Skip to main content

Ợ chua sau khi ăn, uống rượu có nguy hiểm không? Cách xử lý ra sao?

  • Ngày đăng:

    14/02/2023
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    352

Ợ chua sau khi ăn hay uống rượu không chỉ khiến người mắc mất tự tin mà còn tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày. Bài viết dưới đây sẽ lý giải giúp bạn tình trạng này nguy hiểm như thế nào và phương pháp xử lý hiệu quả.

1. Ợ chua sau khi ăn, uống rượu cảnh báo điều gì?

Ợ chua sau khi ăn, uống rượu là hiện tượng axit dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản và đi lên tới cổ họng, khoang miệng. Ợ chua sau khi ăn đôi khi còn kèm theo cả thức ăn.

Ợ chua còn gây ra cảm giác vướng nghẹn ở cổ

Tình trạng này sẽ gây ra cảm giác vướng nghẹn ở cổ và cần phải khạc nhổ ra ngoài. Ợ chua cũng làm cho bụng trở nên cồn cào và xót. Một số người còn có thêm cảm giác đắng xen lẫn trong miệng sau khi ợ chua.

Nguyên nhân của hiện tượng này hầu hết là do thức ăn dung nạp, ví dụ như:

  • Thực phẩm chua, giàu axit như chanh, cam, bưởi, mơ, cóc,…
  • Thực phẩm giàu chất béo, nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên,..
  • Các thực phẩm dễ gây đầy hơi, ợ chua như rượu, socola, hành, hạt tiêu,..

Ngoài ra, người đang bị căng thẳng, bà bầu cuối tháng thai kỳ cũng có thể gặp phải hiện tượng ợ chua sau khi ăn.

Thêm vào đó các nguyên nhân bệnh lý cũng được liệt kê là căn nguyên nhân dẫn đến ợ chua sau ăn:

  • Trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược khiến cho cơ thắt thực quản dưới hoạt động lỏng lẻo, số lần đóng mở nhiều hơn khiến cho axit trong dạ dày dễ dàng trào ngược lên thực quản và đi lên khoang miệng. Vị chua mà bạn dễ dàng cảm nhận được chính là vị của axit trong dạ dày. 

Trào ngược cũng khiến cho acid dịch vị tăng tiết bất thường, thức ăn chậm tiêu hóa dẫn đến sinh hơi sinh khí. Điều này làm gia tăng tần suất ợ chua sau khi ăn.

Ợ chua do trào ngược thực quản gây ra thường đi kèm các triệu chứng như ợ hơi, đắng miệng, buồn nôn,…

  • Viêm loét dạ dày tá tràng

Những tổn thương xảy ra do lớp niêm mạc của dạ dày hoặc tá tràng bị bào mòn gây loét. Bệnh khiến cho chức năng tiêu hóa của dạ dày bị ảnh hưởng. Đa số bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng thường gặp phải triệu chứng ợ chua, ợ hơi hoặc nóng rát thường vị.

2. Biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị nguyên nhân gây ợ chua

Trong những nguyên nhân gây ợ chua, các bệnh lý về dạ dày có thể biến chứng thành các căn bệnh nguy hiểm nếu người bệnh không xác định chính xác và điều trị sớm.

2.1 Các vấn đề hô hấp

Ợ chua mang theo axit trong dạ dày có thể tràn vào hệ thống đường hô hấp trên. Niêm mạc các cơ quan của hệ thống hô hấp tiếp xúc liên tục với axit dạ dày có thể bị viêm nhiễm dẫn tới các bệnh như viêm đường hô hấp, nghẹt mũi, viêm họng, hen suyễn, viêm phế quản, thậm chí là viêm phổi.

2.2 Hẹp thực quản

Dịch vị dạ dày chứa axit tràn lên thực quản liên tục trong thời gian dài sẽ khiến cho niêm mạc thực quản bị tổn thương gây loét thực quản. Các vết loét thực quản sau khi lành lại trở thành những vết sẹo trên thực quản. Điều này làm cho ống thực quản bị hẹp lại. Khi đó, thức ăn, nước uống đi qua thực quản sẽ khó khăn hơn. Người bệnh sẽ gặp phải hiện tượng khó nuốt, đau tức ngực, đau phía sau xương ức và khi ăn gây nôn ói.

Hẹp thực quản gây ra hiện tượng ợ chua sau khi ăn

2.3 Barrett thực quản

Sự tiếp xúc thường xuyên của tế bào thực quản với axit dạ dày làm cho tế bào thực quản bị biến đổi. Các tế bào lót của vùng thấp thực quản bị thay đổi thành phần và màu sắc, trở nên giống với lớp lót của ruột non. Hệ quả là người bệnh sẽ thường xuyên bị ợ nóng, buồn nôn, đau ngực, đau tim. Người bị Barrett thực quản cũng có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn.

2.4 Ung thư thực quản

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của những bệnh trên. Ung thư thực quản gây ra chảy máu thực quản, đau đớn, mệt mỏi và sụt cân, sạm da,…

3. Cách xử lý ợ chua sau khi ăn, uống rượu

3.1. Nước lô hội (nha đam)

Nước lô hội có khả năng cải thiện tiêu hóa, giảm tỷ lệ loét dạ dày. Nhiều hợp chất chống viêm trong nước ép lô hội, như Vitamin C, có thể giúp chống viêm, kháng khuẩn nhẹ. Nước lô hội cũng có tính mát nên có thể làm dịu dạ dày đang nóng rát. 

Mỗi ngày, người bị ợ chua có thể uống 2 ly nước nha đam. Lưu ý không nên uống khi đang đói.

3.2. Giấm táo

Giấm táo đặc biệt tốt cho những người bị ợ chua. Giấm táo có đặc tính kháng khuẩn và có thể tiêu diệt vi khuẩn E.coli gây nhiều bệnh về dạ dày. Bạn hãy pha 15ml giấm táo với khoảng 200ml nước để uống sau khi ăn. Mỗi ngày, bạn có thể uống 2 ly giấm táo.

3.3. Bột baking soda cũng là cách giảm bớt cơn ợ chua

Baking soda có khả năng trung hòa lượng axit trong dạ dày và làm giảm nồng độ axit tăng cao trong dạ dày. Chất bicarbonate natri trong Baking soda có thể giúp các cơn đau dạ dày nhanh chóng biến mất và làm giảm chứng ợ chua. Phản ứng giữa bicarbonate natri và axit dạ dày còn giúp kích thích tiêu hóa.

Mẹo giảm tình trạng ợ chua sau khi ăn bằng baking soda

Bạn có thể sử dụng 1 thìa bột Baking soda pha với 1 ly nước để uống sau bữa ăn có tác dụng giảm ợ chua hiệu quả.

3.4. Nhai kẹo cao su không đường

Nhai kẹo cao su có tác dụng kích thích miệng tiết nhiều nước bọt hơn. Lượng nước bọt này sẽ có tác dụng trung hòa lượng axit trong dạ dày và giúp giảm nồng độ axit. Do đó, hiện tượng ợ chua sẽ được giảm hẳn. Để giảm chứng ợ chua, bạn nên nhai kẹo cao su không đường 30 phút sau khi ăn.

3.5. Cách giảm ợ chua bằng trà gừng

Gừng có tính kháng khuẩn và kháng viêm nhẹ. Gingerol trong gừng có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Gừng có thể làm tăng tốc độ làm rỗng dạ dày, tốt cho những người mắc chứng khó tiêu. Với những lợi ích tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa, uống trà gừng sẽ giúp cải thiện hiệu quả chứng ợ chua.

Bạn có thể sử dụng gừng khô để hãm trà uống hoặc dùng gừng tươi. Uống trà gừng khi nước còn ấm và có thể uống trước hoặc sau bữa ăn.

3.6. Uống trà hoa cúc

Uống trà hoa cúc trước khi đi ngủ có thể giúp cân bằng lượng axit trong dạ dày và giảm chứng ợ chua. Bạn có thể sử dụng hoa cúc khô để hãm trà uống trong ngày xen kẽ với nước lọc.

Ợ hơi đầy bụng nên sử dụng trà hoa cúc

3.7. Ăn chuối hoặc táo để ngăn chặn cơn ợ chua

Chuối và táo đều là các loại quả tốt cho dạ dày. Chuối khá giàu chất xơ và tinh bột, có thể nuôi lợi khuẩn đường ruột và bảo vệ chống lại ung thư ruột kết. Trong khi đó, táo chứa pectin, một loại chất xơ hoạt động như một Prebiotic. Do đó ăn táo giúp bảo vệ các lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa và cải thiện bệnh lý về dạ dày.

Mỗi ngày, bạn nên ăn 1 vài quả táo hoặc chuối để giúp chứng ợ chua nhanh được cải thiện.

3.9. Không hút thuốc và ngừng uống rượu

Trong thuốc lá có chứa hơn 4000 hóa chất độc hại có thể ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa và sức khỏe nói chung. Nicotine trong thuốc là và cồn trong rượu làm gia tăng nồng độ axit trong dạ dày và khiến cho chứng ợ chua thêm trầm trọng. Không hút thuốc và ngừng uống rượu sẽ khiến dạ dày “cảm ơn” bạn.

3.10. Tránh mặc quần áo chật và ăn quá no

Ăn quá no, quá nhiều khiến dạ dày phải hoạt động quá mức và tiết ra nhiều axit hơn để tiêu hóa thức ăn. Lượng axit dư thừa có thể trào lên miệng thành ợ chua. Việc mặc đồ quá chật cũng làm cho dạ dày bị áp lực và khiến axit dễ dàng trào ngược. Do đó, bạn nên tập thói quen ăn uống khoa học, tránh ăn quá no, ăn nhiều. Bạn cũng nên lựa chọn đồ thoải mái để mặc hàng ngày.

Ợ chua sau khi uống rượu, sau khi ăn có thể là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Nếu hiện tượng ợ chua không có dấu hiệu thuyên giảm bằng cách điều chỉnh chế độ ăn, sinh hoạt, bạn nên tìm đến bác sĩ để được điều trị đúng cách.

Tìm hiểu thêm các thông tin sức khỏe và biết các mẹo chăm sóc tình trạng bệnh của bạn cũng như người thân tại đây nhé! 

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x