dày. Tình trạng này kéo dài làm rối loạn nhịp tiêu hóa sinh học của dạ dày, lâu dần hình thành nên bệnh lý trào ngược và làm tăng tần suất số lần ợ hơi sau khi ăn.
- Nhai kỹ trước khi nuốt: Hoạt động nhai kỹ thức ăn sẽ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn tại dạ dày diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn, từ đó không chỉ chữa ợ hơi sau khi ăn mà còn phòng ngừa bệnh lý dạ dày hiệu quả.
- Không nói chuyện, cười đùa khi ăn: Các hoạt động này có thể khiến lượng không khí đi vào dạ dày nhiều hơn trong quá khi ăn. Hệ quả là dạ dày sẽ bị đầy hơi dẫn đến chứng ợ hơi xuất hiện liên tục sau khi ăn.
- Không ngủ quá muộn: Thời gian tốt nhất cho giấc ngủ của bạn là trước 23h00. Thường xuyên ngủ muộn sau thời gian này sẽ kích thích dạ dày tăng tiết acid nhiều hơn và làm hình thành bệnh lý dạ dày.
- Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường trao đổi chất và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tránh ợ hơi.
7. Hãy đi khám để dứt điểm triệu chứng ợ hơi sau khi ăn
Khi bạn hay ợ hơi sau khi ăn hãy nghĩ ngay đến việc đi khám, bạn có thể dễ dàng phân biệt được ợ hơi sau ăn thông thường hay có dấu hiệu bệnh lý bằng việc thấy tần suất ợ hơi tăng bất thường.
Các bác sĩ sẽ biết nguyên nhân bệnh lý gây nên ợ hơi và tình trạng bệnh, từ đó đưa ra phương pháp, lời khuyên điều trị thích hợp. Hãy tuân thủ tuyệt đối việc dùng thuốc phải theo đơn bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc hay các mẹo chữa chưa được kiểm chứng mà chỉ qua truyền miệng.
Kiểm soát chứng ợ hơi sau khi ăn không khó, tuy nhiên, để điều trị dứt điểm bệnh lý gây ra nó thì không hề dễ dàng. Vì vậy ngay khi thấy có những dấu hiệu trên đây, bạn hãy đi khám bác để được tư vấn và hướng dẫn điều trị đúng cách.