Viêm Dạ Dày Dạng Nốt: Nguyên Nhân và Cách Điều Trị
-
Ngày đăng:
20/08/2020 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
283
Nội dung bài viết
ToggleViêm dạ dày dạng nốt là một trong những thể hiếm gặp của viêm dạ dày. Vậy nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị viêm dạ dày dạng nốt biểu hiện như thế nào? Cùng tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây.
1. Viêm dạ dày dạng nốt là gì?
Viêm dạ dày dạng nốt (viêm dạ dày thủy đậu) là vết viêm loét nhỏ giống như hạt thủy đậu, phân tán ở niêm mạc dạ dày.
2. Nguyên nhân viêm dạ dày dạng nốt
Một số nguyên nhân gây ra viêm dạ dày dạng nốt:
- Dạ dày bị dị ứng lâu ngày do sử dụng một loại thuốc kéo dài nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm khiến dạ dày yếu đi dẫn đến viêm dạ dày dạng nốt.
- Dạ dày bị nhiễm khuẩn bạch cầu khiến lượng bạch cầu trong máu tăng cao gây rối loạn hệ tuần hoàn máu dẫn đến viêm dạ dày dạng nốt.
- Dạ dày bị nhiễm ký sinh trùng hoặc là nơi trú ngụ của Crohn là nguyên nhân gây viêm dạ dày dạng nốt.
- Bệnh u hạt mạn, bệnh sarcoid,..
3. Triệu chứng viêm dạ dày dạng nốt
Người bị viêm dạ dày dạng nốt thường gặp phải những triệu chứng điển hình như:
- Tình trạng xuất huyết dạ dày
- Nôn, buồn nôn
- Đau vùng thượng vị
- Tổn thương thanh mạc gây cổ chướng
Khi thấy các triệu chứng trên, người bệnh nên đến cơ sở y tế nội soi hoặc xét nghiệm để có kết luận chính xác nhất về nguyên nhân và cách điều trị.
4. Viêm dạ dày dạng nốt có nguy hiểm không?
Viêm dạ dày dạng nốt nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của vi khuẩn rất nhanh, khiến tế bào đã bị viêm loét rất khó phục hồi. Bệnh sẽ chuyển biến phức tạp hơn:
- Viêm dạ dày mãn tính: Bệnh viêm dạ dày dạng nốt sẽ chuyển sang thể mãn tính, dai dẳng, kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.
- Hẹp môn vị: Người bệnh cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn kể cả khi ăn no và không ăn, gây suy nhược cơ thể và thần kinh.
- Thủng dạ dày: Người bệnh cảm thấy đau đột ngột, dữ dội, mệt mỏi. Dạ dày co thắt liên tục. Trường hợp này cần được cấp cứu kịp thời để đảm bảo an toàn tính mạng cho bệnh nhân.
- Ung thư dạ dày: Viêm dạ dày dạng nốt sẽ chuyển thành ung thư nếu bệnh nhân lơ là và không có hướng điều trị dứt điểm.
5. Điều trị viêm dạ dày dạng nốt
Bệnh viêm dạ dày dạng nốt là một thể đặc biệt của bệnh viêm dạ dày. Chính vì vậy, việc điều trị bệnh viêm dạ dày dạng nốt cũng không hề đơn giản. Dựa vào các xét nghiệm và kết quả nội soi, bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Bạn có thể tham khảo 2 cách điều trị dưới đây để cải thiện tình trạng viêm dạ dày dạng nốt.
Phương pháp Tây y
Để điều trị bệnh viêm dạ dày dạng nốt, người bệnh chủ yếu được bác sĩ kê đơn cho loại thuốc Cromoglycat. Tùy thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng của người bệnh mà có liều lượng sử dụng khác nhau, tuy nhiên thông thường người bệnh nên dùng 160mg mỗi ngày sẽ cho hiệu quả.
Phương pháp Đông y
Người bệnh có thể tham khảo bài thuốc sắc thang bao gồm: Sa nhân, Hương phụ, Ô dược, Diên hồ sách, Cam thảo, Trần bì, Cam thảo (mỗi loại 12g).
Cách thực hiện:
- Sắc hỗn hợp thảo dược trên với 1,5 lít nước
- Đun đến khi cạn còn 200ml
- Chắt lấy nước uống, 4 lần/ngày
6. Chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày dạng nốt
Ngoài các biện pháp sử dụng thuốc, người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ.
- Giảm đau vùng thượng vị: Chườm nóng, uống thuốc theo đơn của bác sĩ để giảm đau do viêm dạ dày nốt gây ra.
- Hạn chế dùng thuốc giảm đau: Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.nhiều thuốc giảm đau sẽ khiến dạ dày nhạy cảm và dễ mắc các chứng viêm.
- Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học: Không thức quá khuya, ngủ đủ giấc, luyện tập thể thao thường xuyên.
- Ăn uống lành mạnh: Ăn đúng bữa, không ăn quá no hoặc khi quá đói mới ăn. Hạn chế đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, cay nóng.
- Tránh stress và căng thẳng: dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.
- Khám sức khỏe định kỳ: khám sức khỏe ít nhất 6 tháng/lần giúp bạn hiểu rõ tình trạng cơ thể và phát hiện sớm các bệnh lý.
Người bệnh không được chủ quan trước những triệu chứng của viêm dạ dày dạng nốt. Bệnh sẽ chuyển biến nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Cách chữa bệnh tốt nhất là phòng bệnh ngay từ đầu, không để bệnh có cơ hội xuất hiện. Mong rằng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn. Thường xuyên truy cập vào http://cumargold.com/ để nhận được những thông tin hữu ích nhất nha!
“Các bài viết của CumarGold và CVI Pharma chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị y khoa.”