Skip to main content

Ợ chua nóng cổ là bệnh gì ? Nguyên nhân, cách chữa ra sao ?

  • Ngày đăng:

    20/02/2023
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    341

Ợ chua nóng cổ khiến bạn khó chịu nhưng không hiểu nguyên nhân vì đâu. Khám phá ngay bài viết này để cập nhật những thông tin chuẩn xác về tình trạng này và có phương án xử lý kịp thời.

1. Ợ chua nóng cổ có phải bệnh không ?

Ợ chua nóng cổ không phải là bệnh, đây là triệu chứng ợ lên kèm theo cảm giác nóng rát từ xương ức lan tới cổ họng và có vị chua trong miệng. Sau cơn ợ chua bạn thường bị tức ngực và cảm giác cồn cào trong dạ dày. Vị chua đọng lại trong miệng gây khó chịu và làm thay đổi vị giác khiến bạn ăn không ngon, chán ăn. 

Ợ chua nóng cổ cảnh báo tình trạng sức khỏe nguy hiểm

Đặc điểm của chứng ợ chua nóng cổ là:

  • Thường xảy ra sau khi ăn.
  • Các cơn ợ chua thường xuất hiện vào ban đêm nhiều hơn ban ngày gây mất ngủ.
  • Bạn sẽ cảm nhận được cơn nóng rát rõ ràng khi cúi hoặc khi nằm xuống.
  • Ợ chua nóng cổ gây ra cảm giác nóng rát không chỉ ở cổ mà còn ở ngực và có thể lan sang đến cánh tay.

Tuy không phải bệnh lý nhưng nếu hiện tượng này thường xuyên xuất hiện (5 lần/ngày) thì đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa.

2. Nguyên nhân gây ợ chua nóng cổ

2.1 Nguyên nhân ăn uống sinh hoạt

  • Do chế độ ăn uống thiếu khoa học: Thức ăn hàng ngày có thể là nguyên nhân khiến cho bạn bị ợ chua nóng cổ. Điều này xảy ra nếu đó là các thực phẩm khó tiêu, gây kích ứng dạ dày (đồ cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ,..). Thói quen ăn nhiều, ăn nhanh, ăn no sau đó nằm ngủ ngay cũng làm gia tăng tần suất ợ chua và nóng rát cổ.
  • Do hiện tượng loạn khuẩn: Rối loạn hệ thống vi khuẩn ở đường tiêu hóa làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn bị trì trệ. Lượng thức ăn tồn tại lâu trong dạ dày lên men và sinh ra khí gây ợ.
  • Suy giảm chức năng hệ tiêu hóa: Hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả không chỉ gây ra ợ chua mà còn các triệu chứng khác như ợ hơi, tiêu chảy, táo bón,…
  • Cơ vòng thực quản dưới bị suy yếu: Tình trạng này khiến cho axit trong dạ dày có thể di chuyển lên thực quản và tới khoang miệng gây ợ chua, ợ nóng.
  • Axit dạ dày được tiết quá nhiều: Dư thừa lượng axit trong dạ dày khiến dạ dày có thể bị loét hoặc bị viêm. Kết quả là bạn có thể bị trào ngược dạ dày hoặc loét dạ dày, viêm dạ dày với triệu chứng là ợ chua nóng rát cổ.
  • Rối loạn nhu động ruột: Làm cho hệ tiêu hóa hoạt động kém và quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng. Kết quả là khiến cho người bệnh gặp phải hàng loạt các triệu chứng khó chịu như mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón, ợ chua, ợ nóng..
  • Stress: Căng thẳng và lo âu quá mức có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Người thường xuyên bị stress cũng thấy chứng ợ chua nóng cổ.
Căng thẳng, stress gây ợ chua nóng cổ

2.2 Nguyên nhân từ trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là nguyên nhân phổ biến nhất ra gây chứng ợ chua nóng cổ. Trào ngược dạ dày xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới hoạt động kém hiệu quả. Hậu quả là axit từ dạ dày bị trào ngược lên thực quản và tới khoang miệng. Axit dạ dày còn gây ra vị chua trong miệng. 

Sự tiếp xúc thường xuyên của axit với thực quản, họng và các cơ quan trong hệ hô hấp không chỉ tạo cảm giác nóng rát mà còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm loét dạ dày: Niêm mạc dạ dày bị tổn thương, bị axit bào mòn và làm mỏng lớp niêm mạc. Kéo theo các biến chứng như thủng dạ dày, xuất huyết… làm cho các lớp bên dưới thành dạ dày hoặc thành ruột bị lộ ra. Viêm loét dạ dày khiến chức năng tiêu hóa bị rối loạn. Người bị viêm loét dạ dày sẽ thấy các triệu chứng như đau thượng vị, khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn, ợ chua nóng cổ,…
  • Xuất huyết dạ dày: Khi dạ dày bị viêm loét và tổn thương nặng có thể ảnh hưởng tới những mạch máu ở bên dưới. Người bị xuất huyết dạ dày có thể bị nôn ra máu hoặc phân lẫn máu. Xuất huyết dạ dày có các triệu chứng như đau bụng dữ dội, thường xuyên ợ chua nóng cổ, người mệt mỏi và kiệt sức.
  • Viêm hệ thống hô hấp: Tình trạng ợ chua diễn ra lâu ngày làm cho axit có thể đi vào các cơ quan hô hấp như phổi và phế quản. Axit dạ dày có thể làm cho phổi hoặc phế quản bị viêm và tổn thương trực tiếp gây ra hiện tượng ợ chua đầy bụng khó thở.
  • Chít hẹp thực quản: Niêm mạc thực quản tiếp xúc nhiều với axit dạ dày có thể bị loét. Sau khi vết loét lành lại, nó để lại sẹo làm cho ống thực quản bị hẹp. Hẹp thực quản gây khó nuốt thức ăn, buồn nôn.
  • Ung thư thực quản: Là biến chứng nguy hiểm nhất của trào ngược dạ dày. Ung thư thực quản có triệu chứng ban đầu là nôn liên tục, khó nuốt. Những người trên 50 tuổi có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao.
Trào ngược gây ợ chua đau bụng

3. Cách giảm ợ chua nóng cổ đơn giản

3.1 Điều chỉnh cách sinh hoạt, ăn uống

Chế độ ăn uống và sinh hoạt có tác động đáng kể trong việc giảm ợ chua nóng rát cổ hiệu quả. Bạn nên tập các thói quen tốt như:

  • Ăn uống khoa học: Ăn chậm, nhai kỹ, nên chia nhỏ thực phẩm thành nhiều bữa trong ngày. Không nên ăn quá no. Lựa chọn các thực phẩm tốt cho dạ dày và tránh xa các thực phẩm khiến dạ dày bị kích ứng.
  • Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng và cân nặng hợp lý, tránh mỡ thừa tạo áp lực cho dạ dày.
  • Tránh ra rượu bia và thuốc lá.
  • Mặc quần áo thoải mái, tránh trang phục quá bó sát vào ép vùng bụng.
  • Thư giãn, giảm căng thẳng và lo âu.
  • Uống đủ nước, ngủ đủ giấc. Khi ngủ nên kê gối cao để tránh ợ chua xảy ra khi ngủ.

3.2 Ăn những thực phẩm có ích

  • Thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa: bơ, chuối, đậu phụ, nho,… giúp dạ dày không phải mất quá nhiều thời gian và công sức để tiêu hóa chúng, hạn chế sản sinh axit dạ dày.
  • Thực phẩm có tính kiềm: ớt Đà Lạt, hạnh nhân, dưa hấu, măng tây,… Thực phẩm có tính kiềm sẽ giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày.
  • Thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa: đu đủ, dứa, táo,.. chứa các chất, hợp chất giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, tránh thức ăn tồn tại lâu trong dạ dày sinh khí.
  • Thực phẩm cân bằng hệ vi sinh: sữa chua. Sữa chua chứa hàng tỷ lợi khuẩn giúp cho hệ tiêu hóa được cân bằng, hạn chế vi khuẩn có hại sinh sôi.
  • Thực phẩm làm dịu dạ dày: bạc hà, dưa chuột, trà thảo mộc,… có tác dụng giảm nhanh cơn nóng rát trong dạ dày. 
Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt để ngăn ợ chua nóng bụng

3.3 Kiêng những thức ăn

  • Thực phẩm có tính axit: chanh, bưởi, xoài xanh, mơ, me chua, khế chua,… vì chúng làm tăng lượng axit trong dạ dày và vì thế khiến chứng ợ chua nóng cổ thêm trầm trọng.
  • Thực phẩm khó tiêu hóa: bao gồm rau củ quả già nhiều chất xơ, dầu mỡ, đồ ăn chiên rán,…
  • Thực phẩm kích ứng dạ dày: mù tạt, ớt, hạt tiêu,… làm cho dạ dày bị nóng rát và kích thích sản sinh nhiều axit dạ dày.
  • Đồ uống có ga, nước ngọt: Làm sinh khí trong dạ dày dẫn tới đầy hơi, ợ hơi.

4. Chữa ợ chua nóng cổ

Để có thể chữa dứt điểm và hiệu quả chứng ợ chua nóng cổ, bạn cần đi khám bác sĩ, khi triệu chứng xuất hiện với tần suất ngày càng lớn và không có dấu hiệu thuyên giảm, việc tới các cơ sở y tế là cần thiết.

Thông qua các biện pháp chẩn đoán, xét nghiệm, nội soi,… các bác sĩ có thể biết được chính xác nguyên nhân gây ra ợ chua nóng cổ và mức độ bệnh. Từ đó, người bệnh sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị thích hợp.

Người bệnh phải tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để nhanh chóng cải thiện tình trạng của mình. Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần dùng theo đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý thay đổi loại thuốc điều trị, liều lượng và thời gian dùng thuốc.

Ợ chua nóng cổ là một trong những triệu chứng điển hình của các bệnh lý về dạ dày. Khi hiện tượng trên diễn ra thường xuyên gây khó chịu, bạn không nên xem thường mà cần được điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm.

Để có thêm các thông tin mới về sức khỏe dạ dày, người bệnh có thể cập nhật mỗi ngày tại đây.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x