Sử dụng thuốc Tây điều trị viêm loét dạ dày có tốt không?
-
Ngày đăng:
19/02/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
128
Nội dung bài viết
ToggleHiện nay ở Việt Nam, tình trạng bệnh nhân mắc bệnh dạ dày đang ở mức báo động. Do đó việc điều vị viêm loét dạ dày cũng như các bệnh dạ dày như thế nào để an toàn và vẫn đạt hiệu quả cao đang được nhiều người quan tâm.
Xem thêm:
- Viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì – 8 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
- Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? Cảnh báo 4 biến chứng
Nền y học hiện đại, hay còn được gọi là tây y phát triển vượt bậc từ những năm đầu của thế kỷ 20. Chữa viêm loét dạ dày bằng tây y được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì sử dụng Tây y trị viêm loét dạ dày cũng tồn tại các nhược điểm. Cùng tìm hiểu ưu và nhược điểm của sử dụng thuốc Tây y trong điều trị viêm loét dạ dày nhé.
1. Ưu điểm điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc Tây
- Thuốc Tây y có tác dụng giảm đau rất nhanh những triệu chứng của người bện như đầy bụng, buồn nôn, đau bụng sẽ nhanh chóng được đẩy lùi
- Thuốc Tây y tiện lợi, dễ dàng mang theo
- Dễ uống
2. Nhược điểm điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc Tây
Bên cạnh các ưu điểm thì thuốc Tây cũng gây ra một số tác dụng phụ cho người bệnh.
2.1. Gây xốp xương, khó tiêu hóa
Các thuốc chữa viêm loét dạ dày thường chứa: alusi, maalox, gastropulgite, phosphalugel,… có tính kiềm, giúp trung hòa lượng axit dư thừa và giảm nhanh chóng triệu chứng của bệnh.
Tuy nhiên, tác dụng của thuốc chữa bệnh này thường ngắn (khoảng 3 tiếng) và không được điều trị phối hợp cùng một số loại thuốc khác. Đôi khi thuốc có thể gây giảm acid quá mức, làm cho thức ăn không được tiêu hóa gây đầy bụng khó tiêu. Thức ăn lên men lâu trong dạ dày có thể gây trào ngược dạ dày thực quản. Tác dụng phụ điển hình khác chính là gây: táo bón, xốp xương (thuốc chứa nhôm), tiêu chảy (thuốc chứa Magie).
2.2. Gây liệt dương, ung thư dạ dày
Các thuốc chữa viêm loét dạ dày chứa cimetidin, các thuốc thế hệ sau gồm ranitidin, famotidin, nizatidin. Những thuốc này có tác dụng ngăn cản quá trình tiết HCl từ tế bào viền dạ dày. Chúng tác động quá trình tiết axit nên có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn tiết axit tốt trung hòa dịch vị dạ dày.
Tuy nhiên bệnh nhân có thể tái phát bệnh sau khi dừng thuốc lên tới 50% sau 6 tháng, 85% bệnh nhân bị tái phát sau 1 năm.
Ngoài ra, thuốc có thể gây ra : chóng mặt, nhức đầu, táo bón hoặc tiêu chảy, đau khớp, hạ huyết áp, loạn nhịp tim,… Một số trường hợp thuốc còn gây chảy sữa, giảm tinh dịch, liệt dương (sử dụng thuốc hơn 8 tuần), viêm gan, ung thư dạ dày, suy tủy, lú lẫn,…
2.3. Biếng ăn, kém ăn, ung thư dạ dày
Nguyên nhân là do các chất điển hình và được sử dụng phổ biến trong điều trị là omeprazole, thuốc thế hệ sau gồm lansoprazole, pantoprazole, Rabeprazole, esomeprazole. Tỷ lệ tái phát trên 80% sau 6 tháng sau dừng điều trị bằng omeprazol nên bệnh nhân cần duy trì liều dài hạn.
Tác dụng phụ thường thấy khi sử dụng lâu là buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, đau đầu, mệt mỏi, kém ăn,…Ngoài ra, giống như thuốc kháng thụ thể H2 – Histamin, các chất nhóm này cũng gây ức chế tiết axit làm cho một số vi khuẩn phát triển, tạo nitrosamin có thể gây ung thư.
Do gây rất nhiều tác dụng phụ như trên nên hiện nay, nhiều người đã không còn sử dụng thuốc tây để chữa viêm loét dạ dày nữa.
Bởi vậy, để hạn chế tác dụng phụ bất lợi cho người sử dụng thuốc, các nhà khoa học đã nghiên cứu phát hiện nhiều cách để có thể giảm tối đa các tác dụng phụ mà thuốc tây có thể gây ảnh hưởng lên sức khỏe, đặc biệt đối với bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng. Ví dụ như bào chế các loại viên thuốc không tan trong dạ dày mà tan trong đường tiêu hóa, do đó sẽ làm giảm đi các tổn thương viêm loét, dạ dày.
Trước khi dùng các thuốc Tây điều trị viêm loét dạ dày hay các loại thuốc tây khác nên uống các loại thuốc tráng niêm mạc dạ dày (gastrophulgit, pepsane…) giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nên sử dụng thuốc bảo vệ dạ dày trước khi ăn 15-30 phút hoặc sau khi ăn no. Bên cạnh đó, khi sử dụng thuốc Tây y thì tốt nhất người bệnh cần được bác sĩ chỉ định và tuân thủ theo hướng dẫn dùng thuốc.
Xem thêm: 7 bài thuốc dân gian điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả