Tại sao loét dạ dày hành tá tràng hay bị tái phát?
-
Ngày đăng:
19/02/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
346
Nội dung bài viết
ToggleViêm dạ dày, loét dạ dày hành tá tràng là những căn bệnh hiện đang gia tăng với tốc độ nhanh chóng trên toàn thế giới. Đặc biệt là ở Việt Nam, tỷ lên người dân mắc bệnh này chiếm tới khoảng 10% dân số. Bởi vậy, đây là căn bệnh khá phổ biến, nhưng lại khó để chữa trị dứt điểm và rất dễ tái phát. Thậm chí, bệnh còn có nguy cơ tiến triển với nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có ung thư.
Vậy tại sao nhiều người bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng lại gặp khó khăn trong việc chữa trị bệnh và hay bị tái phát? Hãy đọc ngay dưới đây để biết nguyên nhân khiên cho bệnh loét dạ dày hành tá tràng hay tái phát nhé.
Xem thêm:
1. Sự kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn Hp
Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến cho bệnh loét dạ dày hành tá tràng dễ bị tái phát lại. Bởi có đến 80 – 90% các trường hợp bệnh bị nhiễm vi khuẩn Hp. Vi khuẩn này có khả năng tiết ra độc tố và men làm trung hòa acid dịch vị tại dạ dày, từ đó hủy hoại lớp chất nhày bảo vệ niêm mạc, gây viêm và dần ăn mòn tạo nên các vết loét dạ dày tá tràng.
Trong các phác đồ điều trị loét dạ dày hành tá tràng, thường có sự phối hợp của 2 loại kháng sinh đặc hiệu tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, tình trạng nhiều người bệnh tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, hay dùng không theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế… khiến cho việc vi khuẩn quen thuốc, và dần xuất hiện kháng thuốc. Điều này làm cho việc điều trị bệnh khó khăn hơn, khiến cho người bệnh dễ tái phát do vi khuẩn Hp không được tiêu diệt hoàn toàn.
2. Không điều trị đúng nguyên nhân gây bệnh
Bên cạnh vi khuẩn Hp, còn rất nhiều nguyên nhân khác gây nên bệnh viêm dạ dày, viêm loét hành tá tràng. Vì thế, việc điều trị bệnh không chỉ nhằm mục đích diệt khuẩn, mà còn làm giảm các nguyên nhân gây bệnh, từ đó làm giảm triệu chứng của bệnh. Nhưng nếu điều trị không đúng cách, nguyên nhân gây bệnh không được loại bỏ thì có thể khiến cho bệnh nặng hơn. Làm cho viêm loét dạ dày tá tràng bị tái đi tái lại nhiều lần, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác.
Xem thêm: 8 loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả
3. Chế độ sinh hoạt chưa hợp lý
Rất nhiều người bệnh khi áp dụng phương pháp điều trị bệnh thường không tuân thủ chế độ sinh hoạt khoa học. Việc người bệnh chủ quan trong ăn uống, không ăn đúng giờ đúng bữa, sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống chứa chất kích thích, từ đó làm cho niêm mạc dạ dày bị tổn thường thêm. Do đó, một chế độ ăn và sinh hoạt không hợp lý cũng là nguyên nhân khiến cho bệnh dễ bị tái phát lại hơn.
Bởi vậy, để điều trị dứt điểm căn bệnh viêm loét dạ dày, viêm loét dạ dày hành tá tràng,… thì người bệnh cần phải xác định được đúng tình trạng bệnh, có phương pháp điều trị và điều chỉnh lối sống tốt. Đồng thời tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị, tránh tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc và giảm nguy cơ tái phát bệnh.
Xem thêm: Viêm dạ dày tá tràng nên ăn gì? 15 loại thực phẩm thiết yếu